Các Dự Án Du Lịch Có Giấy Chứng Nhận Đầu Tư Đang Thực Hiện


quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược dài. Việc chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch còn chưa triệt để. Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức…Đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư chưa thỏa đáng, còn nhiều tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh đặc biệt là thành phố Hạ Long. Bảng 3.16 thống kê các dự án đang thực hiện trên địa bàn:

Bảng 3.16: Các dự án du lịch có giấy chứng nhận đầu tư đang thực hiện


Dự án

Năm bắt

đầu

Lũy kế vốn đầu

tư (triệu USD)

Xây dựng và kinh doanh khách sạn 5 sao; khu vui chơi

có thưởng

2010

45

Khách sạn và công viên vui chơi giải trí Hồng Vận

2008

5

Đầu tư và kinh doanh khách sạn 3 sao, cửa hàng ăn

uống, gian hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng và căn hộ cho thuê, dịch vụ massage, tắm hơi, trò chơi điện tử

2007

18

Hạ Long Star

2008

25

Dự án công ty liên doanh Vĩnh Thuận

2008

24

Đầu tư và kinh doanh dưới hình thưc cho thuê: nhà

chung cư, văn phòng, các công trình phục vụ các hoạt động văn hóa, chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ,…

2007

1

Xây dựng các khu khách sạn, trung tâm thương mại TP

Móng Cái

2009

4

Khu nghỉ dưỡng thuyền nổi Vịnh Hạ Long

2007

2

Trung tâm Cash & Carry Metro Hạ Long

2011

21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 12

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh 2015)

Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có cơ sở vật


chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh”.

3.3.1.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Đối thủ cạnh tranh luôn là những người đồng hành cùng doanh nghiệp và cũng là những người đưa doanh nghiệp đến với khó khăn bất cứ lúc nào. Hoạt động du lịch vốn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cạnh tranh nhau về sản phẩm du lịch, chất lượng và các chương trình khuyến mãi, hậu mãi của doanh nghiệp dành cho du khách. Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến hiệu quả kinh doanh. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh đã được thành lập với mục tiêu ban đầu đặt ra là xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với Nhà nước, liên kết và phối hợp với hội viên trên tinh thần tự nguyện, cùng có lợi, giảm cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh với bên ngoài, hợp tác hỗ trợ nhau trong kinh doanh, bình ổn thị trường, nâng cao sản phẩm chất lượng, Hiệp hội đã khẩn trương bắt tay vào xây dựng kế hoạch hành động và triển khai nhiều chương trình, hoạt động trọng tâm.

Để tạo điều kiện cho du lịch phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN du lịch, kinh doanh du lịch trong bối cảnh mới là kinh doanh theo chuỗi, DN là trung tâm. Do vậy, cần gỡ bỏ các rào cản cho DN du lịch, đồng


thời, các hoạt động xúc tiến và dịch vụ công trong ngành du lịch nên chuyển dần cho DN …bên cạnh đó, nên miễn thuế nhập khẩu một số lượng hạn chế phương tiện vận chuyển khách du lịch cao cấp để tạo điều kiện cho du lịch trong nước nâng cao chất lượng dịch vụ, cạnh tranh được với các nước trong khu vực; giảm thuế đất công viên, khu vui chơi; giảm giá điện nước đối với các khách sạn, resort; triển khai chương trình hỗ trợ DN du lịch theo hướng ưu đãi vào lĩnh vực đầu tư du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

3.3.2. Nhân tố chủ quan

3.2.2.1. Môi trường nhân sự

Hiện nay, nhu cầu đào tạo lao động cho ngành du lịch của thành phố Hạ Long là rất lớn. Tuy nhiên số lượng các cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch trên cả nước nói riêng và trong tỉnh, thành phố nói chung là không nhiều. Do thiếu cơ sở đào tạo nên sự thiếu hụt đội ngũ nhân viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật càng trầm trọng. Để có thể đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh nói chung và của thành phố Hạ Long nói riêng, góp phần giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống và xóa đói giảm nghèo, cần có những giải pháp đầu tư hiệu quả vào công tác đào tạo nguồn nhân lực như sau:

Tăng cường cơ sở vật chất của các đơn vị đào tạo nghề. Tập trung đầu tư, nâng cấp các cơ sở đào tạo trung cấp, sơ cấp về du lịch của tỉnh thành Trường Cao đẳng du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động của ngành du lịch. Khuyến khích các Trung tâm dạy nghề lồng ghép các chương trình, dự án tài trợ theo hướng xã hội hóa phát triển dạy nghề để mở các khóa dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức về du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành du lịch.

Đơn vị đào tạo mạnh nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (CĐVHNTDLHL). Trường này


được xếp hạng thứ hai trong số tất cả các trường cao đẳng du lịch trên miền Bắc Việt Nam, chỉ đứng sau trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. CĐVHNTDLHL nổi tiếng tại Quảng Ninh bởi chương trình quản lý khách sạn của mình và là nguồn cung cấp người lao động lớn nhất cho toàn bộ các khách sạn, nhà hàng và các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh. Trường CĐVHNTDLHL thực hiện các khóa học ở cấp độ cao đẳng, kỹ thuật và dạy nghề:

Bảng 3.17: Chương trình giảng dạy của Trường Cao đẳng Văn hóa

- Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long


Cao đẳng

Trung cấp Kỹ thuật

Bằng nghề kỹ thuật

- Quản lý khách sạn

- F&B quản lý (kỹ thuật nấu ăn)

- Du lịch và quản lý dịch vụ du lịch

- Hướng dẫn du lịch

- Kỹ năng nhân viên lễ tân

- Kỹ năng khách sạn, nhà hàng

- Kỹ thuật ẩm thực

- Nhân viên pha chế (rượu, coctail)

- Lữ hàng và du lịch (đại lý du lịch)

- Hướng dẫn du lịch

- Quản lý khách sạn

- Kỹ năng lễ tân

- Kỹ năng khách sạn và nhà hàng

- Kỹ thuật ẩm thực phương Tây và châu Á

- Pha chế (rượu, coctail)

- Hướng dẫn du lịch căn bản

- Du lịch Trung Quốc

- Cắt tỉa rau quả, cắm hoa, bày bàn

(Nguồn: Trang web trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long)

Tiếp tục tăng mức đầu tư trang thiết bị phù hợp với tiến bộ của công nghệ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du lịch. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo đa cấp, đa ngành, đào tạo theo địa chỉ... nhằm cung ứng nhu cầu đa dạng của các loại hình dịch vụ du lịch. Hoàn thiện các chương trình đào tạo nghề của ngành du lịch theo


hướng gắn đào tạo nghề với việc làm, đặc biệt là giải quyết việc làm tại chỗ nhằm tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động địa phương.

3.2.2.2.Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch có một chiến lược kinh doanh riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp phát triển. Ví dụ như mỗi doanh nghiệp có một chính sách giá phù hợp. Chính sách giá của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trước hết việc định giá đúng đắn và phương pháp xử lý giá linh hoạt có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần phải đề ra những chính sách giá đúng đắn, đưa ra một hệ thống các mức giá phù hợp với điều kiện của từng vùng thị trường và khách hàng cũng như phù hợp với từng thời điểm du lịch nhất định. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay chính sách giá của mỗi doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt và nhạy bén.

Hiện nay, rất nhiều khách du lịch quốc tế đặt tour tham quan Quảng Ninh, đặc biệt là tour tham quan Vịnh Hạ Long thông qua những đại lý du lịch ở các địa phương khác trong cả nước. Theo đó, các đại lý du lịch nằm ngoài Quảng Ninh sẽ hưởng một phần tổng thu từ du lịch Quảng Ninh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng những lợi nhuận các đại lý du lịch thu được là rất nhỏ - đại lý du lịch phải trả phần lớn trong giá tour cho các dịch vụ sử dụng ở Quảng Ninh. Ví dụ, một công ty du lịch ở Hà Nội bán các tour trọn gói đi tham quan Vịnh Hạ Long sẽ phải chi phần lớn trong giá tour để thanh toán tiền ăn, vận chuyển và lưu trú cho khách du lịch ở Quảng Ninh. Như vậy, mặc dù các công ty du lịch nằm ở địa bàn các tỉnh khác, Quảng Ninh vẫn thu được hầu hết doanh thu của các công ty đó. Lý tưởng nhất là Quảng Ninh cần


có thêm nhiều công ty du lịch, như vậy các công ty đó sẽ có doanh thu và đóng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại Quảng Ninh chưa phải là trung tâm khách du lịch quốc tế - hầu hết số lượng khách du lịch quốc tế đều đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay tới các tâm điểm du lịch khác và đặt tour từ các đại lý của những tỉnh thành đó. Lý do chính mà khách du lịch chọn cách đặt tour như vậy là vì họ thấy thuận tiện khi đặt tour trực tiếp mà đơn vị đại lý du lịch giao tiếp được bằng ngoại ngữ với khách đặt tour và những tour đó bao gồm cả vận chuyển đến và rời TP Hạ Long

Trong quá trình định giá cho sản phẩm du lịch doanh nghiệp luôn phải đặt những yêu cầu quan trọng cần phải thực hiện lên hàng đầu, đó là:

- Giá cả các tour du lịch phải phù hợp với quan hệ cung cầu theo từng thời điểm.

- Giá cả phải phù hợp với sự chấp nhận của khách du lịch.

- Giá cả luôn được xem xét trong mối quan hệ với giá cả các dịch vụ và sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

- Giá cả bảo đảm cho doanh nghiệp bù đắp được những chi phí và đạt được mức lợi nhuận thỏa đáng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của các sản phẩm du lịch.

3.4. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Thành phố Hạ Long

3.4.1. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Qua điều tra 50 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long được kết quả các doanh nghiệp đánh giá một số chỉ tiêu như sau:

Bảng 3.18. Ý kiến của doanh nghiệp về thuận lợi và khó khăn trong phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở thành phố Hạ Long

Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ đánh giá



Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Số

lượng (DN)

Tỷ lệ (%)

Số

lượng (DN)

Tỷ lệ (%)

Số

lượng (DN)

Tỷ lệ (%)

Số

lượng (DN)

Tỷ lệ (%)

1. Sự hỗ trợ của chính quyền

0

0

15

30

28

56

7

14

2. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch


0


0


29


58


19


38


2


4

3. Mức độ cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp

0

0

19

38

25

50

6

12

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Qua quá trình điều tra số liệu thu thập được phản ánh tương đối chính xác thực trạng về những yếu tố thuận lợi và khó khăn có tác động đến phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long như sau:

- Chính quyền địa phương về cơ bản đã có những hỗ trợ nhất định trong quá trình phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này vẫn chưa được các doanh nghiệp đánh giá cao và chỉ được ở mức trung bình. Trong tổng số 50 doanh nghiệp được điều tra thì có 28 doanh nghiệp đánh giá sự hỗ trợ của chính quyền ở mức trung bình chiếm 56%. Qua quá trình điều tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng mong muốn trong thời gian tới chính quyền địa phương có những hỗ trợ thiết thực, hiệu quả để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển.

- Mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch chưa cao. Một số doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành các quy định của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đã thấy được vai trò và tầm quan trọng của mối liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hiện


nay mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường chuyên về một lĩnh vực, do vậy khi có mối liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đầy đủ phong phú và đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của du khách. Mặc dù vậy trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đối với hoạt động chung của ngành còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng phá giá, hạ thấp chất lượng dịch vụ, thiếu các sản phẩm đặc trưng, tính chuyên nghiệp hạn chế. Trong 50 doanh nghiệp điều tra thì có 29 doanh nghiệp đánh giá mối liên kết giữa các doanh nghiệp ở mức tốt chiếm 58%, 19 doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình chiếm 38%.

- Trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long có mức cạnh tranh tương đối tốt. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phần lớn đã nhận thức được sự khó khăn cũng như thách thức trong việc kinh doanh du lịch. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu cầu của con người cũng càng nâng cao. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có những điểm khác biệt nâng cao vị thế cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Cạnh tranh là động lực để phát triển. Trong 50 doanh nghiệp có 19 doanh nghiệp đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở mức tốt chiếm 38%. Đây là con số khá tốt phản ánh mức độ phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung.

3.4.2. Đánh giá theo ý kiến của du khách

Sau khi điều tra 30 du khách du lịch nước ngoài và 106 khách du lịch trong nước trên địa bàn thành phố Hạ Long cũng thu được kết quả các du khách đánh giá từng chỉ tiêu như sau:

Bảng 3.19. Đánh giá của khách du lịch nước ngoài về chất lượng phục vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí