Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu - 2

Bảng 4.6: Thống kê số phiếu khảo sát theo giới tính của đối tượng được điều tra 97

Bảng 4.7: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ kinh tế 98

Bảng 4.8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ xã hội 98

Bảng 4.9: Mức độ ảnh hưởng của hệ môi trường 99

Bảng 4.10: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài nguyên tự nhiên 100

Bảng 4.11: Kết quả đánh giá về tài nguyên nhân văn 100

Bảng 4.12: Kết quả đánh giá về các sản phẩm du lịch 101

Bảng 4.13: Kết quả đánh giá về nguồn nhân lực 102

Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cơ sở vật chất 103

Bảng 4.16: Kết quả đánh giá về các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật 104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Bảng 4.17: Kết quả đánh giá về các yếu tố quản lý nhà nước 104

Bảng 4.18: Kết quả đánh giá về các yếu tố hoạt động phát triển du lịch bền vững 105

Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu - 2

Bảng 4.19: Kết quả đánh giá chung của các hoạt động phát triển du lịch bền vững 105

Bảng 4.20: Thống kê các biến quan sát sau khi kiểm định 106

Bảng 4.21: Hệ số KMO và kết quả kiểm định Bartlett 107

Bảng 4.23: Bảng ma trận tự xoay (Rotated Component Matrixa) 110

Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các nhân tố khám phá 111

Bảng 4.25: Bảng hệ số tương quan của mô hình hồi quy 113

Bảng 4.26: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy 114

Bảng 4.27: Bảng phân tích ANOVA 115

Bảng 4.28:Hệ số tương quan giữa các biến độc lập 115

Bảng 4.29: Hệ số phóng đại phương sai (VIP) 116

Bảng 4.29: Bảng kết quả kiểm định Prearman 117

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững 11

Hình 2.4 : Thị trường khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 64


Hình 3.1: Thị trường khách du lịch quốc tế giai đoạn 2005 – 2013 64

Lưu đồ 4.1: Các bước xác định nhân tố khám phá EFA ảnh hưởng chủ yếu 86

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Con người sinh ra ai cũng muốn cuộc sống của mình và của cả cộng đồng được đầy đủ, ấm no, hạnh phúc; chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Để đạt được mục tiêu ấy, con người đã tìm mọi cách để phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải khai thác, sử dụng ngày càng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Quá trình khai thác, sử dụng đó đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và làm tăng lượng phế thải, tác động xấu tới môi trường, đưa đến hậu quả môi trường sinh thái ngày càng bị huỷ hoại và ô nhiễm. Đứng trước vấn đề đó đòi hỏi phải tìm ra một con đường phát triển kinh tế hợp lý và hài hòa, sao cho các vấn đề về kinh tế, văn hóa, dân số, xã hội, tài nguyên, môi trường phải được xem xét một cách tổng thể để cùng phát triển, để không cản trở đến sự phát triển của nhau ở hiện tại cũng như trong tương lai. Con đường đó chính là sự phát triển bền vững (PTBV).

Đến nay, sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo tồn môi trường không còn là vấn đề đối lập với nhau nữa. Tăng trưởng kinh tế hài hoà với phát triển xã hội và thân thiện với môi trường đã nổi lên như một nhu cầu cấp thiết. Tóm lại, trong xã hội đã hình thành nhu cầu về sự hài hoà giữa phát triển kinh tế-xã hội và môi trường là cốt lõi của PTBV. Chính vì vậy, PTBV đã trở thành xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, là một lựa chọn mang tính chiến lược và hợp quy luật mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm. Khởi đầu có thể nói đó là Hội nghị quốc tế về con người và môi trường năm 1972 tại Stockholm (Thụy Điển), tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janero (Braxin) năm 1992 và tiếp theo là Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV họp tại Johanesburg (Nam Phi) năm 2002. Tại các hội nghị này, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận tuyên bố chung về quan điểm PTBV gồm 27 nguyên tắc cơ bản, trong đó nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất là phải lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài đều phải xuất phát từ nhu cầu của con người.

Ở nước ta, PTBV đã trở thành quan điểm lãnh đạo của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước và được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng lần thứ XI là: “Phải PTBV về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống

của nhân dân. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. PTBV là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho PTBV. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội.” Để triển khai các chỉ thị, nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận dụng các nguyên tắc cơ bản về PTBV của thế giới, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành "Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam" làm cơ sở cho các địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp xây dựng và triển khai PTBV của mình.

Ngành du lịch trở thành một trong những ngành quan trọng của nước ta. Đây là ngành du lịch đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước. Trong nhiều năm qua, các câu hỏi liên quan đến sự phát triển của ngành theo hướng bền vững luôn được các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đặt ra, bao gồm: vấn đề cân bằng giữa khai thác và phát triển tài nguyên hôm nay phục vụ mục tiêu tăng trưởng và dự trữ dành cho thế hệ mai sau; khai thác và thăm dò; khai thác, chế biến và sử dụng; vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác và chế biến; vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội thông qua đầu tư phát triển du lịch. Để làm tốt điều này, nhu cầu PTDLBV của ngành du lịch cho một tầm nhìn dài hơn đang trở nên cấp thiết. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận án nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu PTBV ngành du lịch đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm từ lâu. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là các công trình hợp tác của nhiều nước, nhiều cơ sở nghiên cứu quốc tế. Các tài liệu cho thấy về mặt lý luận, PTBV du lịch đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, việc giám sát sự phát triển đã được cụ thể hoá qua hệ thống chỉ tiêu PTBV du lịch. Trong lĩnh vực học thuật, du lịch bền vững là nội dung nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức ngay từ khi nó mới xuất hiện những năm 1960, trong đó có các công trình làm nền tảng về mặt lý thuyết và thực tiễn như: “Chỉ tiêu cho phát triển bền vững: lý thuyết, phương pháp và áp dụng” [33], “Du lịch bền vững ở thế giới thứ 3” [41], “Tiếp cận với phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch” [42], “Phát triển Macao thành điểm du lịch bền vững: công nghiệp khách sạn” [43], “Hiểu về phát triển du lịch bền vững”[44], “Du lịch bền vững: cái nhìn toàn cảnh” [45], “Chỉ tiêu của phát triển bền vững đối với điểm du lịch”, [46], “Các chỉ thị của phát triển du lịch bền vững đối với các điểm du lịch”, [47]. Các nghiên cứu trên đây đều tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, đánh giá tác động của phát triển du lịch đối với môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và các các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững.

Ở Việt Nam: phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế xã nội nói chung và du lịch nói riêng, điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch bền vững cả về học thuật, thực tiễn và chính sách. Có các công trình nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch bền vững làm nền tảng cho các nghiên cứu ở Việt Nam như: “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” [27], “Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Dự thảo: " C hương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển bền vững” [26], "Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam" [6], Du lịch bền vững” [4]. Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý luận nền tảng, quan trọng cho việc phát triển du lịch và du lịch bền vững nói riêng.Bên cạnh đó là các chính sách, khung pháp lý cho phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam như: “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”[31], Luật du lịch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đã tạo ra khung chính sách, căn cứ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển du lịch.

Đối với hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, có các công trình nghiên cứu trong việc đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách như: “Phát triển du lịch bền vững Bình Thuận” [22], “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” [18], “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” [20].

Đối với hoạt hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến nay có một số công trình nghiên cứu như: “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015” [21], “ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm năm 2020” [32]; Các đề tài này bước đầu đã đi vào nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh B à R ị a – V ũ n g T à u v à những đề tài mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính, nghiên cứu chưa sâu vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn đối với việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững thì chưa có đề tài nào làm về vấn đề này. Đây là cơ sở cấp thiết đối với việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả.

Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn một địa phương là Bà Rịa – Vũng Tàu để nghiên cứu phát triển du lịch trên quan điểm PTDLBV, và thực tế cho đến nay chưa có một luận án tiến sĩ nào về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu được thực hiện trên cơ sở khoa học của kinh tế học, cũng như chưa có đề tài nào về nhận diện cũng như phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của du lịch cấp địa phương của các tỉnh thành trong cả nước.

Mặt khác, cho đến thời điểm hiện nay, quá trình nghiên cứu tác giả chưa tiếp cận được công trình nghiên cứu nào trong và ngoài nước sử dụng phương pháp định lượng để phân tích phát triển du lịch bền vững . Tuy nhiên, trong các lĩnh vực khác đã xuất hiện rất nhiều. Ví dụ

Luận án tiến sĩ “Phát triển ngành cà phê Việt Nam” của nghiên cứu sinh (NCS) Phạm Ngọc Dưỡng (2011) - Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến CGCN ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thị Vân Anh (2012) – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã định lượng các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau đó thiết lập hàm đa biến, xác định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu (nhân tố khám phá) làm cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp. Các nhân tố ảnh hưởng được đề cập trong các luận án dựa trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó, hoặc được xây dựng trên nền tảng lý thuyết nhất định.

Nhận thấy phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là một thế mạnh trong việc nghiên cứu đề ra các giải pháp trong các lĩnh vực các ngành quản lý kinh tế ứng dụng và xã hội hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng thấy rằng hoàn toàn có thể phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững trên cơ sở các kiến thức về kinh tế học và lý thuyết về dịch vụ, từ đó sử dụng phương pháp định tính và định lượng làm cơ sở khoa học để đề ra giải pháp phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn sử dụng phương pháp định tính và định lượng, trong đó phương pháp định lượng là chủ yếu để nghiên cứu luận án này. Kết quả nghiên cứu của đề tài không những hoàn thành mục tiêu nghiên cứu là đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn góp phần cung cấp bộ công cụ nghiên cứu cho các công trình nghiên cứu liên quan.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển du lịch bền vững, đánh giá thực trạng, khảo sát phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó tìm ra mô hình phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, làm cơ sở để đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu.

Mục tiêu cụ thể:

Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững;

Hai là, đánh giá thực trạng về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu;

Ba là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng

Tàu;

Bốn là, đề xuất những định hướng và các giải pháp về phát triển du lịch bền vững Bà

Rịa – Vũng Tàu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động PTDLBV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững BR - VT.

- Về không gian: Trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Về thời gian: + Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thống kê từ năm 2009 – 2013

+ Dữ liệu sơ cấp: Số liệu tiến hành điều tra khảo sát năm 2012

5. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Như thế nào là phát triển du lịch bền vững?

(2) Hiện trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

đã bền v ữn g ch ưa?

(3) Đâu là các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?

(4) Đâu là các giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

- Điều tra khảo sát, tài liệu, xem xét sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các đối tượng khác trong môi trường xung quanh.

- Kết hợp phương pháp thu thập thông tin tư liệu (thông qua hệ thống thư viện và Internet) và điều tra khảo sát phát triển du lịch bền vững.

- Phương pháp tư duy khoa học, bao gồm: qui nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, mô tả, hệ thống các môn khoa học có liên quan như: kinh tế học, khoa học quản lý, marketing, kinh tế du lịch để nghiên cứu, xem xét, giải quyết vấn đề đặt ra.

- Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (sử dụng mô hình toán hồi quy bội và sử dụng chương trình SPSS) để phân tích, đánh giá.

6.2. Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu thống kê của các báo cáo ngành du lịch, các nghiên cứu khác có liên quan.

- Dữ liệu sơ cấp: Là dữ liệu tiến hành cuộc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp.

6.3. Thiết kế nghiên cứu

Kết hợp phương pháp thu thập thông tin tư liệu (thông qua hệ thống thư viện và Internet) và điều tra khảo sát phát triển du lịch bền vững. Phương pháp tư duy khoa học, bao gồm: phân tích, tổng hợp, mô tả, quy nạp, hệ thống các môn khoa học có liên quan như: kinh tế du lịch,

kinh tế học, khoa học quản lý, marketing, quản trị du lịch để nghiên cứu, xem xét, giải quyết vấn đề đặt ra.

Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (sử dụng mô hình toán hồi quy bội và sử dụng chương trình SPSS) để phân tích, đánh giá mức độ PTDLBV và đề ra các giải pháp PTDLBV Bà Rịa - Vũng Tàu.


7. Những kết quả đạt được, ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn, điểm mới của luận án.

Việc nghiên cứu đã hoàn thành một số kết quả, có ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn và

đạt được những điểm mới như sau:

Những kết quả đạt được của luận án:

Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững và những kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững;

Hai là, xây dựng được 12 nhân tố ảnh hưởng đến PTDLBV Bà Rịa – Vũng Tàu Ba là, đánh giá thực trạng về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa –Vũng Tàu;

Bốn là, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu;

Năm là, Xây dựng được mô hình phát triển DLBV Bà Rịa – Vũng Tàu

Sáu là, đề xuất những định hướng và các giải pháp về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ý nghĩa về khoa học:

Thứ nhất, trên cơ sở phân tích định tính và định lượng, kết hợp vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học, cùng với các thủ pháp đối chiếu, so sánh đã đề xuất bổ sung hoàn thiện khái niệm “phát triển du lịch bền vững” được đề cập trong luật du lịch. Từ đó, đưa ra các đối tượng hoạt động phát triển du lịch bền vững.

Thứ hai, xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển du lịch bền vững để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển du lịch bền vững. Các hoạt động phát triển du lịch bền vững được đánh giá thông qua 7 chỉ tiêu cơ bản: (1) Số lượng đơn vị tham gia hoạt động phát triển du lịch bền vững ; (2) Số lượng khách du lịch tham gia du lịch; (3)Chất lượng DVDL; (4) Đóng góp đối với cơ quan quản lý trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách phát triển du lịch bền vững; (5) Đóng góp đối với phát triển kinh tế; (6) Đóng góp về mặt xã hội; (7) Đóng góp về môi trường.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí