Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ là: Sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự bảo đảm, sự đồng cảm, và tính hữu hình.

- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố TNDL. TNDL bao gồm các thành phần và những kết hợp của cảnh quan thiên nhiên và thành quả lao động sáng tạo của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch. TNDL có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch thường không dịch chuyển được, mà khách du lịch phải đến địa điểm có các sản phẩm du lịch tiêu dùng các sản phẩm đó, thỏa mãn nhu cầu của mình.

- Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa khác. Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch.

- Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Việc tiêu thụ sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như: du lịch biển, núi…)

Có 3 yếu tố tham gia vào quá trình cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch: khách du lịch, nhà cung ứng và phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật, cụ thể:

- Khách du lịch: Theo khoản 2 điều 4 Luật Du lịch (năm 2005) của Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

- Các nhà cung ứng du lịch: Bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức cung


cấp dịch vụ cho du khách. Các tổ chức chuyên trách về du lịch thường được tổ chức theo mục tiêu tài chính hay theo quá trình. Các tổ chức này có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch(về sinh lý, an toàn, giao tiếp xã hội) để cung ứng dịch vụ thỏa mãn sự trông đợi của họ(sự tao nhã, sự sẵn sàng, kiến thức…); chăm lo đến việc đảm bảo đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch và phạm vi hoạt động bao gồm: kinh doanh khách sạn, lữ hành, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ du lịch khác.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Là toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội bảo đảm cho điều kiện phát triển cho du lịch và phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các yếu tố đặc trưng là hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi và giải trí, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ.

1.1.3. Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân thành các nhóm tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra. Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:

1.1.3.1. Phân loại theo đặc điểm tự nhiên

- Du lịch văn hóa: Là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hay hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn. Các đối tượng văn hóa- tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú, tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục, tập quán,....

- Du lịch thiên nhiên: Là hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người. Du lịch thiên nhiên bao gồm các


loại hình : du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn. Và nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó,tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó.

- Du lịch miền biển: Mục tiêu chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên tham gia các hoạt động du lịch biển như : tắm biển, thể thao biển.

- Du lịch núi: Đặc tính độc đáo và tính tương phản cao, miền núi rất thích hợp cho việc xây dựng các loại hình tham quan, cắm trại, mạo hiểm... Các điểm nghỉ mát Tam Đảo, Sapa, Ba vì, Đà Lạt... là những điểm nghỉ đã xuất hiện khá lâu ở nước ta.

- Du lịch đô thị: Các thành phố, trung tâm có sức hấp dẫn bởi các công trình kiến trúc lớn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Mặt khác đô thị cũng là đầu mối thương mại lớn nhất của đất nước. Vì vậy không chỉ người dân ở vùng nông thôn bị hấp dẫn mà du khách từ các miền khác, các thành phố khác cũng có nhu cầu để chiêm ngưỡng phố xá và mua sắm.

- Du lịch thôn quê: Làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và có không gian thoáng đãng, nên nông thôn có thể giúp người dân các đô thị phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng.

Về phương diện kinh tế, người dân đô thị nhận thấy giá cả nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tươi hơn. Dưới góc độ xã hội người thành thị thấy người dân ở làng quê tình cảm chân thành, mến khách và trung thực. Tất cả những lý do trên giải thích tại sao du lịch nông thôn ngày càng phát triển và cần được quan tâm thích đáng. Đây cũng là một trong những đóng góp thiết thực của du lịch vào việc nâng cao mức sống của nông dân Việt Nam.


1.1.3.2. Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Du lịch tham quan: Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên, một phong cảnh kì thú hay tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích hay một công trình đương đại... Về mặt ý nghĩa hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để một chuyến đi được coi là một chuyến du lịch.

- Du lịch giải trí: Mục đích của chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe. Du khách thường chọn một môi trường yên bình không đi lại nhiều. Ở Việt Nam, tuy các khu vui chơi giải trí còn chưa hiện đại do hoàn cảnh chưa cho phép song cũng thu hút được khá đông du khách trong và ngoài nước. Ví dụ điển hình là khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn cách thủ đô không xa. Muốn thúc đẩy sự phát triển du lịch Việt Nam ngay từ bây giờ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc kinh doanh loại hình du lịch này (xây dựng dự án đầu tư, đào tạo cán bộ nhân viên...)

- Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là hồi phục sức khỏe cộng đồng. Địa chỉ cho những chuyến nghỉ dưỡng là nơi có không khí trong lành, dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, các vùng ven bờ nước, vùng núi... Hiện nay ngành du lịch Việt Nam chủ yếu kinh doanh loại hình du lịch này.

- Du lịch khám phá: Mục đích là nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Địa chỉ lý thú cho những người ưa mạo hiểm là những con suối chảy xiết, những ngọn núi chót vót, những hang động bí hiểm... Để kinh doanh loại hình du lịch này cần có trang bị hỗ trợ cần thiết và đặc biệt cần có chương trình và đội ngũ ứng cứu hết sức cơ động. Nước ta có diện tích là đồi núi, nhiều núi cao, vực sâu lại nằm ở vùng nhiệt đới


gió mùa nên có nhiều điều kiện tạo ra các vùng phù hợp cho du lịch khám phá. Tuy nhiên muốn khai thác loại hình này cần một nguồn vốn không ít để đầu tư, đào tạo nhân viên nên so với các loại hình du lịch khác trong thời gian trước mắt, du lịch mạo hiểm có ít cơ hội thuận lợi hơn.

- Du lịch thể thao: Chơi thể thao nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe... Đây là loại hình xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê thể thao của con người. Để đáp ứng nhu cầu du lịch thể thao, cơ quan cung ứng du lịch phải có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đội ngũ nhân viên phục vụ phải có hiểu biết về loại hình thể thao cung ứng. Điểm du lịch phải có các điều kiện thuận lợi và phù hợp.

- Du lịch lễ hội: Tham gia vào lễ hội du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng, vào các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoàn kết của cộng đồng... Việc khôi phục các lễ hội truyền thống, việc tổ chức các lễ hội mới không chỉ là mối quan tâm của các cơ quan đoàn thể, quần chúng xã hội mà còn là hướng quan trọng của ngành du lịch.

1.1.3.3. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

- Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế đến là chuyến đi của người nước ngoài đến tham quan du lịch. Du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của người trong nước ra tham quan du lịch ở nước ngoài. Du lịch quốc tế làm biến đổi cán cân thu chi của quốc gia có tham gia du lịch quốc tế.

- Du lịch nội địa: Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trên lãnh thổ quốc gia.

1.1.3.4. Phân loại theo phương tiện giao thông

Du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch


bằng tàu thủy, du lịch bằng máy bay...

1.1.3.5. Phân loại theo loại hình lưu trú

Lưu trú là một trong những nhu cầu chính của du khách trong chuyến đi du lịch. Dưới góc độ kinh doanh du lịch, trong giai đoạn hiện nay, lưu trú, vận chuyển và ăn uống vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn trong giá thành của các sản phẩm du lịch Việt Nam. Mặt khác tùy theo khả năng chi trả, sở thích của du khách, hiện trạng và khả năng cung ứng của đối tác mà trong từng chuyến đi du lịch cụ thể với họ, du khách có thể được bố trí nghỉ lại cơ sở lưu trú phù hợp.

1.1.3.6. Phân loại theo hình thức tổ chức

Theo tiêu chí này người ta phân chia thành du lịch tập thể, du lịch cá nhân và du lịch gia đình.

1.1.3.7. Phân loại theo độ dài chuyến đi

Có du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày

1.1.3.8. Phân loại theo phương thức hợp đồng Có du lịch trọn gói và du lịch từng phần

1.1.4. Khái niệm về ngành du lịch

Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch tiến hành hoạt động lữ hành, du ngoạn, tham quan nhằm mục đích thu phí. Ngành du lịch lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên thiên nhiên làm chỗ dựa, lấy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho hoạt động du lịch. Ngành du lịch đóng vai trò thiết lập mối liên hệ giữa du khách với tài nguyên du lịch, đồng thời thông qua hoạt động kinh doanh của mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, khu vực.


1.1.5. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội

Du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói” hay “ngòi nổ để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ. Không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Đồng thời, du lịch còn tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giá trị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình để tạo dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng.

- Về kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỉ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân. Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam do Thủ tướng ban hành, tổng thu từ khách du lịch năm 2015 đạt 207 nghìn tỉ đồng (6% tổng GDP); năm 2020 đạt 372 nghìn tỉ đồng (chiếm 7% tổng GDP); năm 2025 đạt 523 nghìn tỉ đồng (7,2% tổng GDP); năm 2030 đạt 708 nghìn tỉ đồng (7,5% tổng GDP).

Doanh thu, tỉ trọng doanh thu, việc làm theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030


TT

Năm

Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ đồng)

Tỉ trọng doanh thu từ du lịch trong cơ cấu GDP (%)

Việc làm (triệu lao động)

1

2015

207

6%

2,1

2

2020

372

7%

2,9

3

2025

523

7,2%

3,5

4

2030

708

7,5%

4,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 3

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

- Về việc làm: Do đặc tính hoạt động, du lịch còn góp phần không nhỏ


trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển, đồng thời giúp xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa. Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam do Thủ tướng ban hành, năm 2015 tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động; năm 2020 là 2,9 triệu lao động; năm 2025 là 3,5 triệu lao động; năm 2030 là 4,7 triệu lao động. Qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Về văn hóa: Du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc

- Về môi trường: Do đặc điểm ngành môi trường là một trong tiêu chí then chốt để thu hút khách du lịch, quyết định tính yếu tố hấp dẫn, quyết định chất lượng, giá trị thụ hưởng du lịch và thương hiệu du lịch. Do vậy, du lịch góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Về an ninh quốc phòng: Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội

1.2. Khái niệm chuỗi giá trị du lịch


1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị

Khái niệm ‘‘Chuỗi giá trị - Value chain’’ được GS. Michael Porter nêu ra trong cuốn sách ‘‘Lợi thế cạnh tranh’’ được xuất bản vào năm 1985 là tập hợp một chuỗi các hoạt động có liên kết theo chiều dọc nhằm tạo lập và làm gia tăng giá trị.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023