Tổng Quan Về Thị Trường Dịch Vụ Bảo Hiểm Việt Nam


Thứ hai, mức sống, thu nhập của xã hội tăng cao; trình độ dân trí và nhận thức của đại đa số dân cư được nâng lên thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của dân cư ngày càng được quan tâm và cải thiện, làm tăng thêm nhu cầu về các loại hình BH. Dịch vụ BH không còn đơn thuần chỉ là BH mà mở rộng ra như những dịch vụ tài chính khép kín.

Thứ ba, quan hệ hợp tác quốc tế phát triển, các quá trình chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực, việc ứng dụng các quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế được khuyến khích. Cùng với quá trình đó, các hoạt động tái BH, đồng BH, hợp tác liên doanh trên phạm vi quốc tế sẽ không ngừng được mở rộng.

Thứ tư, hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và thị trường chứng khoán, sự phát triển đó sẽ mở ra những hướng đầu tư mới cho hoạt động của các DNBH vốn đã gắn liền với việc hình thành các quỹ tài chính sẽ có khả năng đầu tư. Cơ hội này cho phép các DNBH đa dạng hoá hoạt động đầu tư và tham gia theo hướng chuyên môn hoá vào lĩnh vực này, điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao cho các DNBH

Thứ năm, mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế giúp chúng ta mở rộng được thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, tăng sức thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ từ các nước khác, tạo cơ hội thuận lợi để DNBH Việt Nam mở rộng quan hệ, học tập, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp cận với những phương thức kinh doanh hiện đại; áp dụng rộng rãi công nghệ tin học vào các lĩnh vực BH nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

1.3.2.2. Thách thức

Cùng với việc tạo ra những cơ hội phát triển cho các, yếu tố tự do hoá thương mại, mở cửa và hội nhập thị trường DVBH quốc tế cũng đang đặt ra những khó khăn và thách thức mà các DNBHPNT Việt Nam phải đương đầu trong giai đoạn tới, sức ép cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ BH sẽ ngày một lớn hơn, các DNBHPNT Việt Nam có nguy cơ bị thua thiệt trong cạnh tranh khi mở cửa thị trường dịch vụ BH, thể hiện ở những mặt sau đây:

Thứ nhất, thị trường DVBH Việt Nam với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng cao, ổn định sẽ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài - các tập đoàn BH, các DNBH quốc tế hàng đầu với kinh nghiệm kinh doanh lâu năm, phạm vi hoạt động rộng, khả năng tài


chính lớn, trình độ công nghệ cũng như trình độ quản lý vượt trội.., Điều này thật sự là thách thức lớn đối với các DNBHPNT trong nước.

Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành BH thì từ nay cho đến 2010, số DNBH sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng tăng trưởng của ngành. Lộ trình thực hiện rào cản Thương mại theo Hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ đối với dịch vụ BH là 5 năm kể từ ngày có Hiệp định có hiệu lực, kết thúc vào cuối năm 2006. Theo đó các công ty BH của Mỹ sẽ được phép tham gia vào thị trường DVBH Việt Nam, theo lộ trình đã qui định.

Thứ hai, chất lượng phục vụ, sự đa dạng hoá của sản phẩm BH, tiềm lực về vốn, chính sách giá, trình độ và công nghệ quản lý.., đều là những điểm yếu của các DNBH Việt Nam trong điều kiện diễn ra quá trình giảm bớt và đi đến xoá bỏ sự bảo hộ của Nhà nước đối với các DNBH trong nước. Hơn nữa, tình hình cạnh tranh trên thị trường còn diễn ra thiếu lành mạnh, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh... cũng là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động của các DNBHPNT Việt Nam.

Thứ ba, trình độ tổ chức quản lý, năng lực hoạt động của các DNBHPNT Việt Nam còn hạn chế, các DN chưa có điều kiện áp dụng những công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý kinh doanh. Đội ngũ cán bộ hoạt động kinh doanh BH chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực tính phí BH, trích lập dự phòng, thẩm định và đánh giá rủi ro.

