đó, ngành cần có những chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế. Việc đầu tiên NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt để kiềm chế lạm phát đến mức thấp nhất.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác dự báo, tiến hành phân tích diễn biến tiền tệ và tín dụng trên thị trường trong nước cũng như thế giới với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, lấy lợi ích Quốc gia làm trọng.
NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cụ thể là:NHNN đã quy định mức trần lãi suất tiền gửi huy động. Thời gian tới, nhiệm vụ của NHNN là từng bước phát triển công cụ lãi suất theo hướng thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nhờ đó có thể thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD.
NHNN cần có các quy chế rò ràng trong việc mua bán hạn mức tín dụng giữa các TCTD để các TCTD mua bán hạn mức tín dụng trong khuôn khổ cho phép để có thể cân đối cung cầu vốn tín dụng.
3.2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại Thương là cơ quan quản lý cấp trên của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – Chi nhánh Quảng Bình. Các quy định về văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động không chỉ của chi nhánh mà ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Để nâng cao chất lượng tín
dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cần:
- Việc tuyển dụng, điều chuyển, sắp xếp cán bộ cũng cần được xem xét cẩn trọng, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác. Vị trí, nhiệm vụ phù hợp với năng lực trình độ sẽ khuyến khích cán bộ phát huy được khả năng của họ, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cần duy trì tổ chức thi cán bộ tín dụng giỏi, quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo thường xuyên để nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Khuyến khích cán bộ tín dụng giỏi bằng nhiều biện pháp cả vật chất lẫn tinh thần như: khen thưởng, cho đi thăm quan học giỏi kinh nghiệm ở trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Hoạt Động Và Mục Tiêu Phát Triển Tín
- Giải Pháp Để Phát Triển Tín Dụng Đối Với Dnnvv Của Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Quảng Bình
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra Thông Tin Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Và Đẩy Mạnh Phòng Ngừa Rủi Ro
- Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 15
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
- Để có thể thực hiện chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả cac dịch vụ của Ngân hàng đối với khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cần đẩy mạnh tăng cường số lượng, chất lượng các dịch vụ ngân hàng không chỉ riêng sản phẩm tín dụng.
- Hoạch định một chiến lược về thị trường, khách hàng là DNNVV một cách rò ràng và cụ thể. Bổ sung hoàn thiện quy chế, quy tình cho vay theo hướng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phù hợp với đối tượng vay vốn có tính đặc thù như DNNVV. Theo đó hình thành một cơ chế lãi suất trong toàn hệ thống Vietcombank linh hoạt, khuyến khích việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng tiềm năng này.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi tình hình, kinh nghiệm hoạt động giữa các Chi nhánh. Bên cạnh đó, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cán bộ tín dụng (những người trực tiếp thụ lý khoản vay) nên họ có nhiều kiến thức kinh nghiệm của toàn hệ thống Vietcombank.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát đảm bảo việc mở rộng cho vay
và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV.
Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở các phân tích ở chương 2 và định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình , tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có nhóm giải pháp Hoàn thiện chính sách tín dụng và Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng nhất. Vì chính sách tín dụng được coi là kim chỉ nam cho ngân hàng thực hiện tốt hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, khuyến khích và mở rộng quy mô tín dụng và đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc thực hiện hiệu quả mọi hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khi thực hiện các giải pháp cần thực hiện đồng bộ và thống nhất, phối kết hợp các giải pháp một các linh hoạt.
Đồng thời, để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình cần sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương, Ngân hàng nhà nước và đặc biệt là của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
KẾT LUẬN
Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là nghiệp vụ quan trọng của các ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank nói riêng. Bởi lẽ, nghiệp vụ cho vay không những tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả kinh tế chung cho xã hội. Việc nâng cao chât lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng được Vietcombank Quảng Bình đặc biệt chú trọng.
Sau khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bằng các phương pháp phân tích tổng hợp và đối chiếu so sánh, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những cơ sở khoa học về các DNNVV, vai trò của nó đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chât lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, trên cơ sở khoa học, luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng quan hệ tín dụng giữa Vietcombank Quảng Bình đối với các DNNVV, chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba, dựa trên cơ sở phân tích tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại DNNVV. Các giải pháp được đưa ra trong luận văn là:
- Giải pháp gia tăng nguồn vốn.
- Tăng cường liên kết, hợp tác với các hiệp hội, các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước trong việc cho vay hỗ trợ DNNVV.
- Xây dựng mục tiêu tín dụng và chính sách lãi suất đối với DNNVV.
- Hoàn thiện điều kiện cho vay một số sản phẩm tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiếu sản phẩm cho vay đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hoàn thiện công tác quản trị nội bộ trong Ngân hàng.
- Hoàn thiện công tác tín dụng DNVVN
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tăng cường công tác kiểm tra thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp và đẩy mạnh phòng ngừa rủi ro.
Luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, các ngành, các cấp có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng được coi như là những điều kiện để thực hiện các giải pháp đã được đề xuất trong luận văn.
Hoàn thành luận văn này tác giả hy vọng với những kiến thức đã được trang bị tại Trường Đại học Kinh tế Huế, cùng với những nhận thức mới thu nhận được của bản thân về lý luận, thực tiễn hoạt động Ngân hàng nói chung và Vietcombank Quảng Bình nói riêng, những giải pháp và kiến nghị đưa ra sẽ đóng góp một phần nhỏ bế vào nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV hiện nay.
Tuy nhiên, với khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết và có nhiều vấn đề đưa ra chưa được giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đê luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Chỉ thị số 57/CT-TW của Bộ Chính trị “Về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”
2. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia
3. Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
4. Đinh Thế Thanh (2014), Luận văn thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, “Chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Nam”
5. Đinh Trung Hiếu (2014), Luận văn thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Định”.
6. Học viện Tài chính (2014) Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội
7. Học viện Tài chính (2014), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
8. Học viện Tài chính (2014), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
9. Lê Trung Dũng (2014), Luận văn thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam”
10. Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Quảng Bình, Báo cáo phân tích hoạt động,
giám sát từ xa.
11. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh .
12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo thị phần hoạt động các ngân hàng trên địa bàn tại thời điểm, 31/12/2013, 31/12/2014, 31/12/ 2015, 31/12/ 2016.
13. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”
14. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, Quản trị ngân hàng hiện đại, NXB Phương Đông, 2010
15. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng.
16. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước.
17. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015".
18. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.
19. Tạp chí Ngân hàng.
20. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 “ Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động củatổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
21. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 “ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
22. Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
23. Nguyễn Thế Bính, 2013, “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 12 (22). Tháng 9-10/2013.
24. Ủy ban kinh tế quốc hội, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 – “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”
25. Kỉ yếu hội thảo, 2010 “Tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh
nghiệp nhỏ và vừa APEC”
II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
26. Cẩm nang kiến thức dịch vụ Ngân hàng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (2015,
World Bank Group)
27. Các phương thức dịch vụ Ngân hàng SME tại OECD và các thị trường mới nổi trong cuộc khảo sát Tiêu chuẩn so sánh của IFC (2007). Washington, D.C. IFC.
28. United States Small Business Administration (2009) “Banking Studies: Small Business Lending in the U.S” Available at: www.sba.gov/advo/research/lending.html
29. Berggren. B., Olofsson, C. & Silver, L, 2008, Control Aversion and the Search for External Financing in Swedish SMEs, Small Business Economics 15, pp. 233 -242.
30. IFC & OeCB, 2012, “Best-in-class guide for Customer Management on SME
Banking”
31. Thanh, V. T, 2011. Small and Medium enterprise access to finance in Vietnam. Central Institute for Economic and Management. Chapter 6.
32. OECD, 2013, “The impact of the Global Crisis on SME and Enterpreneuship Financing and Policy Reponses”
33. Michaelas, N, Chittenden, F & Poutziouris, P., 1999, Financial Policy and Capital Structure Choice in UK SMEs: Empirical Evidence from Company Panel Date. Small Business Economics 12, 115-140.