- Thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho TCTD khi tham gia các quan hệ tín dụng.
4.2.1.3. Giải pháp tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng phát triển du lịch
- Xây dựng cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, quy mô lớn mang tầm quốc tế.
- Dành nguồn lực thoả đáng từ ngân sách, ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; đồng thời tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, quy mô lớn phục vụ du lịch, đặc biệt là tại các trung tâm du lịch.
- Tập trung xây dựng các dự án về các thiết chế văn hoá ngang tầm với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để kêu gọi đầu tư, nhất là từ các nhà đầu tư chiến lược để đưa vào khai thác phục vụ du lịch.
- Xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tư khu vui chơi giải trí phức hợp cao cấp, đường giao thông, hạ tầng về cung cấp điện, nước, các công viên chuyên đề, trung tâm thương mại... để tạo ra sự đổi mới khác biệt và sức hấp dẫn mạnh, thu hút mọi đối tượng khách du lịch.
- Ưu tiên đầu tư hệ thống khách sạn cao cấp, nhất là các khách sạn 5 đến 7 sao và các resort nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống trung tâm thương mại, hội nghị quốc tế; sân golf; hệ thống dịch vụ giải trí, nhà hàng cao cấp, quy mô lớn tại 4 vùng trung tâm du lịch của tỉnh; hình thành và phát triển các khu mua sắm, phố đi bộ tại TP Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả...
4.2.1.4. Giải pháp hỗ trợ đất đai, mặt bằng kinh doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Các Dự Án Du Lịch Có Giấy Chứng Nhận Đầu Tư Đang Thực Hiện
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Trong Nước Về Chất Lượng Phục Vụ Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long
- Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Tp Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 16
- Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, trong đó đặc biệt giảm các chi phí về thủ tục hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận, coi đây là biện pháp quan trọng để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay.
- Áp dụng chính sách miễn giảm tiền phạt chậm nộp, bãi bỏ việc thu hồi sử dụng hóa đơn VAT khi chậm nộp tiền thuê đất; Giãn nợ trả tiền thuê đất;
- Thành phố có kế hoạch xây dựng trang thông tin điện tử về đất đai.
- Tăng cường hơn nữa các biện pháp hành chính nhằm thực hiện nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, vừa đảm bảo quy hoạch đất cho xây dựng các khu công nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích thỏa đáng của doanh nghiệp và người dân.
4.2.1.5. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường
- Quảng bá du lịch được thực hiện qua các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách; thông qua các lễ hội, hội chợ, liên hoan văn hoá ẩm thực để chuyển tải những nét văn hoá truyền thống độc đáo của địa phương đến với du khách.
- Các chương trình quảng bá, xúc tiến được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm du lịch.
- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến du lịch với nhiều trung tâm du lịch của các quốc gia, các nước thành viên trong Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (EATOF) như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào... Đồng thời, tích cực gửi các tài liệu, ấn phẩm quảng bá du lịch để giới thiệu hình ảnh du lịch Quảng Ninh thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch trong và ngoài nước.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội trợ, triển lãm nhằm giới thiệu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ uy tín trách nhiệm tới du khách và người dân địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp có uy tín tham gia hội trợ, triển lãm cả trong nước và nước ngoài.
4.2.1.6. Giải pháp hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ quản lý các doanh nghiệp. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng sát với thực tế và phù hợp với trình độ của đối tượng.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán-tài chính, thương mại điện tử, học tập kinh nghiệm thực tế...
- Đưa nhanh công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào tạo; khuyến khích liên kết giữa các cơ sở đào tạo và dạy nghề với các doanh nghiệp để nâng cao khả năng thực hành, cơ hội việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bên cạnh chiến lược về đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, chiến lược phát triển thị trường, sản phẩm với những định hướng vươn ra biển đảo và hội nhập kinh tế quốc tế, lộ trình thực hiện cụ thể; đưa ra những nhu cầu về nhân lực dài hạn để có căn cứ xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố.
4.2.1.7. Giải pháp hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp
- Cổng thông tin là một trong những hệ thống quan trọng trong việc điều hành và quản lý thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu chi phí điều hành , tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên cạnh các diễn đàn cần thiết lập hệ thống thông tin trong nước với hình thức cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi của DN, nâng cao chất lượng các báo về doanh nghiệp, các trang điện tử, bản tin của các trung tâm hỗ trợ DN ở cấp tỉnh. Mở thêm các đường dây nóng, sử dụng các chuyên gia, công tác viên làm ngoài giờ để tư vấn và cung cấp thông tin cho DN kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp quốc gia và của địa phương; thông tin dự báo về thị trường trong và ngoài nước để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tham gia tích cực chủ động vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
4.2.2.1. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và đưa ra các chương trình đặc biệt nhằm thu hút khách du lịch
Hình ảnh của các doanh nghiệp du lịch là bức tranh tổng thể của doanh nghiệp, tạo nên ấn tượng đối với khách hàng ngay từ lần đầu tiếp xúc. Vì vậy, những nhà quản trị nhìn xa trông rộng bao giờ cũng quan tâm xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất như: trang phục nhân viên, nội - ngoại thất văn phòng, phong cách ứng xử, giao tiếp…Cần nhận thấy rằng, bí quyết thành công hoàn toàn không phụ thuộc vào số lượng những quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà vấn đề là ở chỗ biết phát triển đúng hướng các mối quan hệ xã hội. Dù cho phản ứng của dư luận xã hội thế nào đi nữa thì doanh nghiệp phải luôn đảm bảo đúng định hướng phục vụ và làm vừa lòng khách hàng. Các doanh nghiệp có thể phát triển theo các hướng khác nhau như mở rộng các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hay theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở khai thác được tiềm năng giàu có, phong phú của tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, tổ chức nghiên cứu để cho ra đời những hoạt động, loại hình du lịch đa dạng và độc đáo (như hoạt động du lịch mạo hiểm, du lịch chợ đêm…vô cùng hấp dẫn và thú vị).
Biện pháp tác động trực tiếp nhất, có thể nói đó là thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá buồng phòng, giá các dịch vụ liên quan như vận
chuyển, dịch vụ ăn uống…Các doanh nghiệp du lịch phải xem việc giảm giá phòng, giảm giá vận chuyển khách, kinh doanh ăn uống, các hoạt động thể thao vui chơi giải trí là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Tùy theo điều kiện mức độ kinh doanh để các doanh nghiệp đăng ký giảm giá cho phù hợp, với mức giảm khoảng 20-30% các loại hình dịch vụ trong thời điểm hiện nay là cần thiết để thu hút khách. Chương trình giảm giá cần được công bố chính thức bằng thông cáo báo chí và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời thông báo đến các công ty lữ hành đưa khách đến Quảng Ninh để bán tour theo chương trình giảm giá chung. Gắn chương trình khuyến mãi giảm giá của các doanh nghiệp với công tác giới thiệu quảng bá và xúc tiến du lịch, thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm và trên các phương tiện truyền thông.
4.2.2.2. Không ngừng đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ phù hợp với nhu cầu của du khách
Nâng cao chất lượng phục vụ là một yêu cầu cấp thiết cũng như lâu dài của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Các cơ sở lưu trú du lịch phải cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp đúng hạng sao đã được quy định. Đặc biệt cần chú ý chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên phục vụ. Nhiều cơ sở du lịch thời gian qua thường xảy ra trộm cắp, làm phiền hà du khách. Do vậy tự mỗi cơ sở phải có biện pháp tăng cường công tác an ninh trật tự, phòng chống trộm cắp tài sản của khách tại cơ sở của mình. Thay đổi vị trí để hiểu nhu cầu cơ bản của từng đối tượng cụ thể cũng là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ phù hợp với nhu cầu của du khách. Nhân viên phục vụ khách hàng có thể suy nghĩ vấn đề trên góc độ của khách hàng khi đang vạch ra kế hoạch làm việc, kế hoạch phục vụ hoặc khi phát hiện ra yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. Cùng với việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp còn cần chú ý đến yêu cầu của họ đối với khách hàng đã hợp lí hay chưa, cần làm việc của
doanh nghiệp đã được làm đến nơi đến chốn hay chưa, ngoại việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng, doanh nghiệp có cung cấp giá trị bổ sung khác hay không. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cung ứng nguồn hàng và quản lý các chính sách v.v… doanh nghiệp đều phải tiến hành phân loại khách hàng và tiêu chuẩn đánh giá tương ứng, đưa ra một loạt yêu cầu cho khách. Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ du lịch là vấn đề rất đáng quan tâm vì nó sẽ quyết định chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, tinh thần phục vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ là những điều cần được thường xuyên bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ngày càng nâng cao trong thời gian tới ở Hạ Long.
4.2.2.3. Chú trọng tới việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp kinh doanh
Việc các doanh nghiệp tham gia tích cực vào cổng thương mại điện tử, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp mình thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử là một giải pháp đồng thời cũng là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại tuyền thống, các doanh nghiệp du lịch có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận khách hàng và đối tác trên khắp thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cần phải tự xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp mình trong mắt du khách trong và ngoài nước. Tích cực tham gia cổng thương mại điện tử. Doanh nghiệp nên thiết kế webside thân thiện với người dùng bình thường; giao diện bên ngoài dành cho khách du lịch được hỗ trợ đa ngôn ngữ với khả năng mở rộng về ngôn ngữ là không giới hạn. Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin cho webside của mình. Cùng phối kết hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tăng hiệu quả kinh doanh bằng tiếp thị điện tử. Hỗ trợ những doanh nghiệp này tăng cường năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Một lý do quan trọng có thể lý giải sự làm ăn có hiệu quả hay không là do công tác Marketing đã được coi trọng chưa và các doanh nghiệp đã có kiến thức đầy đủ trong lĩnh vực này như thế nào. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc cạnh tranh bằng sức mạnh của bản thân, bằng việc nghiên cứu tìm ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn khách, mở rộng thị trường.
4.2.2.4. Tăng cường hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Dưới sự trợ giúp của Ủy ban nhân dân tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long cần phải kết hợp cùng với nhau và cùng với các doanh nghiệp tỉnh lân cận, các tỉnh thành trên khắp đất nước nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, cùng xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực trong đó có du lịch. Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, tạo sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế xã hội và đưa hoạt động du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của mỗi địa phương trên nguyên tắc hợp tác tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, kết hợp hài hòa cả liên kết đa phương và song phương, các doanh nghiệp du lịch cần thống nhất tăng cường hợp tác trên một số mặt sau:
- Thứ nhất, công tác quản trị doanh nghiệp. Các bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp trong công tác quản trị doanh nghiệp, cách thức điều hành, tổ chức hiệu quả của các doanh nghiệp mình.
- Thứ hai, phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch: Thường xuyên trao đổi thông tin, tham gia các hoạt động xúc tiến trong nước và nước ngoài, phối hợp xây dựng các tuyến du lịch, xây dựng chương trình du lịch Caravan liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch tại địa phương và tại
các tỉnh phụ cận trong nước và nước bạn. Tổ chức các cuộc giao lưu giữa các doanh nghiệp du lịch, cùng tham gia các sự kiện du lịch do địa phương khác tổ chức.
- Thứ ba, hợp tác, đạo điều kiện và hỗ trợ nhau trong đào tạo nguồn nhân lực trong từng doanh nghiệp du lịch.
4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh
4.2.3.1. Mở rộng hợp tác liên kết vùng và tìm kiếm mở rộng thị trường
- Mở rộng hợp tác, liên kết vùng: Phối hợp liên kết vùng với các địa phương nói chung và thành phố Quảng Ninh nói riêng trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. ...
- Tìm kiếm, mở rộng thị trường : Cần phải xây dựng các chiến lược về sản phẩm để mở rộng thị trường với việc xây dựng đan xen sản phẩm và thị trường với nhau, như: Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ; chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ; chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới.
4.2.3.2. Nâng cao nhận thức về phá t triển du lịch
- Các cấp, các ngành cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cưc
cho phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch.
- Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.