Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

--------o0o-------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO CÁC DOANH 1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thuý Hằng

Lớp

: Anh 6

Khóa

: K43B

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1


Hà Nội, tháng 6/ 2008


MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Tổng quan về CNPT và tác động của nó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ4

I.Tổng quan về CNPT 4

1. Khái niệm về CNPT 4

1.1. Quan niệm trên thế giới về CNPT 4

1.2.Quan niệm của Việt Nam về CNPT 5

2. Đặc điểm của ngành CNPT 6

2.1. CNPT là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao 6

2.2. CNPT bao phủ một phạm vi rộng các ngành chế tạo 7

3. Qui mô của ngành CNPT 7

4. Vai trò của ngành CNPT trong phát triển kinh tế đất nước 8

4.1. Đẩy mạnh chuyên môn hoá 8

4.2. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại 9

4.3. Cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực 9

4.4. Tạo tiền đề phát triển bền vững 10

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến CNPT 10

5.1. Qui mô cầu 10

5.2. Thông tin 11

5.3. Tiêu chuẩn chất lượng. 11

5.4. Nguồn nhân lực 12

5.5. Chính sách của Chính Phủ 12

II. Tác động của CNPT đối với các dN vừa và nhỏ 13

1. Phát huy các nguồn lực của doanh nghiệp 13

2. Tận dụng ngoại lực 14

2.1. CNPT giúp chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI 14

2.2. Đa dạng hoá cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành CNPT đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp FDI 15

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN 17

3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 17

3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17

3.2.1.Vốn 17

3.2.2. Trình độ công nghệ 18

3.2.3. Sản phẩm 19

3.2.4. Nguồn lực kinh doanh 20

Chương II: Thực trạng phát triển CNPT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc 22

I. Sự hình Thành và phát triển CNPT ở các DNVVN của Trung Quốc 22

1. Nguyên nhân phát triển CNPT cho các DNVVN Trung Quốc 22

1.1. Nguyên nhân khách quan 22

1.1.1. Hợp tác hoá và chuyên môn hoá- tất yếu khách quan của sự ra đời và phát triển của CNPT Trung Quốc. 22

1.1.2. DNVVN phù hợp với đặc điểm ngành CNPT 23

1.2. Nguyên nhân chủ quan: CNPT là nhu cầu bức thiết mà nội tại nền kinh tế Trung Quốc đòi hỏi 25

2. Sự hình thành và phát triển của CNPT ở các DNVVN Trung Quốc 27

2.1. Giai đoạn sơ khai (Trước năm 1978) 27

2.2. Giai đoạn hình thành và phát triển (Từ sau năm 1978 đến những năm đầu thế kỷ XXI) 28

2.3. Giai đoạn tăng trưởng mạnh (từ năm 2001 trở lại đây) 31

II. Chính sách phát triển CNPT cho các DNVVN của Trung Quốc 33

1. Cải tạo và phát triển các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ ở thành phố và thị trấn dưới nhiều hình thức. 34

1.1. Đối với các doanh nghiệp tập thể 34

1.2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước. 35

1.3. Đối với các doanh nghiệp phi công hữu 36

2. Tạo dựng môi trường pháp lý bình đẳng 36

3. Ưu đãi về thuế 37

3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp 38

3.2. Thuế xuất nhập khẩu 39

4. Ưu đãi về tài chính, tín dụng 39

4.1. Hỗ trợ về tài chính 39

4.2. Hỗ trợ về đảm bảo tín dụng 42

5. Hỗ trợ kỹ thuật 43

5.1. Chính sách hỗ trợ về công nghệ. 44

5.2. Hỗ trợ về phát triển các kỹ năng khác. 46

6. Chính sách phát triển thị trường 47

6.1. Thành lập quỹ phát triển thị trường quốc tế 47

6.2. Tổ chức các cuộc triển lãm 47

6.3. Xúc tiến liên kết giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI, các công ty đa quốc gia 48

6.4. Hướng dẫn và giúp đỡ các DNVVN tăng cường xuất khẩu và trao đổi sản phẩm 49

II. Thực trạng phát triển CNPT ở Trung Quốc 49

1. Tác động của CNPT đối với các DNVVN Trung Quốc 49

2. Thực trạng phát triển CNPT cho các DNVVN ở một số ngành 53

1.1. Ngành ô tô, xe máy 53

1.1.1. Đối với ngành ô tô 53

1.1.2. Đối với ngành xe máy 56

1.2. Ngành dệt may 58

1.3. Ngành điện điện tử 60

III. Đánh giá chung về thực trạng phát triển CNPT cho các DNVVN Trung Quốc

........................................................................................................................... 62 1. Những thành công đạt được......................................................................... 62

2. Những hạn chế. 63

Chương III: Bài học cho Việt Nam trong việc phát triển CNPT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 65

I. Thực trạng phát triển CNPT cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 65

1. Thực trạng ngành CNPT Việt Nam 65

1.1. Tổng quan ngành CNPT Việt Nam 65

1.1.1. Các doanh nghiệp phụ trợ 65

1.1.2. Sản phẩm phụ trợ 66

1.2. Chính sách phát triển CNPT Việt Nam 68

1.2.1. Chính sách nội địa hoá 68

1.2.2. Chính sách về thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng 69 2. Thực trạng CNPT ở các DNVVN Việt Nam 70

