Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 16


4.2.3.3. Bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững

- Hạn chế phát triển các dự án gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là phải thận trọng khi cấp giấy phép thành lập khu vui chơi, giải trí

- Hỗ trợ vốn, tài chính, tín dụng đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch ở các vùng khó khăn.

- Xây dựng Trung tâm hỗ trợ khách du lịch (Visitor Centre).

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp du lịch; khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh;

- Chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động, phát triển du lịch.

4.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long

4.3.1. Đối với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Đối với Sở Văn hóa Thông tin và du lịch Quảng Ninh cần xây dựng các kế hoạch, đề án cụ thể để xin kinh phí của UBND tỉnh.Tăng cường hơn nữa công tác quản lý chuyên môn đối với các doanh nghiệp du lịch để đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch khi phục vụ khách đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.

Các cấp quản lý cần phải cải cách hành chính để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục phục vụ doanh nghiệp; hỗ trợ mặt bằng, sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thông tin, xúc tiến thị trường, trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 16

Chính quyền thành phố thành phố lắng nghe, tiếp nhận các phản ánh của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các vướng mắc là một sự lựa chọn để chính quyền ngày một gần hơn với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển. Quan trọng hơn,


chính quyền thành phố hiểu được doanh nghiệp đang cần gì để tiếp tục có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần có những điều tra nghiên cứu về việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xem số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện tại đã đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch hay chưa? Bên cạnh đó cũng cần xem xét các loại hình kinh doanh du lịch tại mỗi doanh nghiệp đã thực sự phong phú đa dạng thỏa mãn những mong muốn ngày càng cao của du khách? Đặc biệt để phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì chất lượng của các sản phẩm du lịch là điều hết sức quan trọng. Một doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực sự phát triển khi chất lượng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp đó ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy mà các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố cần nghiên cứu, tìm hiểu và có những định hướng đúng đắn giúp cho việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao.

Thành lập cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA) là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm hoạch định và quản lý toàn bộ chiến lược marketing du lịch của tỉnh, là cơ quan tổ chức triển khai tất cả những giải pháp ưu tiên và các công cụ kỹ thuật để kết nối khách du lịch và các nhà đầu tư đến Quảng Ninh. Cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA) là một đầu mối tập trung, thống nhất điều phối tất cả các hoạt động tiếp thị sẽ cung cấp cho khách du lịch một cách trung thực, nhất quán về tất cả các thông tin liên quan đến du lịch, đảm bảo độ tin cậy đối với khách du lịch và các nhà đầu tư; khắc phục tình trạng nhiễu loạn thông tin, cạnh tranh không bình đẳng, có tác động tích cực thu hút khách du lịch từ các phân khúc mục tiêu với mức chi tiêu/ngày cao hơn, thời gian lưu trú dài hơn, đảm bảo cho uy tín và thương hiệu du lịch toàn tỉnh. Đây là một trong những ý tưởng quan trọng nhất đối với hoạt động du lịch Quảng Ninh vì QNDMA sẽ chịu


trách nhiệm chủ trì hoạch định và tổ chức thực hiện toàn bộ chiến lược marketing và các giải pháp có liên quan.

4.3.2. Đối với các cơ quan ban ngành thành phố Hạ Long

- Cần xác định việc phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vì vậy việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và cộng đồng xã hội đối với việc phát triển du lịch được thành phố đặt lên hàng đầu.

- Nâng cao công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ được làm đồng bộ cả từ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cấp cho đến đội ngũ cán bộ, nhân viên, người dân trực tiếp làm du lịch. Việc hợp tác, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng sẽ được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú nhằm phát huy thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh.

- Thành phố cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm nhằm xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, an toàn.

- Phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thành phố cũng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch. Đồng thời, dành nguồn lực thoả đáng phát triển hạ tầng giao thông nội thị, như: Chỉnh trang đô thị, cải tạo, nâng cấp vỉa hè, mặt đường, hạ ngầm đường điện.... Quan điểm là đường làm đến đâu thì cây xanh, điện chiếu sáng đồng bộ đến đó, xây dựng thành các tuyến phố văn minh, hiện đại.

- Thành phố cũng khuyến khích phát triển phương tiện giao thông công cộng, như xe buýt, xe điện, phà, kết hợp với cáp treo.

- Quy hoạch các điểm, bến bãi dừng đỗ hợp lý để kết nối các điểm du lịch, trung tâm thương mại, chợ truyền thống và các địa điểm công cộng nhằm phục vụ khách du lịch.


- Không bó hẹp về thị trường khách cũng như phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tuy nhiên, TP Hạ Long xác định ưu tiên mở rộng phát triển thị trường khách quốc tế, khách du lịch chất lượng cao.

4.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Qua quá trình đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có thể đưa ra một số kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như sau:

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải hiểu được thực tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần đánh giá xem doanh nghiệp hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu của du khách hay chưa, đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường hay chưa? Từ những đánh giá đó doanh nghiệp có những phương hướng giải quyết phù hợp. Doanh nghiệp có thể tập trung thêm vốn để đầu tư các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc đầu tư mở rộng thêm các loại hình du lịch khác.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, liên kết các tour, tuyến và phát triển sản phẩm du lịch...

- Thu hút thị trường khách nội địa với các sản phẩm du lịch trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè, lễ hội, du lịch kết hợp công vụ, tham quan nghỉ dưỡng, chữa bệnh, ẩm thực, mua sắm, du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá với vai trò chủ thể là người dân.

- Một doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể phát triển thì cần phải:

+ Quyết định lĩnh vực kinh doanh du lịch phù hợp.

+ Xác định vị trí địa lý của doanh nghiệp. Địa phương mà doanh nghiệp hoạt động có những địa điểm du lịch nào có thể khai thác và có thể làm cho một công ty du lịch thành công.


+ Nghiên cứu để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu kỹ lưỡng các doanh nghiệp du lịch trong khu vực trước khi doanh nghiệp quyết định kinh doanh trong ngành du lịch. Doanh nghiệp sẽ muốn chọn một ngành du lịch mà không quá nhiều người kinh doanh, và chắc hẳn doanh nghiệp phải tạo ra một cái gì đó độc đáo để cạnh tranh với đối thủ.

+ Viết kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch chi tiết cho doanh nghiệp du lịch và phải bao gồm những phần sau:

Tóm tắt: Mô tả doanh nghiệp bao gồm mục đích, tên, địa điểm, nhu cầu nhân viên, cán bộ quản lý kinh doanh du lịch, khu vực thị trường, cạnh tranh, kế hoạch marketing và kế hoạch tài chính.

Tóm tắt kinh doanh du lịch: Điều này nên chi tiết sở hữu của doanh nghiệp sẽ được phân phối như thế nào và bắt đầu lên yêu cầu (tài chính, tài sản và vị trí).

Sản phẩm hoặc dịch vụ: Doanh nghiệp cần phải vạch ra những sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách du lịch.

Phân tích thị trường: Cung cấp thông tin về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh du lịch: Mô tả làm thế nào doanh nghiệp có kế hoạch về hoạt động kinh doanh của mình, tiếp thị doanh nghiệp và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Tóm tắt tài chính: Nêu dự định về chi phí và thu nhập của doanh nghiệp.

+ Có các khoản tiền cần thiết. Trình bày kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp để vay hoặc tìm đối tác kinh doanh để có được nguồn vốn hoạt động, doanh nghiệp sẽ cần vốn để điều hành doanh nghiệp trong ngành du lịch.


+ Chọn một địa điểm kinh doanh. Chọn địa điểm nào nhiều người qua lại và gây sự chú ý cho du khách.

+ Có được giấy phép đăng kí kinh doanh du lịch. Lấy giấy phép kinh doanh du lịch cần thiết thông qua cơ quan quản lý kinh doanh chính quyền địa phương của doanh nghiệp.

+ Thị trường kinh doanh du lịch của doanh nghiệp.

Sử dụng các trang web mạng xã hội. Thiết lập tài khoản / trang fanpage trên các trang web mạng xã hội miễn phí.

Tạo một trang web cho doanh nghiệp du lịch của doanh nghiệp. Hãy thuê một chuyên gia để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, để tối đa hóa sự hiện diện trực tuyến của trang web.

Danh sách doanh nghiệp của doanh nghiệp được đăng kí trên tất cả các thư mục trực tuyến và các trang web.

Quảng cáo trên các phương tiện in ấn. Quảng cáo trên các tờ báo, tạp chí và các ấn phẩm thương mại / lối sống.

Tiến hành theo các bước trên, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển thành công doanh nghiệp kinh doanh du lịch của mình.


KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã thấy được trong những năm gần đây các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có những bước phát triển vững mạnh, đạt được những kết quả đáng tự hào trên các mặt như số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều với các lĩnh vực kinh doanh phong phú đa dạng, chất lượng các sản phẩm du lịch ngày càng được cải thiện, doanh thu từ du lịch mà các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách của tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng, giải quyết công ăn việc làm và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong thành phố.

Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có xu hướng tăng và chất lượng dịch vụ được các doanh nghiệp chú trọng xây dựng quy trình nên có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, những kết quả mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt được những năm qua vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng phong phú về du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, kinh doanh du lịch còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đã được chỉ rõ trong các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn. Các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch còn chưa đồng bộ, như tài chính tín dụng, mặt bằng kinh doanh, thông tin về du lịch, nguồn nhân lực,…Mặc dù tỉnh Quảng Ninh


đã xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư nhưng tiềm năng và lợi thế khai thác còn nhiều, sự phát triển của các DN chưa tương xứng.

Nhằm phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tác giả đề xuất được các nhóm giải pháp chủ yếu và quan trọng nhất là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cần phải đề ra được những chiến lược, giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường và nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ. Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long cần tạo lập và xây dựng chính sách hỗ trợ đồng bộ, tạo cơ hội đầu tư và kinh doanh bền vững, cạnh tranh với các tỉnh thành và các quốc gia khác trong khu vực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia.

[2]. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội. [3]. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, Hà Nội.

[4]. Trần Minh Hoà (2011), Kinh tế du lịch, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Lưu, Giáo trình thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6]. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

[7]. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hoá thông tin. [8]. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9]. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[10]. Sở Văn hoá, Thông tin và Du lịch Quảng Ninh "Đề án phát triển du lịch đến năm 2020".

[11]. Tỉnh uỷ, UBND Quảng Ninh "Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2020".

[12]. Tổng cục Du lịch, Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin năm 2000.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí