Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 21


* Dịch vụ tài sản nợ

Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn phải tiến hành đa dạng hoá cả thời hạn gửi tiền (linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng), đa dạng cả về loại tiền huy động (huy động nhiều loại ngoại tệ cả USD, JPY, AUD…); đa dạng cả về cách thức huy động (Huy động qua tiền gửi, qua tiết kiệm, qua

phát hành trái phiếu, kỳ

phiếu, huy động tại điểm cố

định, và cả

tại gia

đình…); đa dạng về đối tượng khách hàng (nguồn vốn nước ngoài, các TCKT trong nước và nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ,

dân cư, cá nhân người nước ngoài không cư trú…). Qua đó tạo điều kiện

thuận lợi nhất cho người gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi. Một số hình thức huy động vốn mới mang tính khả thi trong tương lai gần là: (i) Hình thức gửi hẹn rút: Trong thực tế có nhiều người có khoản tiền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

lớn nhưng chưa định được kế

hoạch sử

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 21

dụng, nếu họ

gửi vào ngân hàng

không kỳ hạn thì họ sẽ bị thiệt về mặt tài chính vì lãi suất tiền gửi không kỳ hạn rất thấp. Từ thực tế trên, ngân hàng cần có phương thức gửi tiền, sao cho thuận lợi cho khách hàng, đảm bảo được yêu cầu có thu nhập và chủ động được thời gian sử dụng tiền, đồng thời ngân hàng vẫn chủ động, kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình. Một hình thức có thể đáp ứng được các yêu cầu đó là hình thức gửi hẹn rút. Yêu cầu khi phát triển của loại hình huy động vốn này là: Để được rút tiền, khách hàng phải báo trước cho ngân hàng một

khoảng thời gian nhất định (có thể là 5 đến 10 ngày), nếu không kịp báo,

khách hàng được rút tiền và được hưởng lãi suất bằng lãi có kỳ hạn sát với thời hạn khách hàng gửi. Khi áp dụng hình thức này, ngân hàng phải quy định thời gian gửi tiền tối thiểu. (ii) Hình thức gửi nhiều lần rút một lần: Hình thức này được áp dụng đối với các khách hàng có thu nhập thường xuyên nhưng sử dụng tiền một lần. Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất phù hợp với thời hạn kể từ khi khách hàng gửi tiền đến kỳ hạn thanh toán. Hình thức này phù hợp với số đông dân chúng Việt Nam có nhu cầu gom góp một phần thu


nhập hàng tháng để “giành”, tạo một khoản vốn lớn cho những mục tiêu mua sắm, tiêu dùng trong tương lai. (iii) Hình thức gửi một lần rút nhiều lần: Hình thức huy động này có tính kế hoạch rất cao, được áp dụng đối với các khách hàng là chủ các dự án đầu tư hay ngân hàng quản lý tài chính thay khách hàng. Chủ đầu tư của một công trình đầu tư vốn lớn sẽ gửi tiền vào tài khoản gửi một lần rút nhiều lần và căn cứ vào tiến độ thi công để rút tiền phục vụ cho việc chi tiêu trong từng giai đoạn. Một sinh viên du học ở nước ngoài, toàn bộ kinh phí của thời gian học gia đình sinh viên đó gửi tại ngân hàng để được ngân hàng xác nhận số dư tiền gửi làm căn cứ chứng minh khả năng tài chính, đồng thời hàng tháng chuyển dần tiền ra nước ngoài để sinh viên đó trang trải chi phí. Yêu cầu đặt ra khi phát triển hình thức này là: Người gửi phải lên kế hoạch hoá được nhu cầu sử dụng và Ngân hàng tính toán đưa ra lãi suất phù hợp, có thể là lãi suất cho từng kỳ hạn rút tiền kể từ ngày gửi hoặc lãi suất bình quân cho cả món tiền. (iv) Tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi:Với chương trình phần mềm quản lý hiện đại và nối mạng trong toàn hệ thống đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khách hàng. Chương trình phần mềm quản lý hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu ngăn chặn tình trạng “lợi dụng” hình thức này để chuyển tiền “trốn” phí. Đây là hình thức huy động khá linh hoạt về phạm vi, đáp ứng yêu cầu của số đông dân chúng. Tuy nhiên cần tiếp tục cải tiến việc cung cấp dịch vụ này trên các phương diện thủ tục hành chính, kiểm soát, thời gian. (v) Huy động tiết kiệm dài hạn: Mục đích của hình thức huy động tiết kiệm dài hạn là để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, dài hạn của các doanh nghiệp. Thực tế, nguồn vốn dài hạn của Vietinbank không đủ để đáp ứng yêu cầu phải dùng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn nhưng tối đa chỉ được phép dùng 25% vốn ngắn hạn mà NHNN Việt Nam quy định vào cho vay dài hạn, nhu cầu vay vốn dài hạn lại quá lớn, tất yếu Vietinbank sớm áp dụng hình thức huy động tiết kiệm dài hạn. Tuy nhiên, để huy động được nhiều nguồn vốn, đòi hỏi ngân hàng phải


đưa ra chính sách lãi suất hấp dẫn, có lợi cho người gửi tiền. (vi) Hình thức

tiết kiệm tích luỹ: Hình thức tiết kiệm tích luỹ được áp dụng đối với các

khách hàng có thu nhập ổn định và kế hoạch hoá được. Khách hàng gửi tiền cố định theo định kỳ đã được kế hoạch hoá trước tuỳ theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Thời hạn của tiết kiệm tích luỹ từ 1 năm đến 15 năm. Khách hàng được hưởng lãi suất theo từng thời điểm mà ngân hàng công bố, tiền lãi được hưởng trên cơ sở số dư vốn gốc. Khi tham gia gửi tiết kiệm theo hình thức này, khách hàng chưa tích luỹ đủ số tiền cần thiết để thực hiện dự định, sẽ được ngân hàng cho vay bổ sung khoản tiền còn thiếu với lãi suất ưu đãi. (vii) Hình thức huy động vốn tiết kiệm theo mật mã: Là một loại tiết kiệm dùng mật mã để người gửi tiền tự đánh ký hiệu mật cho số tiền tiết kiệm của mình, nhân viên ngân hàng không được biết ký hiệu mật này, khi gửi tiền hoặc rút tiền ngoài việc điền các yêu cầu vào giấy đề nghị, khách hàng còn phải đánh vào máy đúng ký hiệu mật của số tiền đó, máy chỉ xuất tiền khi đúng ký hiệu mật. Đây là một hình thức tiết kiệm có độ an toàn cao, phù hợp với những khách hàng có số tiền gửi lớn và họ muốn giữ bí mật về số tiền gửi tại ngân hàng. Điều kiện thực hiện hình thức tiết kiệm này: Phải có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, trình độ công nghệ cao. (viii) Một số hình thức tiết kiệm khác: Tiết kiệm vị thành niên, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm học đường, tiết kiệm nhân thọ tiết kiệm việc làm, tiết kiệm mua ô tô, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm quay số mở thưởng theo định kỳ tiết kiệm, tiết kiệm kiểu lễ nghi, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng hay USD… là một số hình thức tiết kiệm mới mà Vietinbank nên triển khai nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi còn rất lớn trong dân cư. Các hình thức huy động vốn mới này rất phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 với các đặc trưng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tốc độ tăng đầu tư mới trong nước lớn và Thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng nhanh.


Điều kiện để các hình thức huy động vốn mới có thể thực hiện được là: (i) Tăng cường điểm giao dịch, gửi tiền: Đến cuối năm 2013, Vietinbank có hơn 1000 điểm huy động vốn của dân cư, bình quân mỗi điểm huy động được 80 tỷ đồng. Đến năm 2020, tổng số điểm huy động vốn dân cư dự kiến

lên 1200 điểm, tổng số

vốn huy động là: 100.000 tỷ

đồng đến 150.000 tỷ

đồng, điều đó hoàn toàn mang tính khả thi vì Vietinbank có hệ thống mạng

lưới chi nhánh, phòng giao dịch đóng trên tất cả

các tỉnh, thành phố

lớn là

những nơi tập trung dân cư, tập trung nhiều người có thu nhập cao. (ii) Trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, chương trình phần mềm hệ thống đã nối mạng từ trụ sở chính tới tất cả các phòng giao dịch. (iii) Trình độ chuyên môn, tác phong thái độ giao tiếp của nhân viên Vietinbank đã dần được nâng cao mang dấu ấn của văn hóa Vietinbank.

* Dịch vụ tài sản có

Dịch vụ tín dụng là loại hình dịch vụ cơ bản của các NHTM, ngày nay các sản phẩm dịch vụ tín dụng ngày càng được hoàn thiện hơn, đa dạng hơn, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Các loại hình dịch vụ tín dụng cần được Vietinbank tập trung phát triển trong thời gian tới là:

­ Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá: Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá là một dịch vụ tín dụng gián tiếp, ít rủi ro và không làm “đóng băng” vốn, thời hạn cho vay ngắn, nâng cao tính thanh khoản trong quản lý tài sản có của ngân hàng.

­ Tín dụng thấu chi: Thấu chi là một hình thức tín dụng ứng trước vào

tài khoản của khách hàng, ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng dư nợ

trong một thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai. Khách hàng được sử dụng quá số dư có trên tài khoản đến hạn mức đã thoả thuận trong một thời hạn nhất định thông qua hợp đồng thấu chi. Khách hàng được chủ động phát hành séc và các công cụ thanh toán khác từ tài khoản vãng lai trong phạm vị hạn mức.


Áp dụng hình thức thấu chi, khách hàng được hưởng phí rẻ, do chỉ phải trả tiền lãi theo số dư nợ, sử dụng vốn linh hoạt, chủ động vì gửi tiền vào thì giảm dư nợ, đồng thời được rút tiền ra bất kỳ nào trong phạm vi hạn mức

cho phép, thủ

tục, giấy tờ

đơn giản. Tín dụng thấu chi có một số

nhược

điểm: Ngân hàng sẽ khó giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng, nếu khách hàng không tự giác sẽ xảy ra tình trạng sử dụng quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận; tài khoản luôn dao động giữa dư nợ và dư có, nên số vốn mà ngân hàng phải cấp hoặc sử dụng cũng luôn biến động. Do vậy, ngân hàng phải lựa chọn khách hàng có đủ năng lực tài chính, giao dịch thường xuyên và có tín nhiệm cao đối với ngân hàng trong quan hệ tín dụng và các giao dịch khác để áp dụng hình thức tín dụng này.

­ Cho vay mua, bán chứng khoán: Thị trường chứng khoản Việt Nam đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2000, đến nay cả nước đã có trên 70 công ty chứng khoán được thành lập và đi và hoạt động, trong đó có Công ty chứng khoán Vietinbank. Các nhu cầu mới về tài chính phát sinh khi thị trường chứng khoán xuất hiện: Theo qui định của trung tâm giao dịch chứng khoán, khi đặt lệnh mua chứng khoán, người mua phải nộp đủ số tiền vào tài khoản của người mua đã mở tại ngân hàng, khi đặt lệnh bán, người bán phải lưu ký đủ số chứng khoán cần bán. Sau khi đã được khớp lệnh mua, bán phải sau một thời gian nhất định tiền mới chuyển về tài khoản của người bán, cũng như người mua mới nhận được chứng khoán. Nảy sinh nhu cầu: Người mua cần

vay tiền để

mua chứng khoán và vay

ứng trước tiền bán chứng khoán.

Vietinbank nên nhanh chóng phát triển các sản phẩm cho vay đơn giản, thuận tiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cho vay tạm ứng bán chứng khoán là một lĩnh vực đầu tư có tính an toàn cao, cần sớm triển khai thực hiện trước. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, nó còn tạo điều kiện để thu hút đông đảo khách hàng tham gia giao dịch tại công ty chứng khoán Vietinbank. Vì vậy, khi công


ty chứng khoán Vietinbank phối hợp với các chi nhánh Vietinbank phát triển dịch vụ này nhằm mở rộng khách hàng của mình.

­ Cho vay mua cổ phần: Thời gian qua, tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta diễn ra tương đối tốt, tuy nhiên chưa đạt theo yêu cầu, kế hoạch của nhà nước đặt ra. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là người lao động chưa đủ tiền để mua cổ phần tại doanh nghiệp mà họ đang làm. Để tận dụng cơ hội đó, Vietinbank cần triển khai thực hiện dịch vụ cho người lao động vay vốn mua cổ phần phát hành lần đầu tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Để đảm bảo an toàn vốn, chỉ

nên thực hiện dịch vụ

này

ở các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành

mạnh, có tín nhiệm với ngân hàng và đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

­ Mua và cho thuê tài sản: Trong cơ chế thị trường cạnh khanh khốc liệt, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải đầu tư thiết bị, máy móc, tài sản cố định, cải tiến, mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm hàng hoá. Trong điều kiện không có nguồn vốn, các doanh nghiệp có thể thuê tài sản của ngân hàng. Vietinbank cần triển khai gấp hình thức mua và cho thuê lại tài sản.

­ Cho thuê và bán tài sản trả góp: Trong quá trình cho vay vốn, phát sinh những khoản nợ quá hạn mà các khách hàng chưa trả được. Các ngân hàng quản lý một khối lượng tài sản thế chấp khá lớn của những khoản vay đó. Ngân hàng cần thu hồi vốn trong khi người dân và các TCKT không đủ tiền mua, mặc dù vẫn có nhu cầu mua và sử dụng tài sản. Do vậy Vietinbank nên cho thuê hoặc bán tài sản bằng hình thức trả góp nhằm thu hồi vốn nhanh hơn. Khi áp dụng hình thức này ngân hàng cũng với khách hàng tự định giá hoặc thông qua hội đồng định giá của Nhà nước để xác định giá trị tài sản mà ngân hàng bán và khách hàng cần mua, đồng thời hai bên thoả thuận thời gian, kỳ hạn trả góp, tiền lãi cho số nợ trả góp. Người mua trả góp được quyền sử


dụng ngay tài sản nhưng chỉ khi trả đủ số nợ trả góp cho ngân hàng thì khách hàng mới được nhận quyền sở hữu tài sản đó.

­ Cho vay tiêu dùng: Tại các nước phát triển, có các NHTM hiện đại, tín

dụng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của NHTM. Nhưng ở

nước ta hiện nay, các NHTM còn đang rất dè dặt khi mở rộng cho vay tiêu dùng, trong khi nhu cầu vay để mua nhà, mua xe, mua các tài sản cho giá trị lớn, vay để đi học… đang tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, phát triển các hình thức tín dụng tiêu dùng mới là điều cần thiết đối với Vietinbank để mở rộng tín dụng và thu hút khách hàng. Để việc cho vay vốn tiêu dùng an toàn và hiệu quả, khi cho vay Vietinbank cần kết hợp chặt chẽ với cơ sở bán hàng, khi nhận hàng, người mua hàng chỉ trả 20­30% giá trị hàng hoá, số còn lại ngân hàng cho vay, ngân hàng và người mua hàng ký kết hợp đồng về việc cấp tín dụng trả dần.

* Dịch vụ trung gian và ngoại bảng

­ Dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn không phải đầu tư vốn lớn nhưng mang lại thu nhập cho ngân hàng, thực hiện được việc kiểm soát khách hàng.

Tuy nhiên để

phát triển dịch vụ

này Vietibank cần phải có những thiết bị

phục vụ hiện đại, riêng có. Các chi nhánh Vietibank có thể thành lập các tổ tư vấn tại các phòng ban chuyên môn. Tại trụ sở chính có thể lồng chức năng tư vấn vào Trung tâm contact centre. Để thực hiện tốt dịch vụ này cần phối hợp với trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNN, các ngân hàng đại lý… để thu thập thông tin, và xử lý kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn của khách.

­ Thu hộ thuế, tiền phạt, điện, nước, điện thoại…: Nhờ màng lưới rộng khắp, với hơn 160 chi nhánh, 1000 phòng giao dịch, Vietinbank có thể làm dịch vụ thu hộ tiền thuế, tiền phạt, điện, nước, điện thoại… Dịch vụ này nên triển khai ở tất cả các chi nhánh của Vietinbank. Để thực hiện tốt


dịch vụ này ngân hàng cần ký hợp đồng thu tiền hộ với các cơ quan như: Bưu điện, Điện lực, Cơ quan thuế…

­ Dịch vụ kế toán và ngân hàng: Vietinbank có thể tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện có và đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ của mình để cung cấp cho các doanh nghiệp một loạt các dịch vụ kế toán và ngân quỹ, trả lương qua tài khoản, thu học phí, hạch toán sổ sách mua bán và cung cấp dữ liệu. Sử dụng dịch vụ này của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí và giảm thiểu bộ phận lao động tiền lương, kế toán ở doanh nghiệp. Các dịch vụ kế toán và ngân hàng phổ biến gồm:

+ Trả lương: Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho bộ phận chuyên trách của ngân hàng các thông tin cần thiết cho việc tính toán tiền lương hàng tuần hoặc hàng tháng của công nhân viên, ngân hàng sẽ tính toán cụ thể và in các phiếu báo trả lương cùng với bảng kê chi tiết từng khoản lương và bảng tổng hợp lương. Đồng thời ngân hàng thực hiện chi trả lương cho nhân viên doanh nghiệp qua hệ thống tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc thẻ ATM

+ Kế toán sổ sách mua bán: Những sổ sách này bao gồm các tài khoản của công ty ghi chép các giao dịch mua, bán với khách hàng và các nhà cung cấp. Sổ mua hàng bao gồm các thông tin về chủ nợ gồm các công ty, cá nhân mà doanh nghiệp còn nợ tiền, các giao dịch mua chịu, các khoản tiền đã thanh toán… Sổ bán hàng chứa đựng thông tin về các công nợ, về các giao dịch bán hàng chịu, các khoản tiền và séc đã nhận được…

Muốn phát triển dịch vụ

này, Vietinbank cần có những cán bộ

giỏi

nghiệp vụ kế toán và có thể bố trí họ trong phòng kế toán tại các chi nhánh. Trên cơ sở giao dịch với khách hàng, các nhân viên kế toán, tín dụng sẽ nắm được các khách hàng có nhu cầu kế toán sổ sách, từ đó đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

­ Dịch vụ bảo quản và ký gửi: Hiện nay Vietinbank mới thực hiện dịch vụ này ở một số chi nhánh lớn, đồng thời mới chỉ có dịch vụ cho thuê két sắt.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí