Về Kết Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Kiến Thức Qp-An

Bảng 3.12: Về kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QP-AN



Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Đối tượng 4,5

Tổng cục

2

10

60

120

Cục, Chi cục

0

50

300

500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam - 15

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo cáo đào tạo,

bồi dưỡng công chức giai đoạn 2012 – 2016)


Tổng cục

Cục

500

500

400

300

200

300

120

100

0

2 0

10

50

60

Đối Đối Đối Đối

tượng 1 tượng 2 tượng 3 tượng

4,5


Biểu đồ 3.11: Về kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QP-AN

- Ở Tổng cục, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12 “CT/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; là cơ sở để tổ chức thực hiện tốt việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014, ngành đã cử cán bộ đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 1 đối với 02 người; đối tượng 2 đối với 10 người; đối tượng 3 đối với 60 người; đối tượng 4,5 đối với 120 người.

- Ở cấp Cục, đã cử bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 2 đối với 50 người; đối tượng 3 đối với khoảng 300 người, đối tượng 4,5 đối với 500 người.

3.3.1.6. Đánh giá chung

Qua nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam cho thấy, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã chú ý quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp

với chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành. Đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ sở đào tạo để cử cán bộ công chức tham gia học các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ, công chức của ngành; hoặc phối hợp với các trung tâm tin học để đào tạo về trình độ tin học cho công chức.

Với các lớp học dưới hình thức phối hợp tổ chức, gửi đào tạo này, ngành dự trữ nhà nước chỉ có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện giảng dạy và cử học viên, về nội dung chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo trên chịu trách nhiệm biên soạn. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, việc rèn luyện khả năng thực hành còn ít và thiếu. Bên cạnh đó, giáo viên giảng cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng này cũng đồng thời tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo khác cũng như tại các cơ quan khác nên đôi khi thường xảy ra sự xáo trộn trong thời gian biểu học tập gây không ít khó khăn cho học viên trong việc sắp xếp công việc chuyên môn, hoặc ngược lại do học viên phải bận họp và giải quyết công việc hàng ngày tại cơ quan nên đi học nhiều khi chỉ mang hình thức đối phó, điểm danh xong là có xu hướng muốn về cơ quan ngay.

Đối với các lớp tập huấn nghiệp vụ hoặc phổ biến, triển khai các chế độ, chính sách mới thì ngành dự trữ nhà nước đưa ra yêu cầu về nội dung và mời các chuyên gia thuộc các cơ quan quan lý nhà nước chuyên ngành (Học viện Hành chính quốc gia, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính...) về giảng dạy. Những lớp này cung cấp kịp thời thông tin cập nhật cho các học viên. Nội dung chương trình được soạn thảo ngắn gọn, súc tích, học viên dễ nắm bắt và ứng dụng. Thời gian các lớp chỉ kéo dài từ 03 đến 05 ngày, thậm chí có lớp chỉ tổ chức tập trung trong 02 ngày. Các lớp tập huấn đã được tổ chức trong thời gian qua như: Tập huấn về nghiệp vụ hành chính, tài chính, công tác tổ chức cán bộ, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Cán bộ, Công chức, Quy chế Văn hóa công sở, Quy chế Dân chủ cơ sở... Các lớp này tỏ ra rất có hiệu quả đối với số công chức được cử đi học.

Nhìn chung, công tác đào tạo đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam có trình độ cao đã đáp ứng được một phần nguồn nhân lực cho ngành. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ mới còn nhiều bất cập, mất cân đối giữa các lĩnh vực, nhiều lĩnh vực, nhiệm vụ mới của ngành chưa được các cơ sở đào tạo quan tâm xây dựng chương trình và tuyển sinh đào tạo kịp thời, dẫn đến thiếu hụt nguồn công chức có chất lượng cao ở cả các cấp của ngành.

Mặt khác, một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng hiện chưa đồng bộ, vẫn còn một số bất cập trong quá trình, triển khai thực hiện các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức như: Chưa có chính sách cụ thể về bồi dưỡng công chức; bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng công chức chưa rõ ràng; chế độ chính sách chưa hợp lý, chưa nâng cao được chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; chưa khuyến khích công chức đi học đáp ứng nhu cầu công việc.

Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đã được biên soạn mới và khắc phục được một phần hạn chế của hệ thống tài liệu cũ, tuy nhiên cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa. Phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành dự trữ nhà nước đã được đổi mới nhưng vẫn còn khoảng cách với nhu cầu của đội ngũ công chức và yêu cầu của hoạt động thực hiện nhiệm vụ dự trữ nhà nước. Việc biên soạn các chương trình, tài liệu còn chậm.

Số lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tham gia phối hợp nhiều nhưng không mạnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở này còn nghèo nàn, không phù hơp cho hoạt động cập nhật trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc của người học.

Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đông nhưng năng lực còn hạn chế, nhất là về kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà nước và phương pháp giảng dạy tích cực. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm và người được mời thỉnh giảng chưa được chú trọng xây dựng và sử dụng.

Nguyên nhân cơ bản là do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng; thiếu kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực để tham mưu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khoa học, hợp lý. Công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách thụ động; động cơ học tập chủ yếu là để có đủ bằng cấp, chứng chỉ quy định, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, mong muốn thực hiện nhiệm vụ, công vụ được tốt hơn.

Năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chưa đồng bộ, chưa được đào tạo trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này nên phải vừa làm, vừa học hỏi. Cơ chế quản lý đào tạo thiếu nhất quán, thiếu sự phối hợp tham mưu quản lý chung thống nhất nên các chế độ, chính sách về quản lý đào tạo, bồi dưỡng ban hành không kịp thời.

Năng lực giảng viên còn thấp, hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng mang nặng tính bao cấp, chưa chuyển biến kịp với cơ chế mới đã không thể khuyến khích và tạo động lực để cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình, phương pháp giảng dạy.

Cơ chế, chính sách về công tác cán bộ chưa thống nhất. Những nhiệm vụ khác của công tác cán bộ như tuyển dụng, quy hoạch, chính sách đãi ngộ, sử dụng, đánh giá chưa thực sự trên cơ sở năng lực thực thi công vụ đã làm giảm động lực học tập nâng cao trình độ, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức gây ảnh hưởng đến hiệu qủa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

3.3.2. Phần tích thực trạng hoạt động quản lý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam

3.3.2.1. Thực trạng hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

Đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam trong chiến lược phát triển ngành dự trữ nhà nước Việt Nam, xây dựng đội ngũ công chức cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban lãnh đạo Tổng cục đã phân công một đồng chí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của ngành. Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị được tổng cục giao nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ nhà nước xây dựng, tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của ngành, đồng thời tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước.

Vụ Tổ chức cán bộ vừa có chức năng tham mưu, vừa trực tiếp phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ nhà nước triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể. Hầu hết thời gian dành cho triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng

năm, thời gian và công sức dành cho nghiên cứu ít nên kết quả còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức mang tính hình thức nên chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao trình độ của đội ngũ công chức và yêu cầu phát triển của ngành dự trữ nhà nước trong thời gian tới.

Các đơn vị trực thuộc ngành chưa chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hầu hết các đơn vị chưa bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác đào tạo, bồi dưỡng; cán bộ được phân công chỉ là kiêm nhiệm nên thiếu nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Cán bộ được bố trí làm công tác đào tạo, bồi dưỡng thiếu về số lượng chưa đủ về năng lực trình độ, nên cán bộ phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ thực hiện các công việc mang tính chất thủ tục, còn những phần việc quan trọng khác như nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, xây dựng và lập kế hoạch dài hạn, hàng năm, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào đào tạo, bồi dưỡng chưa có khả năng và điều kiện thực hiện, nên kết quả thực hiện chưa đáp ứng so với yêu cầu đặt ra.

3.3.3. Phân tích thực trạng công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí làm việc của ngành dự trữ nhà nước Việt Nam

3.3.3.1. Đối với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Cấp Tổng cục: Giai đoạn 2012 - 2016, tất cả các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục đã triển khai thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các tổ chức đơn vị trực thuộc; trong đó, đã thực hiện quy hoạch cấp trưởng đối với khoảng 100 lượt người và cấp phó đối với khoảng 250 lượt người.

- Cấp Cục: Giai đoạn 2012 - 2016, các Cục dự trữ nhà nước khu vực đã triển khai công tác quy hoạch đối với các tổ chức thuộc, trực thuộc Cục như sau:

+ Cấp trưởng: khoảng 300 lượt người.

+ Cấp phó: khoảng 500 lượt người.

- Cấp Chi cục: Giai đoạn 2012-2016:

+ Cấp trưởng: khoảng 400 lượt người.

+ Cấp phó: khoảng 700 lượt người.

Bảng 3.13 : Về kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý



Cấp Tổng cục

Cấp cục

Cấp Chi cục

Cấp trưởng

100

300

400

Cấp phó

250

500

700

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước, (Báo cáo kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2012 – 2016) Tính đến nay, trên 90% cán bộ được bổ nhiệm thuộc diện quy hoạch và 36%

cán bộ được quy hoạch trong giai đoạn 2012 - 2016 đã được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo các cấp của ngành. Các cán bộ trong quy hoạch đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được giao việc, rèn luyện, thử thách để đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, nâng cao năng lực, phát huy tích cực trong công tác.

3.3.3.2. Đối với công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý

* Công tác bổ nhiệm

Bảng 3.14: Về kết quả bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý



Cấp Tổng cục

Cấp cục

Cấp Chi cục

Cấp trưởng

80

120

80

Cấp phó

150

250

120


- Cấp Tổng cục :

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo báo kết quả bổ nhiệm cán bộ giai đoạn 2012 – 2016)

+ Bổ nhiệm cấp trưởng đối với khoảng 80 lượt người;

+ Bổ nhiệm cấp phó đối với khoảng 150 lượt người.

- Cấp Cục :

Các Cục dự trữ nhà nước khu vực đã thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các tổ chức thuộc và trực thuộc Cục như sau:

+ Cấp trưởng: khoảng 120 lượt người.

+ Cấp phó: khoảng 250 lượt người.

- Cấp Chi cục: Đối với các Chi cục trực thuộc Cục :

+ Cấp trưởng: khoảng 80 lượt người.

+ Cấp phó: khoảng 120 lượt người.

* Công tác bổ nhiệm lại:

Bảng 3.15: Về kết quả bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý



Cấp Tổng cục

Cấp cục

Cấp Chi cục

Cấp trưởng

20

80

110

Cấp phó

30

150

130

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo báo kết quả bổ nhiệm lại cán bộ giai đoạn 2012 – 2016)

- Cấp Tổng cục:

+ Cấp trưởng bổ nhiệm lại đối với khoảng 20 lượt người;

+ Cấp phó bổ nhiệm lại đối với khoảng 30 lượt người.

- Cấp Cục: Các Cục dự trữ nhà nước khu vực đã thực hiện quy trình bổ nhiệm lại đối với các tổ chức thuộc và trực thuộc Cục dự trữ nhà nước khu vực như sau:

+ Cấp trưởng: 80 lượt người.

+ Cấp phó: 150 lượt người.

3.3.3.3. Đối với công tác luân chuyển và chuyển đổi vị trí cán bộ lãnh đạo, quản lý

* Công tác luân chuyển cán bộ

Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch của các ngành và địa phương là chủ trương quan trọng trong công tác cán bộ nhằm bảo đảm chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn. Nhìn chung cán bộ được điều động luân chuyển chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, đa số phát huy được năng lực. Qua thời gian luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý hầu hết đều được tôi luyện về phẩm chất chính trị, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý điều hành công việc.

Kết quả thực hiện công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ trong giai đoạn 2012 - 2016, cụ thể như sau:

Bảng 3.16: Về kết quả luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý



Cấp Tổng cục

Cấp cục

Cấp Chi cục

Cấp trưởng

20

50


Cấp phó

35

80


Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo báo kết quả luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2012 – 2016)

- Cấp Tổng cục: luân chuyển cấp trưởng đối với khoảng 20 lượt người và cấp phó đối với khoảng 35 lượt người.

- Cấp Cục: Các Cục dự trữ nhà nước khu vực đã thực hiện luân chuyển cán bộ đối với các tổ chức thuộc và trực thuộc như sau:

+ Cấp trưởng: khoảng 50 lượt người.

+ Cấp phó: khoảng 80 lượt người.

* Công tác chuyển đổi vị trí công tác:

Bảng 3.17: Về kết kết quả chuyển đổi vị trí công tác


Cấp Tổng cục

Cấp cục

Cấp Chi cục

30

150

200

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo báo kết quả chuyển đổi vị trí công tác cán bộ giai đoạn 2012 – 2016)

Cấp Tổng cục: khoảng 30 lượt người. Cấp Cục: 150 lượt người.

Cấp Chi cục: 200 lượt người.

3.3.3.4. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của ngành dự trữ nhà nước:

Công tác quy hoạch, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của ngành dự trữ nhà nước trong thời gian qua có thể thấy những ưu điểm nổi bật như: hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ tương đối cụ thể, đầy đủ nên công tác quy hoạch dần đi vào nền nếp; các nguyên tắc quy hoạch cơ bản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022