2.1. Sự phát triển của các DNVVN Việt Nam 70

2.2. Thực trạng các DNVVN trong ngành CNPT 71

3. Đánh giá chung quá trình phát triển CNPT cho DNVVN ở Việt Nam 74

3.1. Thành tựu 74

3.2. Hạn chế 74

II. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc trong việc phát triển CNPT cho các DNVVN 75

1. Thống nhất nhận thức, quan điểm về phát triển CNPT cho các DNVVN 76

2. Triển khai đồng bộ và nhanh chóng đồng thời các biện pháp hỗ trợ cho các DNVVN tham gia CNPT 78

2.1. Hỗ trợ về vốn 78

2.2. Hỗ trợ về công nghệ 82

2.2.1. Đối với công nghệ nhập 82

2.2.2. Đối với công nghệ trong nước. 83

2.3. Hỗ trợ về thông tin và thị trường 85

2.4. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất. 87

III. Một số giải pháp phát triển CNPT cho các DNVVN ở Việt Nam 89

1. Về phía Chính Phủ. 89

1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách và thống nhất nhận thức 89

1.1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 89

1.1.2. Ban hành chính sách phát triển CNPT một cách đồng bộ và chi tiết 90 1.1.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính 91

1.1.4. Hoàn thiện chính sách tài chính 92

1.1.5. Cải cách chương trình đào tạo 93

1.2. Đồng bộ hệ thống chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 94

1.2.1. Thực hiện chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường. 94

1.2.2. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho DN phụ trợ vừa và nhỏ 95

1.2.3. Hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ và đổi mới 96

1.2.4. Hỗ trợ về thông tin 97

1.3. Thúc đẩy tinh thần kinh doanh 98

2. Về phía các DNVVN trong nước. 99

2.1. Tăng cường chuyên môn hoá 99

2.2. Nỗ lực đầu tư, chuyển giao công nghệ 100

2.3. Tăng cường xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp. 101

2.4. Nâng cao ý thức kinh doanh của các doanh nghiệp 102

Kết luận 105

Danh mục tài liệu tham khảo 106


LỜI MỞ ĐẦU


Trong đường lối phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, CNPT được coi là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của mỗi quốc gia. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và được coi là “xương sống” của các ngành công nghiệp. Đầu tư cho phát triển CNPT là hoàn toàn phù hợp với tất yếu khách quan mà xu thế chuyên môn hoá và hợp tác hoá mang lại. Phát triển CNPT sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp nội địa phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo hướng tiên tiến, hiện đại.

Tham gia các ngành CNPT có rất nhiều loại hình doanh nghiệp trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN). Đây là một bộ phận có cơ chế hoạt động rất linh hoạt và đang đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế. DNVVN góp phần giải quyết việc làm, giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Chúng giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong chính sách phát triển CNPT. Kinh nghiệm ở những nước có nền CNPT phát triển cho thấy vai trò của các DNVVN là hết sức to lớn, để cung cấp cho một doanh nghiệp lắp ráp cần đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn DNVVN làm vệ tinh. Nhờ có bộ phận này mà chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp, chế tạo trở nên đa dạng hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên các DNVVN lại hạn chế về vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý- kinh doanh nên để hoạt động tốt trong ngành CNPT các DNVVN cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan cũng như nỗ lực của bản thân.


Vậy làm thế nào để phát triển CNPT cho các DNVVN? Câu trả lời có thể rút ra từ một thành công điển hình, đó là Trung Quốc, nước láng giềng có điều kiện kinh tế xã hội và lợi thế so sánh rất gần với nước ta. Trước khi cải cách kinh tế, Trung Quốc là một nền kinh tế khá lạc hậu, các DNVVN nhất là các doanh nghiệp tư nhân bị kiềm chế, không có điều kiện phát triển, ngành CNPT phát triển tự phát không theo quy hoạch nào cả, số các DNVVN làm CNPT rất hạn chế. Sau thời kỳ đổi mới, với các chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ phía Chính phủ, các DNVVN nói chung và các DNVVN trong ngành CNPT nói riêng đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP. Trung Quốc từ một nước lạc hậu về công nghệ trở thành một nước có nền CNPT phát triển trong khu vực.

Vậy chính sách của Trung Quốc có điều gì đặc biệt? Chúng ta có thể học hỏi được điều gì từ nước bạn? Trả lời những câu hỏi trên là điều mà đề tài này hướng đến. Do vậy đề tài này được mang tên là: “ Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.

Mục đích của đề tài là:


- Tiếp tục làm rõ và khẳng định vị trí, vai trò của các DNVVN trong CNPT


- Tìm hiểu chính sách phát triển CNPT cho các DNVVN của Trung Quốc


- Đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam


- Đề xuất một số kiến nghị


Kết cấu của đề tài:


Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung đề tài được chia làm 3 chương

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí