Cnpt Giúp Chuyển Giao Công Nghệ Từ Các Doanh Nghiệp Fdi


phải có chính sách thích hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển nhằm tăng quy mô cầu.


5.2. Thông tin

Trên bất cứ thị trường nào cũng xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng. Đặc biệt trong ngành CNPT sự chia sẻ và nắm bắt thông tin giữa các nhà cung cấp sản phẩm CNPT và các doanh nghiệp lắp ráp có ý nghĩa quyết định. Tình trạng thiếu thông tin sẽ cản trở giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà lắp ráp, nhất là các doanh nghiệp FDI. Khi phải tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nội địa, các nhà lắp ráp FDI sẽ không muốn đầu tư vào nước đó. Và như vậy CNPT sẽ không có cơ hội phát triển. ở trường hợp ngược lại, các nhà cung cấp nội địa muốn cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp này nhưng do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tiếp cận thông tin của các nhà sản xuất này còn hạn chế. Do đó cung không gặp được cầu, tất yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của CNPT.


5.3. Tiêu chuẩn chất lượng.

Sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng giữa nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệp lắp ráp cũng là một yếu tố cản trở CNPT. Khi các doanh nghiệp cung cấp phàn nàn về yêu cầu của các nhà lắp ráp là quá khắt khe còn các công ty lắp ráp cho rằng sản phẩm mình được cung cấp không đạt tiêu chuẩn thì sự khập khiễng đó sẽ dẫn tới tình trạng: trong khi các công ty lắp ráp thiếu hụt các loại linh kiện và phải bù đắp bằng cách nhập khẩu thì các nhà sản xuất lại không dám bỏ vốn đầu tư mua công nghệ đạt tiêu chuẩn của công ty lắp ráp vì sợ không có được các đơn hàng ổn định, lâu dài. Lấy ví dụ Canon Việt Nam, yêu cầu của Canon là dù sản xuất 100 hay 1000 sản phẩm thì chất lượng cũng phải đồng đều nhau và điều này phải được duy trì như một nguyên tắc bất di bất dịch. Thế nhưng doanh nghiệp Việt nam cung cấp linh kiện cho Canon, lần thứ nhất chất lượng rất tốt nhưng từ lần thứ hai trở đi đã có sự thay


đổi. Chính điều đó khiến Canon e ngại đối với các nhà cung cấp Việt Nam. Theo ý kiến của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành CNPT Việt Nam, việc sản xuất chủ yếu là học hỏi từ bạn bè hoặc đúc rút trong quá trình sản xuất nên việc đạt được sự đồng đều về chất lượng là rất khó. Nếu không được hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật thì sẽ thật khó để có được sự gặp gỡ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhà lắp ráp nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


5.4. Nguồn nhân lực

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 3

CNPT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. Có ý kiến cho rằng nguồn nhân lực còn quan trọng hơn máy móc hiện đại. Bởi lẽ máy móc, dây chuyền công nghệ thì nước nào cũng có thể sở hữu chúng. Do đó nếu chỉ đơn thuần dựa vào máy móc thì sẽ không tạo ra được khả năng cạnh tranh quốc tế. Sự thành công hay thất bại của nền CNPT của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia, những người trực tiếp vận hành, cải tiến máy móc và phát minh ra những phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn.


5.5. Chính sách của Chính Phủ

Để phát triển CNPT cần đến tính hai chiều giữa các công ty lắp ráp và các doanh ngiệp cung ứng. Tuy nhiên mối quan hệ này chưa thực sự rõ ràng, nhất là phía các công ty lắp ráp. Nhiều công ty có hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng chỉ dừng lại ở mức như gửi chuyên gia đào tạo tại chỗ, gửi bản vẽ,khuôn mẫu…Chính những yếu tố này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính Phủ. Giảm thuế quan và có nhiều ưu đãi về thuế là công cụ chính sách quan trọng mà Chính Phủ có thể sử dụng. Giảm thuế quan sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt chi phí của các nhà lắp ráp và có thể biến quốc gia thành cơ sở xuất khẩu những thành phẩm. Các ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khấu trừ thuế mua máy móc… sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư


vào CNPT. Các chính sách khác như hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đào tạo… cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngnàh CNPT.‌


II. TÁC ĐỘNG CỦA CNPT ĐỐI VỚI CÁC DN VỪA VÀ NHỎ

1. Phát huy các nguồn lực của doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ( DNVVN) trên thế giới đều có lợi thế về lao động, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản xuất nhưng lại kém lợi thế về vốn, công nghệ và trang thiết bị. Do đó doanh nghiệp khó có thể tự mình cung cấp những sản phẩm hoàn thiện. Bởi lẽ nó đòi hỏi một tiềm lực quá lớn so với khả năng của các doanh nghiệp. Nếu cứ sản xuất doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng nhũng công nghệ cũ, chi phí vốn không quá cao và do vậy chất lượng sản phẩm sẽ không đảm bảo, không được thị trường chấp nhận hoặc có một dung lượng thị trường vô cùng nhỏ hẹp. Không bán được hàng, doanh số thấp, lợi nhuận thấp dẫn đến tích luỹ thấp. Doanh nghiệp lại tiếp tục thiếu vốn để đầu tư cho máy móc. Mặt khác, do thiếu những qui chuẩn chất lượng và bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý rằng sản phẩm của mình đã không thể cạnh tranh trên thị trường nên công nhân thường làm việc kém nhiệt tình, không cẩn thận. Tất yếu là chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng kém. Doanh nghiệp rơi vào cái vòng luẩn quẩn và khó có thể đi lên được.


Ngược lại, chủ các DNVVN trong ngành CNPT thường là các kỹ sư hoặc thợ kỹ thuật lành nghề nên họ rất có kinh nghiệm về máy móc và thực tế sản xuất một bộ phận nào đó. Họ có thể sản xuất các linh kiện, bộ phận một cách hiệu quả hơn hẳn bất cứ một doanh nghiệp lớn nào. Do vậy, tham gia vào một khâu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng tức là hoạt động trong lĩnh vực CNPT quả là một giải pháp hữu hiệu đối với các DNVVN. Tham gia CNPT tức là chuyên môn hoá vào sản suất một loại sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp cần tập trung toàn bộ nguồn lực của mình. Doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực, mạnh dạn và tích cực hơn trong việc tìm kiếm


nguồn vốn đầu tư, sẽ phải nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sao cho có thể vận hành tốt máy móc hiện đại, sẽ phải nghiên cứu tìm hiểu những công nghệ phù hợp để giá không quá cao mà vẫn đảm bảo chất lượng….


Bên cạnh đó, do sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường sản phẩm CNPT, các doanh nghiệp phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến các hoạt động bán hàng sao cho hiệu quả. Bởi lẽ các DNVVN nhất là ở những nước đang phát triển thường rất kém và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động marketing. Họ thường thụ động trong kinh doanh, chỉ sản xuất ra và đợi đơn đặt hàng chứ hiếm khi thấy họ đi mời chào sản phẩm của mình. CNPT đã góp phần cải thiện đáng kể tư duy và phương thức kinh doanh của các DNVVN.


Như vậy, CNPT không chỉ tạo ra cơ hội mà còn tạo ra động lực thúc đẩy các DNVVN không ngừng đổi mới mình, nỗ lực phát huy nội lực.


2. Tận dụng ngoại lực

2.1. CNPT giúp chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI

Vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế. Các công ty nước ngoài chủ yếu là các công ty đa quốc gia thường chọn những nơi có nền CNPT phát triển nhằm cắt giảm chi phí trong khâu nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng. Nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI này hoặc là các công ty con của nó được đặt ở nước nhận đầu tư để tận dụng các ưu đãi đầu tư, hoặc là các công ty nước ngoài khác đặt ở thị trường nội địa hoặc là các DNVVN của nước nhận đầu tư.


Khi đầu tư vào một nước, đi cùng với các doanh nghiệp FDI này là máy móc, công nghệ được chuyển giao sang nước tiếp nhận đầu tư. Sự chuyển giao này được thực hiện theo các hình thức:


- Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp( intra- firm transfer): đây là hình thức chuyển giao công nghệ giữa các công ty đa quốc gia và các công ty con của nó.


- Chuyển giao giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp bản xứ hoạt động trong cùng ngành.


- Chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp ( vertical inter- firm transfer): doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp bản xứ sản xuất các sản phẩm trung gian cung cấp cho các doanh nghiệp FDI hoặc trường hợp doanh nghiệp bản xứ dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất thành phẩm cuối cùng.


Trong một số trường hợp, sau khi làm việc trong doanh nghiệp FDI một thời gian, nhân viên trong công ty tách ra mở công ty riêng và trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI này.


Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, doanh nghiệp FDI đã chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý sang cho các doanh nghiệp bản xứ. Và để thu hút đước các doanh nghiệp FDI thì CNPT phải phát triển. Đây là hiệu quả lan toả mà các DNVVN cần tranh thủ tận dụng.


2.2. Đa dạng hoá cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành CNPT đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp FDI

CNPT phát triển góp phần thu hút đầu tư nước ngoài nhờ cải thiện môi trường đầu tư. Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào một nước luôn mong muốn tìm được các nhà cung cấp nội địa để cắt giảm chi phí. Đó chính là cơ hội cho các doanh nghiệp bản xứ.

Trước khi các doanh nghiệp FDI đến đầu tư hầu hết các doanh nghiệp đều tự sản xuất theo mẫu mã, thiết kế và tiêu chuẩn chất lượng của mình rồi bán ra


trên thị trường. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp kiểu này còn rất hạn chế.

Đồng thời với sự gia tăng của các doanh nghiệp FDI mà chủ yếu là các công ty đa quốc gia là sự xuất hiện các công ty con do các công ty đa quốc gia này thành lập hoặc các doanh nghiệp nội địa cung cấp linh phụ kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp FDI. Như vậy ngành CNPT đã có thêm các loại hình doanh nghiệp mới có mối quan hệ dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác hoặc quan hệ trực thuộc công ty mẹ- con với doanh nghiệp FDI.

Sau một thời gian hoạt động của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp bản xứ đã có thể phần nào nắm được công nghệ và nâng cao trình độ kinh doanh, trình độ quản lý… thông qua chuyển giao công nghệ. Họ thành lập công ty mới với hoạt động kinh doanh chủ yếu là: cung cấp một loại linh kiện cho doanh nghiệp FDI; hoặc cạnh tranh với các công ty con của doanh nghiệp FDI trong việc cung ứng; hoặc mua linh kiện từ các doanh nghiệp FDI để sản xuất các thành phẩm cuối cùng và cạnh trạnh trên thị trường; hoặc xuất khẩu linh phụ kiện…

Như vậy khi số lượng các doanh nghiệp FDI tăng lên nhờ CNPT phát triển thì các doanh nghiệp cung ứng trong nước không chỉ tăng lên về số lượng mà cả cơ cấu cũng đa dạng hơn. Ví dụ, ở Việt Nam trước khi có nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư, chúng ta chỉ có vài doanh nghiệp nhà nước làm công nghiệp phụ trợ nhưng cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 31/12/2005 chúng ta đã có 25.564 doanh nghiệp công nghiệp bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiẹp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN

3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

“ Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu”- Diễn đàn kinh tế thế giới năm 1997 đã đưa ra khái niệm như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.


3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nói đến cạnh tranh là nói đến sự so sánh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự so sánh tương quan giữa các doanh nghiệp căn cứ trên một số tiêu chí như vốn, công nghệ, sản phẩm và các nguồn lực kinh doanh.


3.2.1.Vốn

Bất kì một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất nhất là các doanh nghiệp CNPT thì vốn là nhân tố vô cùng quan trọng. Nó quyết định qui mô sản xuất, trình độ công nghệ của doanh nghiệp đó. Vốn lớn, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất, mở rộng thị trường, mở rộng kênh phân phối, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ…


Có thể nói vốn càng lớn thì khả năng cạnh tranh càng được đảm bảo hơn. Về điểm này thì các DNVVN luôn kém lợi thế hơn so với các công ty lớn. Với nguồn vốn ban đầu thường thấp, khả năng tiết kiệm không đáp ứng nhu cầu đầu tư, nếu hạn chế nhu cầu đầu tư ở mức tích luỹ cho phép thì lợi nhuận sẽ không cao. Để tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh thì phải đảm bảo một tỷ lệ đầu tư cao tức phải có vốn lớn. Vậy vốn ở đâu ra? Các doanh nghiệp có nhiều cách để huy động vốn như vốn chủ doanh nghiệp tự có hoặc vay của


người thân, vốn vay từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, vốn do phát hành chứng khoán…và một kênh huy động vốn đặc biệt hiệu quả, không phát sinh nợ trong tương lai đó chính là vốn FDI mà kênh dẫn dắt FDI mạnh nhất, hữu hiệu nhất hiện nay chính là phát triển CNPT. Ví dụ, nhờ phát triển công nghiệp phụ trợ mà Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn hàng đầu của đầu tư nước ngoài. Trong 3 tháng đầu năm 2008 Trung Quốc đã thu hút được 2,74 tỷ USD vốn FDI


3.2.2. Trình độ công nghệ

Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra từng ngày đặc biệt đối với ngành công nghiệp thì “ đi tắt đón đầu” về công nghệ là chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất ra các thành phẩm đòi hỏi tỷ trọng về sức lao động ngày càng giảm và tỷ trọng về công nghệ ngày càng tăng. Do đó hàm lượng công nghệ trở thành tiêu chí quan trọng trong việc xét đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.


Công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để nghiên cứu hay mua công nghệ hiện đại nhất là đối với các DNVVN. Bằng nội lực của mình thì thật khó cho các DNVVN nếu muốn có được các hợp đồng mua công nghệ( licensing agreement). Giải pháp đưa ra là doanh nghiệp có thể du nhập công nghệ từ nước ngoài qua các kênh như FDI, hợp đồng BOT, OEM( original equipment manufacturing) , uỷ thác sản xuất trong đó hiệu quả nhất là chuyển giao công nghệ thông qua FDI.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022