Sự Hình Thành Và Phát Triển Cnpt Ở Các Dnvvn Của Trung Quốc


Như vậy nhờ CNPT phát triển một quốc gia sẽ thu hút được nhiều FDI hơn. Thông qua đó đất nước nói chung, các doanh nghiệp nói riêng sẽ tiệp nhận được công nghệ hiện đại thông qua chuyển giao công nghệ. Kết quả là năng lực cạnh tranh của cả doanh nghiệp và quốc gia đều tăng lên. Ví dụ về tổ hợp công nghiệp Wanxiang Group của Trung Quốc. Khi mới thành lập nó chỉ là một xưởng sản xuất phụ tùng máy kéo dùng trong nông nghiệp. Hoà nhịp cùng sự mở cửa của nền kinh tế, xí nghiệp nhỏ này đã chuyển hướng sang khai thác thị trường phụ tùng ô tô và tận dụng tiếp nhận công nghệ chuyển giao của các nước tiên tiến, dần năng cao khả năng cạnh tranh. Đến nay Wanxiang Group đã trở thành một tổ hợp công nghiệp chế tạo phụ tùng ô tô khổng lồ.


3.2.3. Sản phẩm

Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường bởi lẽ sản phẩm có bán được người ta mới biết đến doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp lớn, tiềm lực dồi dào họ có nhiều điều kiện để nghiên cứu và phát triển sản phẩm do vậy có thể thắng trong cạnh tranh nhờ chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và ưu tế người đi đầu. Nhưng đối với các DNVVN, giảm chi phí là chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất với điều kiện vốn và công nghệ hạn chế.


Khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố cơ bản: chi phí, chất lượng và thời gian (khả năng cung cấp hàng). Đối với sản phẩm công nghiệp thì chi phí có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu. Chi phí của một sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí sản xuất, chi phí cho hoạt động logistic… Sản phẩm của mỗi ngành nghề khác nhau thì tỷ lệ giữa các loại chi phí khác nhau. Đối với sản phẩm công nghiệp thì giá thành linh phụ kiện thường chiếm từ 70% đến 90% trong khi chi phí nhân công chỉ chiếm không quá 10%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dù bán


sản phẩm tại thị trường nội địa hay xuất khẩu, dự án đầu tư đều có nhu cầu rất lớn về mua sắm các sản phẩm phụ trợ như phụ tùng nhựa, khuôn kim loại, linh kiện, phụ tùng…Có nguồn cung cấp linh, phụ kiện dồi dào, có chất lượng cao ngay trong nước thì tổng giá thành sản phẩm sẽ hạ, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Như vậy để tăng khả năng cạnh tranh thì giảm chi phí về linh kiện sẽ hiệu quả hơn giảm chi phí về nhân công. Để làm được điều này bắt buộc nền CNPT phải phát triển. Ví dụ về sản phẩm ô tô: Một chiếc ô tô bất kỳ đều cần khoảng 20.000- 30.000 chi tiết với hàng ngàn linh kiện. Thái Lan xuất khẩu ô tô với linh kiện, phụ tùng sản xuất tại chỗ với 15 nhà máy lắp ráp nhưng có đến 2.500 nhà cung ứng trong khi Việt Nam chỉ có 49 nhà cung cấp, tỷ lệ nội địa hoá đạt được chỉ ở mức 5- 10% và chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như bộ dây điện trong xe, ghế ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại. Đó chính là lí do mà tính cạnh tranh của ô tô Việt Nam còn rất thấp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

3.2.4. Nguồn lực kinh doanh

Tri thức quản lý, kinh nghiệm quản lý, khả năng kinh doanh, trình độ ngưòi lao động… được gọi chung là nguồn lực kinh doanh. Nguồn lực kinh doanh góp phần ngày càng lớn trong xây dựng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 4


Một người lãnh đạo có tài, có tầm nhìn xa trông rộng, năng lực kinh doanh giỏi sẽ đưa ra được những chiến lược phát triển tối ưu cho doanh nghiệp. CNPT là ngành phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Chính Phủ nên sẽ có những thay đổi trong định hướng phát triển. Do vậy sự nhạy bén, linh hoạt trước những thay đổi đó của người đứng đầu doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với công ty. Với các DNVVN khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế nên đứng trước những bước thay đổi trong chính sách của Chính Phủ, tài năng của người quản lý càng trở nên quan trọng.


Một yếu tố nữa là các DNVVN nói chung có lợi thế về lao động rẻ nhưng lực lượng lao động có trình độ công nghệ và tay nghề cao lại ít. Do vậy khi tham gia vào CNPT các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân. Xét trên khía cạnh đó CNPT đã làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


CHƯƠNG II.‌‌


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNPT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRUNG QUỐC


I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CNPT Ở CÁC DNVVN CỦA TRUNG QUỐC

1. Nguyên nhân phát triển CNPT cho các DNVVN Trung Quốc

1.1. Nguyên nhân khách quan


1.1.1. Hợp tác hoá và chuyên môn hoá- tất yếu khách quan của sự ra đờivà phát triển của CNPT Trung Quốc.

Thực hiện đổi mới nền kinh tế từ sau năm 1978, Trung Quốc đã hoà chung vào bối cảnh của thế giới tức là tham gia vào quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra sôi nổi trên khắp các quốc gia. Toàn cầu hoá nảy sinh hai xu hướng trái ngược nhau song lại bổ sung cho nhau đó là hợp tác hoá và chuyên môn hoá. Hợp tác hoá là sự liên kết giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp để cùng phát triển. Chuyên môn hoá thể hiện qua sự phân công lao động quốc tế sâu sắc. Chuyên môn hoá giúp mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp tận dụng tối đa được lợi thế so sánh của mình. Chuyên môn hoá không thể tách rời hợp tác hoá mà luôn gắn liền nhau. Chẳng hạn, các quốc gia phương Tây có lợi thế về vốn, công nghệ còn các nước đang phát triển có lợi thế về tài nguyên và lao động. Nếu thực hiện phân công tốt, các nước phát triển chuyên sản xuất các phần, bộ phận, linh kiện có hàm lượng vốn và công nghệ cao còn các nước đang phát triển chuyên sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động cao, sau đó hợp tác với nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng thì sẽ phát huy tối đa lợi thế của các bên. Lấy ví dụ hãng Boeing của mỹ, để sản xuất một chiếc máy bay nó đã mua linh kiện từ hàng chục quốc gia khác nhau và chỉ nắm giữ công nghệ lắp ráp và một số công nghệ đặc biệt khác. Chuyên môn hoá và


hợp tác hoá phát triển thúc đẩy phân công lao động kéo theo sự phát triển CNPT bởi bản chất của CNPT chính là tham gia vào các khâu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trung Quốc hội nhập với thế giới thì cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của 2 xu hướng đó. Có thể nói, CNPT Trung Quốc hình thành theo đúng tất yếu khách quan của 2 xu hướng hợp tác hoá và chuyên môn hoá khi Trung Quốc tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới.


1.1.2. DNVVN phù hợp với đặc điểm ngành CNPT

Trong lĩnh vực CNPT, yếu tố chuyên môn hoá quyết định tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp lớn không thể tận dụng được lợi thế về vốn và công nghệ, kinh nghiêm quản lý( điều mà các DNVVN bất lợi thế so sánh) nếu như phải chia nhỏ các nguồn lực ra để giải quyết tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, từ nguyên vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng, phụ liệu, lắp ráp, kho bãi, phân phối… Lấy ví dụ để sản xuất một chiếc ô tô, hãng Toyota cần có 1.600 nhà cung cấp các loại chi tiết, linh kiện. Hãng Meccedes cũng có khoảng 1.400 doanh nghiệp cung cấp. Như vậy, chỉ cần vài hãng lắp ráp cuối cùng nhưng họ cần hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất trước đó. Một chuỗi các hoạt động của ngành CNPT này chủ yếu do các DNVVN đảm nhận.


Nếu các DNVVN tham gia cạnh tranh trên thị trường mà chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân họ để sản xuất các thành phẩm thì họ sẽ phải đối mặt với vấn đề tồn tại hoặc bị loại bỏ do bị hạn chế bởi vốn và công nghệ. Do đó tốt hơn hết là các DNVVN hợp tác với các doanh nghiệp lớn dựa trên mối quan hệ như là một “ đội chuyên chở máy bay” hay các vệ tinh của doanh nghiệp lớn trong việc cung cấp phụ kiện, thực hiện các hợp đồng gia công… - điều là lợi thế của DNVVN.


Hơn nữa, như đã biết CNPT và FDI có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm CNPT chủ yếu dựa trên hai hình thức:


(1) Hình thức tổ chức kiểu “ cái ô”, công ty mẹ được phân thành hệ thống các công ty con có quan hệ với công ty mẹ theo hình cái ô; mỗi công ty con chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận phụ tùng chuyển về công ty mẹ lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm .


(2) Hình thức tổ chức “ mắt xích”, tập đoàn sản xuất bao gồm nhiều công ty được liên kết với nhau theo kiểu mắt xích dựa trên cơ sở hợp đồng hoặc thị trường.


Cả hai hình thức tổ chức doanh nghiệp nêu trên đều phù hợp với loại hình DNVVN.


Bên cạnh đó DNVVN cũng có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp lớn trong các ngành CNPT:


Thứ nhất, có thể sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, dễ dàng thay đổi công nghệ, đổi mới trang thiết vị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí; có thể kết hợp cả những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi.


Thứ hai, nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ.


Thứ ba, dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh, làm vệ tinh gia công, chế tác cho các doanh nghiệp lớn. DNVVN có thể len lỏi, xâm nhập vào các thị


trường ngách và dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong lãnh thổ một quốc gia.


1.2. Nguyên nhân chủ quan: CNPT là nhu cầu bức thiết mà nội tại nền kinh tế Trung Quốc đòi hỏi

Mở cửa nền kinh tế, mở cửa lĩnh vực ngoại thương và tạo nhiều chính sách ưu đãi cùng với lợi thế về tài nguyên và lao động rẻ, dồi dào Trung Quốc đã thu hút được các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn.


Thời gian đầu của thập kỷ 80 các doanh nghiệp FDI này vào Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các sản phẩm công nghiệp nhẹ. Các công ty nước ngoài, cụ thể là các công ty của Hồng Kông và Nam Á đã kết hợp sức mạnh trong việc tiếp cận thị trường và kỹ năng quản lý của họ với lợi thế của Trung Quốc về chi phí đất đai và lao động thấp để đạt được những lợi thế cạnh tranh mới. Trong thập kỷ 90, các công ty đa quốc gia phương tây đã chuyển bộ phận sản xuất và lắp ráp sang hoạt động ở Trung Quốc; trong khi đó, Đài Loan và một số nước Nam Á cũng thành lập những cơ sở sản xuất của họ ở Trung Quốc trong ngành công nghệ thông tin và sản phẩm công nghệ cao. Những thay đổi này cho phép kết hợp việc nghiên cứu và triển khai(R & D) ở nước ngoài và chi phí lao động, nguyên liệu thấp ở Trung Quốc còn tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Với phương châm “ mượn gà đẻ trứng” và khẩu hiệu “ xây tổ đón phượng hoàng” Trung Quốc đã thu hút được hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài hàng năm. Từ năm 1989 đến năm 2001 tổng vốn FDI đã thực hiện của Trung Quốc là 400 tỷ USD. Qui mô trung bình của các dự án FDI cũng tăng từ 0,97 triệu USD năm 1989 lên 2,6 triệu USD năm 2001. FDI cũng chuyển từ việc tập trung vào lĩnh vực sản xuất thông thường sang các ngành công nghiệp ưu tiên, lĩnh vực hạ tầng và công nghệ cao. Do đó nhu cầu về CNPT là rất lớn. Có thể nói FDI đi trước và lôi kéo, thúc đẩy CNPT Trung Quốc phát triển, thể hiện là:


- Trước khi FDI vào đã có công ty trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh hơn nhờ tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI. Chính nhờ chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc trở thành hiện thực. CNPT Trung Quốc bước đầu hình thành và phát triển.


- Đồng thời với sự gia tăng của FDI nhiều doanh nghiệp bản xứ ra đời trong các ngành CNPT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. CNPT lại có thêm nhiều nhà cung cấp, và bước thêm một bước nữa.


- Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với lượng sản xuất ngày càng mở rộng, tạo thị trường ngày càng lớn cho CNPT, nhiều công ty nhỏ và vừa ở nước ngoài sẽ đến đầu tư. Đó là biểu hiện cho thấy CNPT đã bắt đầu lớn mạnh.


Từ phân tích ở trên, cho thấy việc ưu tiên phát triển các ngành CNPT là mũi đột phá chiến lược để trong thời gian ngắn khắc phục các mặt yếu cơ bản của nền công nghiệp Trung Quốc. Với cố gắng lớn và với các ưu tiên về chính sách Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển các ngành CNPT. Các ngành này phát triển sẽ tiếp tục thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia tầm cỡ lớn. Hơn nữa việc Nhà nước dồn hết nỗ lực tập trung phát triển ngành này tự nó gây được niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường đầu tư Trung Quốc. Nói cách khác, do nhu cầu cắt giảm chi phí của các doanh nghiệp FDI và của nền sản xuất nói chung mà Nhà nước Trung Quốc phải đẩy mạnh phát triển CNPT. Khi CNPT đã hình thành và phát triển nó tác động trở lại đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022