hay khi bảo lãnh phát hành cổ phiếu… Hiện nay hệ thống tín dụng của các DN phụ trợ vừa và nhỏ có 3 hình thức: các tổ chức bảo lãnh tín dụng do chính phủ bảo trợ, các quỹ bảo lãnh tín dụng do các DNVVN lập ra để tương trợ nhau, các công ty bảo lãnh thương mại do tư nhân đầu tư. Trong đó các tổ chức tín dụng do chính phủ bảo trợ chiếm vai trò quan trọng nhất và chiếm tới 90% nguồn tín dụng được bảo lãnh.
Trong năm 2001, Trung quốc đã thông qua một số đạo luật và quy định, trong đó phải kể đến “ quy định tạm thời về hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN” và “ các phương pháp quản lý bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN”. Đến cuối năm đó, Trung Quốc đã có 528 tổ chức bảo lãnh tín dụng vừa và nhỏ, tăng tổng nguồn vốn lên 15,53 tỷ NDT và bảo lãnh cho 17.897 doanh nghiệp với khoản vốn được bảo lãnh là 39,3 tỷ NDT. Các doanh nghiệp được bảo lãnh đã tăng 2,7 tỷ NDT lợi nhuận trước thuế và 146.000 lao động mới, giảm nhẹ những khó khăn của DN về tài chính ở một mức độ nào đó.
Đến năm 2003, Trung Quốc đã thiết lập gần 1000 tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các DN phụ trợ vừa và nhỏ với tổng nguồn vốn là 28,7 tỷ NDT, cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho 50.000 DN với tổng giá trị bảo lãnh lên gần 120 tỷ NDT ( tương đương 14,5 tỷ USD).
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc còn có các hỗ trợ khác như thông thoáng các thủ tục trong việc xin cấp đất hoặc thuê đất để làm mặt bằng, nới lỏng các quy định thế chấp, cho phép các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ dùng mặt bằng kinh doanh để thế chấp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNVVN trong việc tiếp cận và vay vốn.
5. Hỗ trợ kỹ thuật
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Cnpt Ở Các Dnvvn Của Trung Quốc
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Cnpt Ở Các Dnvvn Trung Quốc
- Đối Với Các Doanh Nghiệp Nhà Nước.
- Thực Trạng Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Ở Một Số Ngành
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Trung Quốc
- Chính Sách Về Thuế Nhập Khẩu Nguyên Phụ Liệu, Linh Kiện, Phụ Tùng
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Một thách thức có tính nội tại nhưng không phải là nhỏ đối với các DNVVN là công nghệ lạc hậu và khả năng của người lao động về công nghệ
kỹ thuật hiện đại không cao. Do vậy hỗ trợ kỹ thuật ở đây bao hàm cả hỗ trợ về mặt công nghệ và hỗ trợ về kỹ năng kỹ thuật.
5.1. Chính sách hỗ trợ về công nghệ.
Để góp phần giúp các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ tháo gỡ những khó khăn về công nghệ, từ đầu những năm 1990 đến nay, các cơ quan Trung Quốc và các ban ngành hữu quan ở địa phương đã hỗ trợ các DN phụ trợ vừa và nhỏ tìm mua hoặc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hỗ trợ vốn, cung cấp thông tin, thành lập những trung tâm hỗ trợ dịch vụ để tư vấn và giúp đỡ các DNVVN trong việc cải tiến công nghệ đã mua hay nhận chuyển giao đó sao cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế, khuyến khích đầu tư vào các ngành khoa học kỹ thuật.
Từ năm 1997 Trung Quốc đã thiết lập được các trung tâm kỹ thuật ở địa phương hoặc trung tâm chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cho các DN phụ trợ vừa và nhỏ ở Thanh Đảo, Hà Bắc, Liêu Châu và các thành phố khác. Trung Quốc cũng đồng thời thiết lập và nâng cấp các chi nhánh dịch vụ hỗ trợ cải tiến kỹ thuật. Từ năm 1998, Trung Quốc đã trích quỹ 1 tỷ NDT và khoản vốn 2 tỷ NDT để hỗ trợ các hoạt động đổi mới và cải tiến kỹ thuật cho các DNVVN trong lĩnh vực CNPT. Năm 1999, chương trình quỹ cải tiến cho các DNVVN lần thứ 3 đã cấp 2,12 triệu NDT cho 277 dự án cải tiến liên quan đến DN phụ trợ vừa và nhỏ. Năm 2002, Trung Quốc công bố “ Chính sách công nghiệp quốc gia” với mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó có các doanh nghiệp CNPT tăng nguồn vốn trên thị trường chứng khoán và tăng cường khả năng công nghệ bằng các biện pháp tài chính như các ưu đãi về dịch vụ công cộng và thuế. Trong vòng 5 năm từ 2000- 2005, Uỷ ban kinh tế và thương mại nhà nước đã cấp khoảng 3,7 tỷ NDT cho hoạt động cải tiến công nghệ, hỗ trợ khoảng 12.500 dự án cải tiến công nghệ. Điều 30, luật “ Thúc đẩy phát triển DNVVN” chỉ rõ các cơ quan chức năng liên quan sẽ phải
thiết lập các chính sách hỗ trợ các DN về lập kế hoạch, sử dụng đất, về tài chính và thuế để thúc đẩy việc thành lập các tổ chức dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, thành lập các trung tâm xúc tiến sản xuất. Cho đến năm 2005, Trung Quốc đã có 40 trung tâm hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, 500 trung tâm hỗ trợ tăng năng suất lao động và hơn 100 trung tâm công nghệ cao, gần 100 trang web cung cấp dịch vụ kỹ thuật.
Trung Quốc tập trung vào thành lập hệ thống dịch vụ công cho các DNVVN bằng cách xây dựng các khu DNVVN tập trung, ví dụ như khu DN phụ trợ vừa và nhỏ tập trung Thiên Tân. Các DN trong khu tập trung này chủ yếu cung cấp bộ phận, linh kiện và các dịch vụ cho các công ty đa quốc gia nằm trong Khu Kinh tế và Công nghệ Thiên Tân.
Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy việc thành lập các tổ chức dịch vụ trung gian, các hiệp hội công nghiệp, các doanh nghiệp định hướng khoa học và công nghệ để cung cấp các dịch vụ liên quan đến thông tin công nghệ, tư vấn, chuyển giao, các dịch vụ phát triển sản phẩm và công nghệ.
Ngoài ra còn nhiều hỗ trợ khác như t hu hút và điều động lực lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào những lĩnh vực phát triển của các DNVVN ngành CNPT và mở rộng, thu hút đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Chính phủ đã có những chính sách cụ thể đề cập tới các vấn đề như ưu đãi thuế, quản lý tài sản nhà nước, chế độ bảo hiểm xã hội, cải cách chế độ nhân sự, xây dựng chế độ quản lý nội bộ, mở rộng hơn nữa tỷ lệ đầu tư cổ phần vào việc nghiên cứu những khoa học kỹ thuật cao, thúc đẩy những sáng tạo mới trong khoa học và tạo ra những bước đột phá trong cơ cấu ngành nghề.
Nhà nước còn cho phép các trường đại học, cao đẳng và những cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật có những nhân viên kỹ thuật kiêm chức hoặc có thể được rời bỏ chức vụ hiện có để tham gia vào việc thành lập doanh nghiệp mới, khích lệ một số lượng lớn nhân viên khoa học kỹ thuật tham gia vào việc cơ cấu lại ngành nghề. Năm 1999, Quốc vụ viện đã đưa ra văn kiện “ quy định tạm thời về ngân sách dành cho sáng tạo khoa học kỹ thuật của các DNVVN”. Theo quy định này, các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật vừa và nhỏ được giúp đỡ trên các mặt như vốn đầu tư, viện trợ không hoàn lại hay đầu tư vào những hạng mục có sức cạnh tranh trên thị trường và những ngành nghề có tiềm lực khoa học kỹ thuật cao.
5.2. Hỗ trợ về phát triển các kỹ năng khác.
Kiến thức thị trường, khả năng tìm hiểu và nghiên cứu thông tin, khả năng quản lý kinh doanh trong môi trường quốc tế của đội ngũ quản lý và trình độ công nghệ của đội ngũ kỹ sư, công nhân là một yếu tố quan trọng trong việc thành bại của một doanh nghiệp làm CNPT. Thế nhưng đó lại là những điểm yếu của DNVVN nói chung, ở Trung Quốc nói riêng.
Để khắc phục những nhược điểm này Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện và phát triển các kỹ năng cho đội ngũ DNVVN. Năm 2003, Bộ Tài Chính Trung Quốc đã tổ chức một loạt chương trình đào tạo, tập trung những kiến thức cơ bản về quản lý kinh doanh, hệ thống tín dụng, thông tin và mạng lưới công nghệ, phát triển công nghiệp với sự tham gia của 2200 DN phụ trợ vừa và nhỏ. Cũng trong năm đó, Chính Phủ Trung Quốc đã phân bổ các nguồn quỹ đặc biệt để phát triển DN phụ trợ vừa và nhỏ, cung cấp dịch vụ đào tạo cho hơn 2000 chủ doanh nghiệp, thành lập một hệ thống đánh giá mức độ tín dụng cho hơn 400 DNVVN ngành CNPT ở 5 thành phố lớn và giúp đỡ hơn 100 doanh nghiệp ở các thành
phố khác như Thượng Hải, Trùng Khánh bắt đầu kinh doanh. Năm 2005, số tiền được phân bổ cho các hoạt động trên lên đến con số 5 tỷ NDT.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc rất khuyến khích và hỗ trợ các DNVVN thiết lập mối quan hệ với các trường đại học, các viện nghiên cứu cùng tham gia các hoạt động cải tiến công nghệ, hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). Trung Quốc cũng hết sức quan tâm đầu tư cho giáo dục để tạo nguồn nhân lực cao cấp, tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học. Đồng thời, Chính Phủ và chính quyền các địa phương thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động như mở các lớp thực tập ngắn hạn, nang cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kinh doanh và người lao động.
6. Chính sách phát triển thị trường
6.1. Thành lập quỹ phát triển thị trường quốc tế.
Năm 2001 Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Quỹ phát triển thị trường quốc tế cho DNVVN. Nguồn quỹ này đã hỗ trợ hàng tỷ NDT cho hơn 40.000 DNVVN để thực hiện các dự án trên thị trường quốc tế. Trong một chừng mực nào đó, nguồn hỗ trợ này đã giảm bớt sự yếu kém của các DNVVN Trung Quốc trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp phụ trợ đương nhiên được hưởng lợi từ nguồn hỗ trợ này.
6.2. Tổ chức các cuộc triển lãm.
Chính Phủ Trung Quốc cũng thường xuyên tổ chức các triển lãm công nghiệp để tạo điều kiện cho các DNVVN giới thiệu về công ty và sản phẩm của mình. Cho đến năm 2007, đã có gần 1000 cuộc triển lãm công nghiệp phụ trợ dành cho DNVVN được tổ chức bởi các tổ chức có liên quan hoặc các nhà tổ chức triển lãm. Đồng thời, có khoảng 510 cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức ở nước ngoài mỗi năm với diện tích khu vực triển lãm lên tới 140.000
km2. Các cuộc triển lãm này đã giúp các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ tiếp cận với thị trường thế giới, tạo cơ hội và điều kiện cho việc bán hàng và ký hợp đồng kinh doanh.
6.3. Xúc tiến liên kết giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI, các công ty đa quốc gia.
Trong phát triển kinh tế thế giới ngày nay, các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế quốc tế. Với nguồn lực to lớn về tài chính, khoa học và công nghệ, các tập đoàn này có mạng lưới sản xuất và phân phối rộng với chiến lược phát triển và thương hiệu thống nhất, các bộ phận trong mạng lưới chuyên môn hoá cao. Đặc biệt, các tập đoàn này là những bậc thầy về R&D. Hoạt động R&D của họ là một dự án chứ không đơn thuần là một bộ phận hay phòng ban. Khi đầu tư vào một nước, họ cần những nhà cung ứng tham gia vào việc hình thành chuỗi giá trị toàn cầu của mình. Do vậy, để thúc đẩy CNPT ở các DNVVN, cần phải tận dụng những lợi thế của các tập đoàn.
Theo chương V, luật “ Thúc đẩy phát triển DNVVN” năm 2003, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn và các DNVVN liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, phát triển công nghệ và cải tiến kỹ thuật trên cơ sở thị trường phân bổ các nguồn lực nhằm tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển của DNVVN.
Các ngành, các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là ở các đặc khu kinh tế, các trung tâm tập trung DNVVN cũng hỗ trợ các DNVVN ở địa phương mình bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có:
(1)Tạo cơ sở dữ liệu về CNPT và các DNVVN làm CNPT ở địa phương mình một cách đầy đủ và chính xác để giới thiệu và tạo điều kiện giúp các công ty lớn dễ dàng tìm được nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ
(2) Cung cấp thông tin cho các DNVVN trong nước về các nhà lắp ráp để tạo ra sự cân bằng vị trí đàm phán giữa người mua và người bán.
6.4. Hướng dẫn và giúp đỡ các DNVVN tăng cường xuất khẩu và trao đổi sản phẩm
Thường xuyên tổ chức triển lãm công nghiệp ở trong và ngoài nước, cung cấp thông tin về thị trường, đặt các cục xúc tiến thương mại tại các nước trên thế giới, giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các linh kiện phụ tùng, giảm bớt các thủ tục hải quan, nới lỏng các quy định trong hoạt động ngoại thương, trao đặc quyền cho ban quản lý các đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong hoạt động xuất nhập khẩu… là những nỗ lực mà Trung Quốc thực hiện nhằm thúc đẩy hạot động ngoại thương, thu hút đầu tư và phần nào giúp đỡ các DNVVN xuất khẩu sản phẩm.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNPT Ở TRUNG QUỐC
1. Tác động của CNPT đối với các DNVVN Trung Quốc
Đặc điểm nổi bật nhất của các ngành CNPT là tính chuyên môn hoá cao. Chính đặc tính này sinh ra mối quan hệ tác động qua lại giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ. Các DNVVN với lợi thế về lao động và cơ chế hoat động linh hoạt sẽ tập trung chuyên môn để sản xuất từng bộ phận, thiết bị nhỏ, khắc phục mâu thuẫn về yêu cầu vốn lớn trong ngành CNPT và khả năng hạn chế của các doanh nghiệp. Ngược lại các doanh nghiệp lớn với thế mạnh về vốn và công nghệ sẽ nắm giữ việc sản xuất các linh kiện phức tạp cũng như công nghệ lắp ráp và các bí quyết kỹ thuật quan trọng. Phát triển CNPT cho các DNVVN là hết sức cần thiết.
Ở Trung Quốc chính sách phát triển CNPT đã có ảnh hưởng lớn đối với các DNVVN trên nhiều mặt.
- Về số lượng doanh nghiệp: CNPT phát triển đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp mới ra đời theo đúng quy luật cung cầu. Khi FDI vào Trung Quốc ngày môt nhiều thì các doanh nghiệp sản xuất- lắp ráp cũng như nhu cầu về nguyên phụ liệu, linh kiện phụ tùng không ngừng tăng. Cầu tăng đòi hỏi cung tăng. Do vậy hàng loạt doanh nghiệp phụ trợ được thành lập. Các nhà máy, xí nghiệp hương trấn, xưởng sản xuất nhỏ mạnh dạn vay vốn đầu tư. Các xưởng may gia công thiếu việc làm chuyển sang sản xuất phụ liệu cho các nhà máy lớn, có tên tuổi. Tính đến năm 2007 Trung Quốc có hàng trăm ngàn doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ, trong đó khoảng 4000 DNVVN cung cấp linh kiện ô tô, 7000 doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu dệt may,…
- Về doanh thu: Cùng với số lượng không ngừng gia tăng, doanh thu của các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ cũng ngày càng lớn. Trước đây khi chủ yếu gia công cho nước ngoài hay cung ứng các thành phẩm giá rẻ, các sản phẩm phụ trợ đơn giản các DNVVN Trung Quốc không tạo ra được nhiều giá trị gia tăng trong sản phẩm nên doanh thu thấp. CNPT phát triển, đầu tư và bán những sản phẩm giá cao nên doanh thu thu về lớn hơn trước nhiều. Lấy ví dụ doanh nghiệp Wan Xiang, một thành công điển hình trong ngành cung cấp phụ tùng ô tô. Những năm 70,80 chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, Wan Xiang thu lãi bình quân 10.000 NDT mỗi ngày, đến năm 2006 doanh thu của doanh nghiệp này đã lên đến con số 3,3 tỷ USD. Doanh thu trung bình của các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ trong giai đoạn 2000- 2005 tăng 31,82%
- Về sản phẩm: Giai đoạn đầu các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ của Trung Quốc chủ yếu sản xuất các sản phẩm đơn gian, hàm lượng công nghệ thấp, chủ yếu tận dụng giá nhân công rẻ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu trong