Đối Với Các Doanh Nghiệp Nhà Nước.


nghiệp tập thể như chế độ hợp tác cổ phần; tiến hành đồng bộ các biện pháp cải cách như khoán, cho thuê, sáp nhập, bán… Trong “Chính sách công nghiệp quốc gia năm 2002” Nhà nước đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp hương trấn dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, coi trọng quản lý khoa học, nâng cao chất lượng và hiệu quả doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này đã liên kết “ sản xuất- học tập- nghiên cứu” với các viện, các trường đại học ở địa phương. Các đơn vị nghiên cứu có khoa học, có chuyên gia, có kỹ thuật, các doanh nghiệp hương trấn có vốn, có mặt bằng. Họ liên kết khiến cho những thành quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng chuyển hoá thành sức sản xuất. Tuy rằng, những nghiên cứu ở mức độ này và tiềm lực vốn của các doanh nghiệp hương trấn không thể tạo ra công nghệ thay thế công nghệ hiện đại trong sản xuất CNPT nhưng nó cũng góp phần cải tiến trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả.


1.2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Trong ngành CNPT vốn đã quen sản xuất theo kiểu tích hợp từ trên xuống nên chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp này cung cấp không được chấp nhận trên thị trường, thường chỉ tiêu thụ nội bộ. Chính vì vậy Trung Quốc đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm cải cách khu vực này, đi sâu cải cách doanh nghiệp quốc hữu loại nhỏ.


Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1992 chỉ rõ: “ Có thể cho thuê hoặc bán một số doanh nghiệp quốc hữu loại nhỏ cho tập thể, cá nhân kinh doanh”. Hội nghị TW 3 khoá XIV năm 1993 nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp quốc hữu loại nhỏ có thể thực hiện chế độ khoán kinh doanh, cho thuê vốn kinh doanh, có thẻ chuyển sang chế độ hợp tác cổ phần, cũng có thể bán cho tập thể hoặc cá nhân”. Sau Hội nghị TW 7 khoá XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung quốc thực hiện bỏ quyền sở hữu tài sản Nhà nước trong các DNVVN thuộc các lĩnh vực cạnh tranh thông thường để tập trung vào


chuyển đổi cơ chế kinh doanh các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, xây dựng chế độ kinh doanh hiện đại. Chủ trương này nhanh chóng lan ra trên diện rộng, trở thành lựa chọn đầu tiên của cải cách doanh nghiệp tập thể.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hiện nay chủ yếu các đơn hàng do các doanh nghiệp lớn đảm nhận sau đó phân ra cho các DNVVN có quan hệ dựa trên cơ sở hợp đồng. Chính sách trên đã kết thúc kiểu sản xuất bó chân lẫn nhau của các doanh nghiệp Nhà nước trước đây trong ngành CNPT.


Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 6

1.3. Đối với các doanh nghiệp phi công hữu

Dưới chế độ bao cấp kế hoạch hoá trước năm 1978, chế độ phi công hữu bị coi là đối lập, không thể cùng tồn tại với chế độ công hữu. Việc không cho phép phát triển kinh tế tư nhân dẫn tới nền kinh tế trì trệ trong một thời gian dài, nguồn lực bị lãng phí nghiêm trọng. Từ sau khi tiến hành cải cách mở cửa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của “ sự bổ sung cần thiết” là thành phần kinh tế phi công hữu. Các chính sách lần lượt được đưa ra để hỗ trợ sự phát triển của khu vực kinh tế này. Các doanh nghiệp phi công hữu dần từng bước phát triển trở thành điểm tăng trưởng kinh tế quan trọng, góp phần giải quyết những khó khăn ngành nghề, nâng cao mức sống nhân dân.


2. Tạo dựng môi trường pháp lý bình đẳng.

Trước đây, các nhà đầu tư rất ngại đầu tư tại Trung Quốc do sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Kể từ sau khi cải cách kinh tế, đặc biệt là để thu hút đầu tư nước ngoài và đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua môi trường pháp lý bình đẳng. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho các DNVVN nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Các chính sách


cơ bản mà Chính Phủ đưa ra thông qua “ Luật doanh nghiệp”: Bảo đảm quyền lợi tài sản tư hữu như tài sản công hữu, không ai được xâm phạm; thu thuế công bằng; thực hiện bình đẳng về mọi mặt; xoá bỏ những lo lắng cho khu vực doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ, khuyến khích tăng đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cấp doanh nghiệp. Với chính sách như vậy, khu vực tư nhân từ chỗ bị coi là “cái đuôi của chủ nghĩa tư bản” chuyển sang “ cùng phát triển” với kinh tế công hữu. Đây quả là một bước tiến lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân. Nhờ an tâm quyền lợi tài sản được đảm bảo, các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ chuyên tâm vào sản xuất, phát huy tính tích cực, sáng tạo và nhạy bén của mình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội và chính bản thân doanh nghiệp.


3. Ưu đãi về thuế

Thuế chính là công cụ điều tiết và kiểm soát hiệu quả của Nhà nước. Cuối năm 1999 và đầu năm 2000, Bộ tài chính và Cục thuế nhà nước đưa ra thông báo về việc thu thuế khuyến khích các doanh nghiệp “ tăng cường sáng tạo kỹ thuật, phát triển kỹ thuật cao, thực hiện nâng cấp ngành nghề”. Tháng 7 năm 2000, các cơ quan này lại dưa ra những khích lệ phát triển như: miễn giảm thuế doanh nghiệp, tăng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và thuế bán lẻ,…


Các địa phương cũng đưa ra những chính sách ưu đãi ở địa phương mình như chính sách thu hút nhân tài, hạ thấp những chỉ tiêu đăng ký của các doanh nghiệp, khích lệ các DNVVN kỹ thuật cao phát triển, tăng đầu tư tài chính, xây dựng ngân sách dành cho sáng tạo khoa học kỹ thuật cao, tiến hành cấp giấy phép phát minh và phụ cấp thêm để duy trì hoạt động sáng tạo kỹ thuật… Các ưu đãi ở đặc khu kinh tế còn lớn hơn nữa.


Cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu như sau:


3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 1994, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 33%. Để khuyến khích các DNVVN, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống còn 18% nếu như lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp ít hơn 30.000 NDT, và 27% nếu lợi nhuận lớn hơn 30.000 NDT nhưng nhỏ hơn 100.000 NDT.


Từ tháng 7 năm 1998, các doanh nghiệp nhỏ có doanh thu hàng năm ít hơn 1,8 triệu NDT thì mức thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm từ 4% trở lên theo quy định( mức thuế giá trị gia tăng trước thời điểm đó là 17% ). Tuy nhiên, các DNVVN hoạt động trong ngành công nghiệp hiện bị tính thuế giá trị gia tăng cao hơn giá trị gia tăng thực tế và không được hoàn thuế. Trong thời gian tới,Trung Quốc sẽ đưa ra quy định tính thuế giá trị gia tăng định hướng tiêu dùng thay vì định hướng sản xuất như hiện nay để khuyến khích hơn nữa các DNVVN tham gia sản xuất CNPT.


Căn cứ theo điều 24, Luật thúc đẩy phát triển các DNVVN năm 2003 thì các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực CNPT sẽ được giảm thuế và miễn thuế nhiều hơn các doanh nghiệp ngoài ngành CNPT từ 2-3 năm. Nếu như doanh nghiệp tạo được việc làm cho những người thất nghiệp và số người thất nghiệp đó chiếm hơn 60% tổng số công nhân của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm.


Đặc biệt, nếu các DNVVN này đầu tư vào đặc khu kinh tế thì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ chỉ còn là 15 %. Nếu doanh nghiệp có trên 70% sản phẩm xuất khẩu thì được giảm thêm 5% nữa. Nếu thời gian kinh doanh tại đặc khu lớn hơn 10 năm thì thời gian miễn thuế là 5 năm theo phương thức 2 + 3 tức là doanh nghiệp được miễn thuế trong 2 năm đầu và 3 năm tiếp theo được giảm 50% thuế thu nhập.


3.2. Thuế xuất nhập khẩu

Giảm thuế quan sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt chi phí của các nhà lắp ráp và có thể biến quốc gia thành cơ sở xuất khẩu những thành phẩm. Hơn thế nữa, không phải quốc gia nào cũng sở hữu đầy đủ các loại nguyên liệu thô, do đó việc giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu thô sẽ góp phần giảm chi phí cho các doanh nghiệp phụ trợ.


Để thúc đẩy các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ, Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được tính theo nguyên tắc: thuế đối với nguyên liệu thô thấp, thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng sẽ thấp hơn thuế đánh vào sản phẩm hoàn chỉnh, thực hiện tự do hoá nhập khẩu linh kiện... Hiện nay, mức thuế trung bình cho các loại linh, phụ kiện nhập khẩu chỉ xoay quanh con số 9%. Các mặt hàng xuất khẩu thuế suất thường chỉ từ 0% đến 5%.


4. Ưu đãi về tài chính, tín dụng

4.1. Hỗ trợ về tài chính

Với các DNVVN hoạt động trong ngành CNPT thì vốn và tiếp cận các nguồn vốn trực tiếp từ thị trường tài chính được xem là khó khăn lớn nhất. Tuy nhiên, trên 80% doanh nghiệp không thể vay được vốn từ các ngân hàng. Do vậy, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các DN phụ trợ vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn khác nhau:


- Nguồn vốn ngân hàng: Theo công bố của Ngân hàng nhân dân Trung Hoa, 3/4 các khoản cho vay từ các tổ chức tài chính của Trung Quốc được xếp vào loại các khoản vay lưu động. Trong đó tỷ lệ các khoản vay lưu động của các ngân hàng và các tổ chức tài chính dành cho các DN phụ trợ vừa và nhỏ đã tăng lên đáng kể. Nhà nước dành 20% tổng vốn cho vay của 4 ngân hàng nhà nước lớn trong nguồn tín dụng chính thức cho khu vực tư nhân. Tuy


nhiên các ngân hàng rất ngần ngại khi cho các DNVVN vay vì một số nguyên nhân: Thứ nhất, số tiền vay nhỏ nên các ngân hàng không kiếm được nhiều lợi nhuận từ hoạt động cho vay đó: Thứ hai, các DNVVN hầu như không có sổ sách tài chính minh bạch, không được kiểm toán nên chi phí liên quan đến việc xác định chính xác thông tin tài chính của DNVVN nhất là doanh nghiệp tư nhân rất cao, đôi khi lớn hơn với doanh nghiệp lớn: Thứ ba, các DNVVN có nguồn tài sản hạn chế nên nguồn thế chấp cũng hạn chế. Điều này khiến các ngân hàng e ngại về khả năng thanh toán của các DNVVN. Cũng chính vì những vấn đề này, Nhà nước khuyến khích các DNVVN ngành CNPT nhất là các doanh nghiệp tư nhân cần phải có một chế độ kế toán minh bạch, thống nhất theo tiêu chuẩn, thực hiện các dự án đầu tư có tính thuyết phục cao và xây dựng uy tín trên thương trường để vay được các khoản vay tín chấp từ ngân hàng.


- Nguồn vốn cổ phần tư nhân: Vốn cổ phần tư nhân, đặc biệt là thị trường vốn đầu tư mạo hiểm là một kênh cung cấp vốn còn rất mới song đem lại hiệu quả cao cho các DNVVN Trung Quốc. Chính những khó khăn trong việc tiếp cận vốn nhà nước đã khiến các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tìm cách tiếp cận tới nguồn vốn này. Gần đây, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã thành lập quỹ vốn đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ thêm cho các DNVVN. Bên cạnh đó, các công ty kinh doanh chứng khoán, các sở giao dịch tài sản, các quỹ tín dụng uỷ thác và các công ty đầu tư đã tạo điều kiện để đầu tư tư nhân tham gia vào việc cấp vốn cổ phần cho các doanh nghiệp tư nhân một cách có tổ chức và dài hạn. Không chỉ vậy các doanh nghiệp nhà nước lớn được niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng tham gia cung cấp vốn kinh doanh mạo hiểm cho các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đang tăng trưởng.


- Vốn trên thị trường chứng khoán: Đặc điểm lớn nhất của thị trường chứng khoán là khả năng tập hợp nhiều nguồn tiền nhỏ để cung cấp cho một nhu cầu tiền lớn cùng một lúc, nó có thể tạo ra sự thu hút vốn lớn cho các dự án khổng lồ mà không một ngân hàng nào có thể tự đứng ra cho vay. Do đó thị trường chứng khoán luôn là kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các DNVVN để có thể tiếp cận nguồn vốn này còn nhiều khó khăn do hệ thống hạn ngạch và các đòi hỏi về quy mô. Mặc dù không có điều nào trong Luật chứng khoán và các quy định hành chính công khai ngăn cản các DNVVN niêm yết ra công chúng nhưng trên thực tế thị trường chứng khoán Trung Quốc chủ yếu cấp vốn cho các doanh nghiệp quốc hữu để cải cách các doanh nghiệp này.


Để khuyến khích các DNVVN có thể huy động được vốn trên TTCK, gần đây Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số quy định tạo điều kiện cho các DNVVN. Tháng 12 năm 1998, Luật Chứng khoán Trung Quốc được ban hành. Những quy tắc mới trong Luật đã mở đường cho các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước mua cổ phiếu loại A, dẫn đến sự có mặt nhiều hơn các tổ chức đầu tư. Tháng 3 năm 2000, “ Uỷ ban quản lý chứng khoán Trung Quốc” công bố xoá bỏ hệ thống hạn ngạch về niêm yết và người bảo lãnhphát hành sẽ quyết định thời điểm và việc định giá các chứng khoán mới. Chủ trương này đã tạo ra cơ hội lớn cho các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn lớn và dài hạn trên TTCK.


Năm 2001, Chính Phủ Trung Quốc đã sửa đổi hệ thống tiếp cận tín dụng trên toàn quốc giành cho DNVVN. Hệ thống này giúp lựa chọn, đánh giá và báo cáo tình hình tín dụng của các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ.


Cuối năm 2001, Phòng DNVVN đã công bố bản dự thảo về những hoạt động thử nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển tài chính cho DNVVN và chỉ ra những vấn đề mà các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ đang gặp phải.


Một hỗ trợ khác nữa từ phía Chính phủ đó là luật “Thúc đẩy phát triển DNVVN”. Luật này chỉ ra rằng: vấn đề DNVVN sẽ được đưa vào ngân sách tài chính quốc gia và sẽ có các nguồn vốn đặc biệt được giành riêng cho việc hỗ trợ phát triển DNVVN. Hiện nay, hàng năm Chính phủ Trung Quốc chi 1 tỷ NDT để hỗ trợ các DNVVN nhằm khuyến khích các donah nghiệp này phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ, kỹ thuật và thiết bị sản xuất hiện đại. Chính Phủ cũng chi 500 triệu NDT cho việc thành lập quỹ phát triển thị trường để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệ phụ trợ chủ động tiếp cận thị trường thế giới, tham gia cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường hợp tác và trao đổi kỹ thuật, công nghệ với nước ngoài. Những hỗ trợ này không những giúp khắc phục những điểm yếu của các doanh nghiệp CNPT vừa và nhỏ trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mà cả trong hành trình đổi mới công nghệ bởi lẽ các DNVVN thường thiếu hiểu biết về công nghệ thích hợp do không tiến hành các nghiên cứu hệ thống về công nghệ, công tác nghiên cứu thị trường còn yếu kém.


Theo Thứ trưởng tài chính Zhu Zhigang, năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã dành 3 tỷ NDT( 375 triệu USD) để hỗ trợ phát triển các DNVVN và hiện nay Bộ tài chính đang xem xét thông qua chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ nhiều hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩt sự phát triển của khu vực kinh tế này.


4.2. Hỗ trợ về đảm bảo tín dụng

Không những khó khăn về việc tiếp cận nguồn vốn, các DNVVN cũng gặp nhiều vấn đề nan giải trong việc bảo đảm tín dụng như các khoản thế chấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022