Thứ tư, ngay tại thị trường trong nước xu hướng “giao thoa” giữa ngân hàng và BH bắt đầu thể hiện rõ, càng tăng thêm các đầu mối cung cấp dịch vụ bảo hiểm, cạnh tranh ngày càng lớn. Nhiều ngân hàng đã và đang khởi động kế hoạch “lấn sân” trên thị trường BH.

Phạm vi đầu tư hẹp, hiệu quả sử dụng vốn thấp, hoạt động nghiên cứu thị trường và sử dụng các công cụ Marketing chưa đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động kinh doanh do chưa có kinh nghiệm và khả năng tài chính.., là tất cả những khó khăn thách thức đòi hỏi các DNBHPNT Việt Nam phải có chiến lược khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, từ những cơ hội và thách thức khi Việt Nam là thành viên của WTO đã cho thấy: việc nâng cao năng lực cạnh tranh của


DNBHPNT là một vấn đề cần thiết khách quan. Đòi hỏi các DNBHPNT Việt Nam phải khẩn trương cải tiến và đẩy mạnh các mặt hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhanh chóng mở rộng thị phần…Về phía Nhà nước cũng phải có lộ trình thể chế cho phù hợp với các cam kết quốc tế, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường cạnh tranh lành mạnh để giúp các DNBHPNT nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Chương 2

thực trạng hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

việt nam trong thời gian qua


2.1. Tổng quan về thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam

BH đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nền văn minh nhân loại. BH ra đời bởi những đòi hỏi trong cuộc sống con người, nó là một phương tiện hữu ích, là người bạn đồng hành giúp đỡ mỗi khi con người gặp rủi ro trong cuộc sống sinh hoạt... Khi kinh tế càng phát triển, đời sống con người càng cao thì nhu cầu BH càng lớn.

Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của thị trường DVBH Việt Nam đó là việc Công ty Bảo hiểm Việt Nam (sau này là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 1 năm 1965. Sau khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Công ty Bảo hiểm miền Nam và Tái bảo hiểm miền Nam được sáp nhập với Công ty Bảo hiểm Việt Nam.

Tuy nhiên, Thị trường DVBH Việt Nam chỉ thực sự hình thành sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993, chấm dứt sự tồn tại độc quyền của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trong lĩnh vực BH từ năm 1965. Do đó, quá trình hình thành và phát triển của thị trường DVBH Việt Nam có thể phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1965 - 1993 và 1993 đến nay.

Trong giai đoạn 1965 - 1993, nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về BH, thị trường DVBH Việt Nam chưa thực sự hình thành, chỉ có duy nhất Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh


doanh BHPNT. Mọi dịch vụ BH đều do Bảo Việt độc quyền triển khai. Do không có yếu tố cạnh tranh nên chất lượng dịch vụ còn hạn chế, số lượng dịch vụ ít và chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về BH của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tồn tại quá lâu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã kìm hãm sự phát triển của thị trường DVBH Việt Nam.

Từ năm 1993 đến nay, với việc ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh BH đã đem lại một bước ngoặt lớn trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường BH cạnh tranh, đa dạng hoá sở hữu các DNBH tại Việt Nam. Nghị định 100/CP nêu rõ: “DNBH bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty bảo hiểm tương hỗ, Công ty liên doanh bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm Nhà nước, Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”. Nghị định 100/CP đã thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường DVBH dựa trên cơ sở cạnh tranh và đa dạng sở hữu, cho phép các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế ngoài nhà nước thành lập DNBH.

Sau khi Nghị định 100/CP ban hành, quá trình đa dạng hoá thị trường DVBH đã diễn ra nhanh chóng. Việc đa dạng hoá các loại hình DNBH đã phá vỡ cơ chế độc quyền và tạo nên cơ chế cạnh tranh trên thị trường BH, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá cả, chính sách phân phối và đưa các sản phẩm BH tốt nhất đến với khách hàng.

Với sự phát triển lớn mạnh của thị trường DVBH trong những năm qua, Nghị định 100/CP tỏ ra không còn phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh BH trong điều kiện mới. Để điều chỉnh hoạt động của thị trường DVBH Việt Nam, ngày 9 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Quyết định số 23/1999/QĐ-BTCCBCP cho phép thành lập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Và đến ngày 22 tháng 12 năm 2000, Chủ tịch nước đã công bố “Luật kinh doanh bảo hiểm” được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật này ra đời đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh BH.

Tiếp theo là việc ban hành các Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của "Luật kinh doanh bảo hiểm"; Nghị định số 43/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2001 qui định chế độ tài chính đối với DNBH và DN môi giới BH. Sau đó là các Thông tư số 98/2004/TT-BTC và 99/2004/TT-BTC của


Bộ tài chính ngày 19/10/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP, 43/2001/NĐ-CP. Trong năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường DVBH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành BH Việt Nam trong tương lai.

Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới đất nước và 10 năm mở cửa thị trường DVBH, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành BH Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định cả về chất và lượng. Thị trường DVBH đã có bước chuyển biến cơ bản từ chỗ: chỉ có 1 công ty BH Nhà nước độc quyền (Bảo Việt) năm 1965 và 1 công ty môi giới BH Inchinbrok năm 1993 đã phát triển thành một thị trường DVBH đa thành phần với nhiều loại hình BH đa dạng, phong phú. Đến cuối năm 2006 thị trường DVBH Việt Nam đã có 37 công ty BH thuộc nhiều khối DN khác nhau gồm: công ty Nhà nước, công ty cổ phần, liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là: BHNT, BHPNT, tái BH và môi giới BH, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau để phát triển.

Số lượng các DNBH tại Việt Nam và quá trình hình thành các doanh nghiệp BH được thể hiện ở Biểu 2.1 và 2.2 dưới đây:

Biểu 2.1: Số lượng các DNBH theo hình thức sở hữu và lĩnh vực hoạt động (tính đến 31/3/2007)





100%


Loại hình

doanh nghiệp

Nhà nư-

ớc


Cổ phần

Liên

doanh

vốn

nớc

Tổng

cộng





ngoài


Bảo hiểm phi nhân

thọ

1

11

4

5

21

Bảo hiểm nhân thọ


1


6

7

Tái bảo hiểm


1



1

Môi giới bảo hiểm


3


5

8

Tổng cộng

1

18

4

15

37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - 5

Nguồn: [48].


Biểu 2.2: Danh sách các DNBH trên thị trường Việt Nam

(tính đên 31/12/2006)


TT

Tên doanh nghiệp

Năm

thành lập

Hình thức

sở hữu

Vốn điều lệ

I

Công ty bảo hiểm phi nhân thọ: 21

công ty




1

Bảo Việt Việt Nam

1964

Cổ phần

900tỷ đ

2

Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh

1994

Cổ phần

1.100 tỷ đ

3

Cty cổ phần BH Nhà Rồng (Bảo Long)

1995

Cổ phần

160 tỷ đ

4

Cty cổ phần BH Petrolimex (PJICO)

1995

Cổ phần

140 tỷ đ

5

Cty liên doanh BH quốc tế Việt Nam

(VIA)

1996

Liên doanh

6,2 triệu

USD

6

Cty cổ phần BH Dầu khí (PVIC)

1996

Cổ phần

150 tỷ đ

7

Công ty TNHH BH phi nhân thọ (ACE)

2006

100% vốn

nước ngoài

20 triệu USD

8

Cty liên doanh BH liên hiệp (UIC)

1997

Liên doanh

6 triệu USD

9

Cty Cổ phần BH Bưu điện (PTI)

1998

Cổ phần

105 tỷ đ

10

Cty TNHH BH QBE (Việt Nam)

1999

100% vốn

nước ngoài

5 triệu USD

11

Cty BH tổng hợp Groupama Việt Nam

Groupama)

2001

100% vốn

nước ngoài

6,2 triệu

USD

12

Cty TNHH BH Châu á - Ngân hàng

Công thương (IAI) (Bảo Ngân)

2002

Liên doanh

6 triệu USD

13

Cty liên doanh TNHH BH Samsung -

Vina (SVI)

2002

Liên doanh

5 triệu USD

14

Cty cổ phần BH Viễn Đông( VASS)

2003

Cổ phần

200 tỷ đ

15

Cty cổ phần BH AAA

2005

Cổ phần

80 tỷ đ

16

Cty TNHH BH phi nhân thọ AIG (Việt

2005

100% vốn

10 triệu USD



TT

Tên doanh nghiệp

Năm

thành lập

Hình thức

sở hữu

Vốn điều lệ


Nam)


nước ngoài


17

Côngty TNHH BH Liberty Mutual

2006

100% vốn

nước ngoài

(10 triệu

USD)80 tỷ


18

Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Viiet Nam (agrinco)(Bảo Nông)


2006


Cổ phần


160 tỷ đ

19

Công ty cổ phần BH Bảo Tín

2006

Cổ phần

80 tỷ đ

20

Công ty BH Ngân hàng Đầu tư và phát

triển Viêt Nam (BIC)

2005

Nhà nước

100 tỷ đ

21

Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu

(GIC)

2006

Cổ phần

80 tỷ

II

Công ty bảo hiểm nhân thọ: 7 công ty




22

Bảo Việt nhân thọ

1996

Cổ phần

1500 tỷ đồng

23

Cty TNHH BH nhân thọ Prudential Việt

Nam

1999

100% vốn

nước ngoài

75 triệu USD

24

Cty TNHH BH Manulife (Việt Nam)

1999

100% vốn

nước ngoài

25 triệu USD

25

Cty TNHH BH quốc tế Mỹ Việt Nam

(AIA)

2000

100% vốn

nước ngoài

25 triệu USD

26

Cty TNHH BH nhân thọ ACE

2005

100% vốn

nước ngoài

20 triệu USD

27

Cty TNHH BH nhân thọ Previor Việt

Nam

2005

100% vốn

nước ngoài

10 triệu USD

28

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai -

ichi Việt Nam(*)

2007(**)

100% vốn

nước ngoài

25 triệu USD

III

Công ty tái bảo hiểm: 1 công ty






TT

Tên doanh nghiệp

Năm

thành lập

Hình thức

sở hữu

Vốn điều lệ

29

Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc

gia Việt Nam (VINARE)

1994

Cổ phần

500 tỷ đồng

iV

Công ty môi giới bảo hiểm: 8 công ty




30

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt

Quốc

2001

Cổ phần

6 tỷ đồng

31

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm á

Đông

2003

Cổ phần

6 tỷ đồng

32

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại

Việt

2003

Cổ phần

6 tỷ đồng

33

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái

Bình Dương

2005

Cổ phần

6 tỷ đồng

34

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm

Cimeco

2006

Cổ phần

4 tỷ đồng

35

Công ty TNHH Aon Việt Nam

1993

100% vốn

nước ngoài

300.000 USD

36

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Gras

Savoy Willis Việt Nam

2003

100% vốn

nước ngoài

300.000 USD

37

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm

Marsh Việt Nam

2004

100% vốn

nước ngoài

300.000 USD

Ghi chú: * Trước đây là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG

* Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam đã bổ sung 12,8 triệu tương đương 202 tỷ VNĐ vào ngày 31/01/2007

Nguồn: [31].


Có thể nói, thị trường DVBH Việt Nam hiện nay tuy con non trẻ song là một trong những thị trường năng động và ổn định trong khu vực và trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng cao: 20%/năm đảm bảo cơ bản nhu cầu bảo vệ rủi ro, tấm lá chắn cho nền kinh tế -

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí