Nhu Cầu Phát Triển Đội Ngũ Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước Việt Nam

tiên, tranh thủ các điều kiện và cơ hội thuận lợi, huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, đặc biệt phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực dự trữ nhà nước được giao quản lý; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong bảo quản hàng hóa, góp phần phát triển bền vững ngành dự trữ nhà nước Việt Nam nhằm chủ động trong việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra biến động; góp phần ổn định chính trị, kinh tế và đời sống dân cư cũng như các nhiệm vụ khác của Nhà nước. Dự báo tổng quan về nhiệm vụ phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam cần tập trung đến năm 2030 bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kiện toàn và ổn định tổ chức, phát triển đội ngũ công chức của ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

- Thứ hai, xây dựng cơ chế thu hút, tuyển chọn người có tài năng vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của ngành dự trữ nhà nước Việt Nam. Thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp phòng theo Thông báo Kết luận số 202-TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy hoạch lãnh đạo, quản lý các cấp theo quy định.

- Thứ ba, triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của ngành theo kế hoạch và quy hoạch đã đặt ra, đặc biệt đối với cán bộ trong diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý của ngành; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của ngành dự trữ nhà nước gắn với kế hoạch, quy hoạch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng mềm và năng lực tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách về phát triển đội ngũ công chức của ngành.

- Thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của ngành dự trữ nhà nước; gắn đào tạo với sử dụng và đào tạo theo nhu cầu của từng lĩnh vực hoạt động của ngành. Đa dạng hóa mạnh mẽ các hình thức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức của ngành theo hướng đổi mới, hiệu quả, tránh dàn trải.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đội ngũ

công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam; thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức của ngành phù hợp với yêu cầu của từng lĩnh vực công tác của ngành, phát huy năng lực và sở trường của đội ngũ công chức của ngành đảm bảo sử dựng có hiệu quả đội ngũ công chức một cách tối ưu.

4.2. Nhu cầu phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam

Việc dự báo nhu cầu về số lượng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay được dựa trên những căn cứ: căn cứ định hướng, mục tiêu, chiến lược của ngành, lĩnh vực; căn cứ việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm; căn cứ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ hiện tại và định hướng phát triển tổ chức các lĩnh vực ngành dự trữ nhà nước trong thời gian tới; căn cứ thực trạng cơ cấu công chức, độ tuổi công chức, trong đó có tính đến số công chức chuẩn bị nghỉ hưu, cần tinh giản và thay thế theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 1 năm 2014 của Chính phủ về tinh giản biên chế; Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn cụ thể và chi tiết một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2015. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 việc xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam gắn với yêu cầu chủ yếu là xây dựng đội ngũ công chức đảm bảo đáp ứng đủ về số lượng, vững về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phấn đấu nâng cao chất lượng trình độ của đội ngũ công chức về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Đi kèm theo mỗi nội dung định hướng trong quy hoạch và kế hoạch dài hạn là nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức để kịp thời đáp ứng sự phát triền của tổ chức.

Việc xác định nhu cầu đào tạo cho công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam ở các cấp, NCS đã chủ trì điều tra, khảo sát để xác định nhu cầu về số lượng công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam cần có trong giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam cần có trong giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.

4.2.1. Nhu cầu về sổ lượng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước cần có trong giai đoạn 2016 - 2020, định hưởng đến năm 2030

4.2.1.1. Nhu cầu về số lượng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tính từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục.

Bảng 3.26. Nhu cầu về số lượng đội ngũ công chức đến năm 2020 và năm 2030


STT

Tên cấp

Số công chức cần có

đến năm 2020

Sổ công chức cần có

đến năm 2030

1

Tổng cục

156

186

2

Cục

746

866

3

Chi cục

1.842

2.142

Tổng số

2.744

3.194

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam - 20

Tổng số công chức của ngành dự trữ nhà nước từ Tổng cục đến Chi cục cần có đến năm 2020 là 2.744 người, đến năm 2030 là 3.194 người, trong đó:

- Số cán bộ cấp Tổng cục cần có đến năm 2020 là 156 người, đến năm 2030 là 186 người.

- Số cán bộ cấp Cục cần có đến năm 2020 là 746 người, đến năm 2030 là 866 người.

- Số cán bộ cấp Chi cục cần có đến năm 2020 là 1.842 người, đến năm 2030 là 2.142 người.

4.2.1.2. Nhu cầu về trình độ đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tính từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục.

Bảng 3.27. Nhu cầu đào tạo về trình độ đến năm 2020 và năm 2030


Tiến sỹ

Thạc sỹ

Đại học

Đến năm

2020

Đến năm

2030

Đến năm

2020

Đến năm

2030

Đến năm

2020

Đến năm

2030

7

12

180

250

1.300

1.500

Trong tổng số công chức ngành dự trữ nhà nước cần có đến năm 2020 là 2.744 người, đến năm 2030 là 3.194 người, nhu cầu về trình độ của công chức cụ thể là:

- Số công chức có trình độ Tiến sỹ cần có đến năm 2020 khoảng 7 người, đến năm 2030 khoảng 12 người.

- Số công chức có trình độ Thạc sỹ cần có đến năm 2020 khoảng 180 người, đến năm 2030 khoảng 250 người.

- Số công chức có trình độ đại học cần có đến năm 2020 khoảng 1.300 người, đến năm 2030 khoảng 1.500 người.

4.2.2. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước đến năm 2020 và đến năm 2030, từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, NCS đã xây dưng và lấy ý kiến của cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Vụ và tương đương; cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương về tầm quan trọng, sự cần thiết về đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ công chức của ngành hiện nay, kết quả cụ thể của quá trình khảo sát như sau:

- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Vụ và tương đương, với tổng số phiếu hỏi 50 phiếu, kết quả:

Bảng 3.28. Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển đội ngũ công chức của cán bộ lãnh đạo cấp vụ

STT

Mức độ cần thiết

Số phiếu

Tỷ lệ

1

Không cần thiết

2

4 %

2

Cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển

33

66%

3

Rất cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển hơn

15

30%

4

Không biết


0%

(Nguồn: Thống kê từ kết quả phiếu điều tra của NCS)

- Đối với cán bộ lãnh đạo câp Phòng và tương đương, với tổng số phiếu hỏi 80 phiếu, kết quả:

Bảng 3.29. Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển đội ngũ công chức của cán bộ lãnh đạo cấp phòng

STT

Mức độ cần thiết

Số phiếu

Tỷ lệ

1

Không cần thiết

1

1,25%

2

Cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển

20

25%

3

Rất cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển hơn

59

73,6%

4

Không biết

0

0%

(Nguồn: Thống kê từ kết quả phiếu điều tra của NCS)

Như vậy, qua số liệu của bảng hỏi đã được phân tích cho thấy, đối với cán bộ Lãnh đạo cấp phòng, có 73,6 % người được hỏi có ý kiến “Rất cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển hơn”, trong khi đó số cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Vụ tỷ lệ lại chỉ dừng ở mức 30%. NCS dự báo nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước đến năm 2020 và đến năm 2030, tính đến cấp Chi cục cụ thể như sau:

a) Nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo của công chức cấp Tổng cục, Cục, Chi cục :

- Ở Tổng cục, công chức có nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo cấp phòng và cấp vụ chiếm tỷ lệ 66% và 30%.

- Ở cấp Cục, nhu cầu bồi dưỡng cấp phòng và cấp Cục chiếm tỷ lệ 73,6% và 25%.

- Ở cấp Chi cục, tỷ lệ công chức có nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo cấp Chi cục chiếm 75% và 21,8%.

- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị:

+ Nhu cầu đào tạo kiến thức cao cấp lý luận chính trị đến năm 2020 là 200 người, đến năm 2030 là 300 người.

+ Nhu cầu đào tạo trung cấp lý luận chính trị đến năm 2020 là 300 người, đến năm 2030 là 400 người.

- Nhu cầu bồi dương kiến thức quản lý hành chính nhà nước đến năm 2020 và năm 2030, tính đến cấp Chi cục:

+ Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên cao cấp đến năm 2020 là 50 người, đến năm 2030 là 80 người.

+ Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính đến năm 2020 là 250 người, đến năm 2030 là 350 người.

+ Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên đến năm 2020 là 300 người, đến năm 2030 là 400 người.

Về nhu cầu đào tạo sau đại học của giai đoạn 2020 đến 2030 là tương đối lớn nhất, vì căn cứ vào tình hình hiện tại, đội ngũ công chức của ngành dự trữ nhà nước Việt Nam có tỷ lệ công chức ở trình độ đại học đang chiếm gần 50% trên tổng số công chức hiện có của ngành, số công chức này cần được đào tạo nâng cao về trình độ lên thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Về số lượng nhu cầu được đào tạo thạc sỹ giai đoạn đến năm 2020 lên tới 180 người, chiếm hơn 7,14 % trên tổng số công chức. Nhu cầu này còn tăng lên đến 250 người sang giai đoạn năm 2030, do yêu cầu của trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức nhất thiết phải nâng cao để phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, khu vực và các ngành khác nhau, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dự trữ nhà nước đến năm 2020 và năm 2030, tính đến cấp Chi cục.

Bảng 3.30. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến ngành dự trữ nhà nước


STT


Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo (đến năm 2020)

Đào tạo (đến năm 2030)

1

Về kỹ thuật viên bảo quản

180

260

2

Thủ kho bảo quản lương thực

500

700

3

Thủ kho bảo quản vật tư

300

500

4

Bảo vệ kho dự trữ

300

500

5

Thanh tra chuyên ngành dự trữ nhà nước

100

150

6

Nghiệp vụ đấu thầu

150

250

7

Công nghệ thông tin

300

600

8

Quản lý kinh tế - kỹ thuật

200

300

9




10




4.3. Quan điểm, phương hướng xây dựng, phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ trong thời kỳ mới

4.3.1. Những quan điểm và phương hướng cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng - phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới

Có thể khẳng định: Cán bộ (trong đó có lực lượng rất đông đảo và quan trọng gồm: cán bộ, công chức hành chính Nhà nước) là yếu tố đặc biệt quan trọng, gắn liền với thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng CNXH mấy chục năm qua của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao mới đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ

phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nâng cao toàn diện chất lượng và hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn..." [23, tr.216] được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

* Quan điểm của Đảng về công tác cán bộ trong thời kỳ mới

Văn kiện Đại hội XI của Đảng ta cũng đã khẳng định: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi nhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với dân" [23, tr.252]. Trước những thời cơ và thách thức mới của tình hình trong nước và quốc tế,

Đảng ta đã xác định công tác cán bộ trong thời kỳ mới với các quan điểm cơ bản sau:

- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Công tác cán bộ được đổi mới có vai trò quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu đó. Mặt khác, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ.

- Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ. Đồng thời, tăng cường số cán bộ xuất thân từ công nhân, trước hết là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tập hợp rộng rãi các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022