Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2


Chương I: Tổng quan về CNPT và tác động của nó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương II: Thực trạng phát triển CNPT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc


Chương III: Bài học cho Việt Nam trong việc phát triển CNPT cho các DNVV

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu liên quan nhằm rút ra những kiến thức cơ bản nhất về việc phát triển CNPT cho các DNVVN. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và tìm kiếm thông tin nên đề tài chưa thể cung cấp đầy đủ thông tin về CNPT, DNVVN cũng như chính sách của Trung Quốc và không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và mọi người.

Để thực hiện được đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người trong đó có thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS. Vũ Sỹ Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn em. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ em.

Hà Nội, ngày 27/5/2008


CHƯƠNG I‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


TỔNG QUAN VỀ CNPT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2


I.TỔNG QUAN VỀ CNPT

1. Khái niệm về CNPT

1.1. Quan niệm trên thế giới về CNPT

CNPT hay công nghiệp hỗ trợ là một thuật ngữ không có gì là mới mẻ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được sử dụng rộng rãi ở cả những nước phát triển và nước đang phát triển. CNPT ra đời từ khi xã hội có sự phân công lao động ở trình độ cao. Nó chính là hệ thống các ngành công nghiệp vệ tinh phục vụ cho các ngành công nghiệp chính. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất trên thế giới về CNPT. Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích và chính sách của mình mà mỗi quốc gia có cách định nghĩa riêng về CNPT.

Nước Mỹ, đất nước đứng đầu thế giới về phát triển công nghệ đã đưa ra khái niệm về CNPT như sau: CNPT là các ngành cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và thực hiện quá trình hỗ trợ việc sản xuất các nguyên vật liệu và linh kiện đó nhằm phục vụ viêc lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng.

Nhật Bản, một nước đi sau song luôn đạt được những thành tựu lớn trong phát triển công nghiệp lại hiểu về CNPT như sau: CNPT là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện, nó bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp. Đến năm 1993, Bộ Kinh tế công nghiệp và Thương mại Nhật Bản METI đã chính thức đưa ra định nghĩa về CNPT như sau: CNPT là ngành công nghiệp


sản xuất những vật dụng cần thiết như nguyên liệu thô, phụ tùng và hàng hoá tư bản…cho công nghiệp lắp ráp( gồm ô tô, điện, điện tử).

Đó là cách hiểu về CNPT của hai quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Còn ở Thái Lan, một quốc gia đang phát triển thì CNPT là các ngành cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản.

Nhìn chung, về câu chữ có khác nhau nhưng quan niệm của các nước về CNPT đều có những điểm tương đồng. Đó là: CNPT là một ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm trung gian và tư liệu sản xuất. Nó phân biệt với ngành công nghiệp khai thác các sản phẩm tự nhiên sẵn có hay công nghiệp lắp ráp, chế tạo cho ra những sản phẩm cuối cùng. Nó phân biệt với ngành dịch vụ mặc dù nó cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình sản xuất như kiểm tra, vận chuyển, kho bãi….

1.2.Quan niệm của Việt Nam về CNPT

Trước đây người Việt Nam dường như không quan tâm thậm chí còn rất mơ hồ về CNPT. Kể từ khi sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản về nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thu hút FDI được thông qua vào năm 2003 thì thuật ngữ CNPT mới được chú ý.

Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ công nghiệp thì CNPT là hệ thống các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhận việc cung cấp đảm bảo( thiết kế, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và linh kiện…) phục vụ cho việc lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng.

Theo ông Tạ Đình Xuyên, Giám đốc trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa( Bộ KHĐT), CNPT là ngành công nghiệp sản xuất ra các linh kiện, chi tiết phục vụ cho sản phẩm cuối cùng. Ngành CNPT Việt Nam


bao gồm: các ngành sản xuất chế tạo khuôn mẫu, đồ gá, linh kiện, phụ tùng và lắp ráp bán thành phẩm. Sản phẩm của ngành CNPT chủ yếu phục vụ cho ngành lắp ráp ô tô, xe máy và điệnn- điện tử( bao gồm thiết bị điện gia dụng, thiết bị nghe nhìn, thiết bị quang học, thiết bị văn phòng, thiết bị ngoại vi,…)

Bên cạnh khái niệm nêu trên, ở Việt Nam còn có một cách hiểu nữa về CNPT. Đó là theo các giáo sư trường đại học Waseda, những người có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam: CNPT là khái niệm để chỉ toàn bộ các sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính; cụ thể là những linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn nhuộm… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.

2. Đặc điểm của ngành CNPT

2.1. CNPT là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao

CNPT là một ngành đòi hỏi chi phí cố định cao và có lợi thế kinh tế tăng theo qui mô. Bởi lẽ để có thể tiến hành sản xuất ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm những dây chuyền công nghệ và máy móc hiện đại. Hệ thống máy móc này có giá rất cao hơn nữa lại không thể chia nhỏ được nên một khi đã lắp đặt hệ thống thì chi phí vốn cho máy móc luôn ở mức cố định dù hệ thống có vận hành hết công suất hay chỉ sản xuất cầm chừng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình trong thời đại mà công nghệ thay đổi từng giờ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp các doanh nghiệp luôn phải chi một khoản rất lớn cho những đổi mới công nghệ.

Lao động trong ngành CNPT chủ yếu là vận hành máy móc, kiểm tra chất lượng, giám sát quy trình sản xuất …Do vậy để có thể kiểm soát được những


dây chuyền tiên tiến buộc người lao động trong lĩnh vực này phải có trình độ công nghệ và tay nghề cao.

Do đòi hỏi về vốn và công nghệ cao như vậy mà ngành CNPT ở các nước nghèo, nước đang phát triển có xu hướng kém tính cạnh tranh hơn các nước khác. Đặc biệt đối với các DNVVN là những đối tượng rất hạn chế về vốn và công nghệ thì để sản xuất- kinh doanh tốt trong các ngành CNPT là rất khó khăn.

2.2. CNPT bao phủ một phạm vi rộng các ngành chế tạo

Các sản phẩm công nghiệp hầu hết được làm từ nhựa, kim loại và đều trải qua quá trình sản xuất thông thường như cán, ép, đúc…những sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ được cung cấp bởi ngành CNPT. Cụ thể như các sản phẩm nhựa dành cho xe máy, ô tô, thiết bị điện tử…đều được sản xuất thông qua một quá trình tương tự nhau. Do vậy sẽ thật lãng phí và không hiệu quả nếu mỗi một doanh nghiệp ô tô, xe máy, điện tử lại phải có một nhà mày sản xuất các bộ phận nhựa riêng trong khi nó chắc chắn được cung cấp một cách hiệu quả nhờ CNPT. Có thể nói rằng CNPT tạo nên năng lực cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp.

Việt Nam hiện nay có chừng 24 ngành kinh tế- kỹ thuật cần đến CNPT, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Các ngành thành công như bao bì, sản xuất phụ tùng xe máy.

3. Qui mô của ngành CNPT

Tuỳ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách phát triển CNPT nói riêng của từng quốc gia, từng thời kì mà CNPT có các qui mô khác nhau. Về cơ bản, CNPT có 3 qui mô:

- Qui mô chính: những ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện và công cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện này.


- Qui mô mở rộng 1: bao gồm qui mô chính và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, bảo hiểm

- Qui mô mở rộng 2: những ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ hàng hoá đầu vào gồm phụ tùng, linh kiện, cộng cụ máy móc và cả các nguyên vật liệu như thép, hoá chất… cho ngành công nghiệp lắp ráp.

4. Vai trò của ngành CNPT trong phát triển kinh tế đất nước

4.1. Đẩy mạnh chuyên môn hoá

Trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới luôn hình thành 2 xu hướng trái ngược mà bổ sung cho nhau, đó là hợp tác hoá và chuyên môn hoá. Chuyên môn hoá là một tất yếu của sự phát triển. CNPT cũng ra đời từ sự phân công lao động xã hội ở trình độ cao tức là sự chuyên môn hoá. Và khi đã phát triển CNPT lại tác động ngược trở lại, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá. Nói cách khác CNPT và chuyên môn hoá luôn gắn liền với nhau.

Chuyên môn hoá giúp các quốc gia, các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp phải thực hiện tất cả các khâu, nguồn lực bị chia nhỏ, hiệu quả sẽ không cao. CNPT tập trung đi sâu vào một khâu, mỗi doanh nghiệp CNPT cung cấp một bộ phận sản phẩm cho nhà lắp ráp. Như vậy chất lượng của sản phẩm cuối cùng không những được đảm bảo mà doanh nghiệp sản xuất có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho các hoạt động khác. Lấy ví dụ như Canon, để sản xuất một sản phẩm của mình thay vì xây dựng hàng trăm nhà máy sản xuất linh kiện, Canon mua các sản phẩm đó từ các doanh nghiệp khác với tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Thời gian đầu khi đầu tư vào Việt Nam do không tìm được nhà cung cấp linh phụ kiện nên công ty đành phải chọn giải pháp tình thế là sản xuất ngay tại nhà máy của mình nhưng về lâu dài ông Sachio Kagayama, tổng giám đốc Canon Việt Nam đã nhận định: nhất thiết phải tìm được nhà cung cấp của Việt Nam để đảm bảo sản xuất ổn định. Từ nhu cầu đó


đến năm2004 công ty đã tìm được cho mình 20 nhà cung cấp Việt Nam. Như vậy nhu cầu về CNPT đã khiến một số doanh nghiệp chuyên sâu vào sản xuất các bộ phận cho công nghiệp lắp ráp. Nói cách khác CNPT đã thúc đẩy phân công lao động xã hội một cách hiệu quả.


4.2. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại

Như đã nói ở trên CNPT phát triển sẽ đẩy mạnh quá trình chuyên môn hoá. Do vậy các doanh nghiệp có điều kiện và nguồn lực để nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành CNPT là ngành mà tính cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu dựa trên chất lượng và tiêu chuẩn công nghệ thì một đòi hỏi thiết yếu đối với các doanh nghiệp là phải luôn luôn đổi mới cải tiến công nghệ và tìm ra những công nghệ mới nhất, hiệu quả nhất để có được lợi thế người đi đầu.


CNPT phát triển không chỉ thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại trong một doanh nghiệp, một ngành cụ thể mà việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong các ngành CNPT còn có tính chất dẫn dắt sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất kế tiếp.


4.3. Cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực

Một nhà máy lắp ráp có thể cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà máy vệ tinh cung cấp các sản phẩm phụ trợ mà CNPT lại bao phủ rộng một số lượng lớn các ngành chế tạo, như vậy số lượng việc làm mà CNPT tạo ra và giải quyết cho xã hội là rất lớn.


Bên cạnh đó, khi CNPT phát triển, môi trường đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn hơn do đó sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI hơn. Do đó nhu cầu lao động sẽ tăng lên. Các nước có lợi thế so sánh về giá lao động rẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để khai thác lợi thế này nếu phát triển được ngành CNPT


CNPT không chỉ giải quyết được nhiều công ăn việc làm hơn mà nó còn cải thiện cơ cấu lao động theo hướng: tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, giảm tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao trình độ người lao động. Lí do là lao động trong ngành CNPT chủ yếu làm việc với máy móc, công nghệ hiện đại nên bắt buộc người lao động phải đạt trình độ và tay nghề cao.


4.4. Tạo tiền đề phát triển bền vững

Nhiều nước đang phát triển do hạn chế về công nghệ và vốn nên thường không quan tâm phát triển CNPT mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công quốc tế cho nước ngoài và nhận phần tiền công lao động. Trong khi đó công nghiệp trong nước lại phải phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Do đó thu nhập thực tế của người lao động không cao do không tạo ra được giá trị gia tăng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy, công nghiệp trong nước nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ không thể phát triển bền vững. Chỉ có phát triển CNPT mới có thể tạo ra thế chân đế vững chắc cho sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển ổn định và lâu dài các ngành công nghiệp khác.


5. Các nhân tố ảnh hưởng đến CNPT

5.1. Qui mô cầu

Ngành CNPT như đã biết là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao và có lợi thế kinh tế tăng theo qui mô. Để giảm thiểu chi phí trên một đơn vị sản phẩm, các doanh nghiệp phải tăng qui mô và công suất hoạt động. Đó là lí do tại sao các nhà đầu tư muốn đảm bảo một thị trường có dung lượng lớn hoặc có tiềm năng dung lượng lớn trong tương lai trước khi ra quyết định đầu tư. Nói cách khác, qui mô cầu lớn là điều kiện thiết yếu để phát triển CNPT. Đây là một thách thức lớn đối với các DNVVN do khan hiếm vốn nên nếu không được đảm bảo về đầu ra các doanh nghiệp không thể mạnh dạn đầu tư. Chính vì vậy để phát triển CNPT cho các DNVVN đòi hỏi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022