Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 1683560996 - 2



1. Lý do lựa chọn đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế này chính là việc ra đời của các liên kết khu vực và quốc tế như ASEAN, EU, WTO… mục tiêu là thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế, giảm dần và tiến tới xóa bỏ các hàng rào bảo hộ do các quốc gia áp đặt nhằm cản trở tự do hóa thương mại. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, với việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu quá trình hội nhập đầy đủ của Việt Nam vào kinh tế thế giới.

Có thể nói, việc chính thức là thành viên của WTO đem lại cho Việt Nam những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức. Đặc biệt, sau thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại càng trở nên gay gắt hơn với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài có nhiều tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quốc tế lâu đời. Vì vậy, đây cũng chính là cuộc chạy đua về vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhân lực , sản phẩm- dịch vụ… để xâm nhập thị trường tiềm năng và chiếm hữu thị phần. Việt Nam được đánh giá là thị trường mà các dịch vụ NHBL còn rất nhiều tiềm năng phát triển, Chính vì vậy, các ngân hàng Việt Nam cần có một cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động NHBL tại ngân hàng mình và từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động NHBL, nâng cao năng lực cạnh tranh,đưa ra những giải pháp hiệu quả phù hợp với biên động của thị trường và bắt kịp với xu hướng phát triển chung của lĩnh vực ngân hàng thế giới.

Là một trong những ngân hàng có thương hiệu và uy tín lớn tại Việt Nam, để luôn giữ vững được thị phần và không ngừng phát triển lớn mạnh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã lựa chọn phát triển dịch vụ


NHBL song song với các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Với sự đầu tư khá đồng bộ về vốn, công nghệ, nhân sự kết hợp với những thế mạnh vốn có về mạng lưới kênh phân phối, mạng lưới khách hàng, bước đầu NHCT đã đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực NHBL. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định cần khắc phục để có thể đẩy mạnh dịch vụ NHBL ở NHCT thời gian tới.

Nhận thức vấn đề trên và cũng là cán bộ đang công tác tại NHCT, với mong muốn NHCT phát triển bền vững trong xu thế hội nhập, tôi chọn đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

“Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”

2. Mục đích nghiên cứu

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 1683560996 - 2

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ NHBL tại NHTM;

Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHBL tại NHCT.

Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong thời gian tới nhằm hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ NHBL tại NHTM Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển các dịch vụ NHBL tại NHCT từ năm 2010 đến năm 2014; Định hướng giải pháp phát triển dịch vụ NHBL trong những năm tới.

4. Phương pháp nghiên cứu luận văn

* Trong nghiên cứu, luận văn đã kết hợp tổng hợp các phương pháp:

- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng;


- Sử dụng Phương pháp duy vật lịch sử

- Kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.

* Phương pháp thu thập, xử lý số liệu:

- Thu thập từ các Báo cáo thường niên; Bản công bố thông tin; Từ cơ quan thống kê;…

- Sử dụng các nghiên cứu khoa học, các tạp chí

- Khảo sát thực tế qua phiếu thăm dò ý kiến khách hàng.

5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến vấn đề “Phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTMVN” đã có nhiều tác giả tiếp cận ở các mảng nghiệp vụ và góc độ khác nhau. Một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến các nghiệp vụ trong hoạt động bán lẻ của NHTMVN trong thời gian qua như:

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng về “Phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Quảng Nam”

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Tuyết Lam về “Giải pháp Phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Trà Vinh”

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà về “Giải pháp Phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuân”

- Luận văn thạc sỹ “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ NHBL tại NHTM cổ phần Sài Gòn” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;

- Luận văn “Giải phát phát triển dịch vụ NHBL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành” của tác giả Phạm Thị Hà Giang trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội;

Các đề tài, công trình nghiên cứu này hoặc phân tích đánh giá hoạt động NHBL nói chung tại thị trường Việt Nam, hoặc chỉ tập trung vào đánh


giá tình hình phát triển dịch vụ này tại các NHTM cổ phần, nơi luôn coi phát triển dịch vụ NHBL là hoạt động kinh doanh chính yếu của mình; hay chỉ đánh giá hoạt động kinh doanh này tại một số chi nhánh ngân hàng. Do đó, tác giả mong muốn nghiên cứu đánh giá phát triển dịch vụ NHBL tại một NHTM quốc doanh lớn (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) với đối tượng khách hàng truyền thống là những doanh nghiệp, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước. Việc phát triển dịch vụ NHBL tại một ngân hàng như vậy sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian qua cũng như xem xét, kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đồng bộ, có tính thực tiễn cao nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ - một mảng hoạt động mang tính chiến lược của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới.

6. Kết quả nghiên cứu của luận văn.

- Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ bán lẻ của NHTM với vai trò độc lập nhằm phát triển bền vững hoạt động bán lẻ của NHTM.

- Về mặt nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương VN trong những năm gần đây, luận án đã chỉ rõ những kết quả nhất định đã đạt được, những tồn tại và hạn chế trong phát triển dịch vụ NHBL. Vì vậy tất yếu phải chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ NHBL để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các NHTM khác.

- Về tính ứng dụng thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Công thương VN để từ đó có đánh giá về những thành công, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng, đồng


thời có những nhận định về tiềm năng, chỉ ra xu thế phát triển dịch vụ bán lẻ để đưa ra các giải pháp có tính thực thi cao. Trên cơ sở quy mô, chiến lược phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương VN có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 03 chương:

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Khái quát về NHTM

1.1.1 Khái niệm và chức năng của NHTM

a. Khái niệm NHTM

NHTM là một trong các ngành công nghiệp ra đời sớm nhất. Nước Mỹ, NHTM đầu tiên được thành lập năm 1782, trước khi Hiến pháp liên bang được thông qua, nhiều NHTM được thành lập từ những năm 1800 đến nay vẫn đang hoạt động và mỗi một nước, luật NHTM có quy định khác nhau, người ta thường dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của Ngân hàng trên thị trường tài chính để đưa ra cách hiểu về NHTM.

Theo luật ngân hàng Pháp hàng năm 1941 thì "được coi Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính". Ở Ấn Độ, luật ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đã nêu: "Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ, đầu tư". Theo luật ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: "Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc,ngành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm...". NHTM thì có rất nhiều định nghĩa khác nhau và dựa trên tính chất cơ bản thì NHTM là nơi nhận tiền ký thác, tiền ký gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng, qua đó để phân biệt với các trung gian tài chính khác như: Các Công ty bảo hiểm, các


quỹ đầu tư... gọi chung là các tổ chức phi ngân hàng.

Ngân hàng có thể hiểu một cách đơn giản là một tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính (như huy động vốn, cho vay vốn, cung cấp dịch vụ thanh toán) để kiếm lời.

Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã xác định:“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.” (Khoản 2- Điều 20). Trong đó các “hoạt động ngân hàng” được quy định là “ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Khoản 7- Điều 20).

Như vậy có thể hiểu, ngân hàng là một tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động bao gồm: kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

b. Chức năng của NHTM

NHTM

.

* Chức năng trung gian tín dụng, NHTM làm "cầu nối" giữa người thừa vốn và người thiếu vốn và nó đã không chỉ đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế. Đối với ngân hàng, họ sẽ tìm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới

Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích


thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đây chính là chức năng quan trọng nhất của NHTM, nó quyết định sự duy trì và phát triển của Ngân hàng đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng sau:

* Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng ra thanh toán cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản khách hàng khác theo yêu cầu. Thông qua chức năng này Ngân hàng đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tiền của khách hàng, chi tiền hộ cho khách hàng. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức năng này của ngân hàng ngày càng được mở rộng.

Thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống NHTM góp phần phát triển nền kinh tế. Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro, giảm chi phí thanh toán cho khách hàng đồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của khách hàng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng tăng. Đối với NHTM chức năng này góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Hơn nữa, nó lại tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở để hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.

* Chức năng tạo tiền: Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng.

Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đã để lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí