Phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà - 14


* Trước hết Tổng công ty cần phải chú trọng việc tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong viêc lập chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty.

Để có được đội ngũ cán bộ có được kiến thức và năng lực trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, Tổng Công ty cần phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về chiến lược kinh doanh cho đội ngũ cán bộ cao cấp trong Tổng Công ty và các cán bộ ở Phòng Kế hoạch. Để làm được việc này phải tiến hành trích một phần trăm trong lợi nhuận của Tổng Công ty để thuê chuyên gia có trình độ về chiến lược kinh doanh hoặc gửi họ đi học lớp về chiến lược kinh doanh.

+ Có cơ chế khuyến khích về vật chất cũng như về tinh thần đối với đội ngũ cán bộ đó như được thưởng hoặc trả tiền đi học.

+ Tuyển dụng những sinh viên hoặc cán bộ việc xây dựng chiến lược.

có kiến thức trình độ

trong

Đây là một biện pháp rất quan trọng đối với Tổng Công ty, bởi vì nếu thiếu con người thì mọi ý tưởng của Tổng Công ty cũng đều bỏ đi.

* Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong việc lập chiến lược,Tổng Công ty hiện nay cần phải có các giải pháp phát triển con người :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

­ Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nguồn lực con người đến năm 2015. Kế hoạch này phải gắn và đồng bộ với kế hoạch chiến lược phát triển Tổng công ty.

­ Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và

Phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà - 14

quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Xây dựng và làm tốt công tác qui hoạch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài.

­ Thực hiện đa dạng hoá hình thức và phương thức đào tạo: vừa đào tạo mới, vừa đào tạo lại; vừa tự đào tạo, vừa tuyển dụng mới; vừa đào tạo trong


nước, vừa đào tạo nước ngoài.

­ Gắn việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với việc đào tạo trình độ chính trị và trình độ ngoại ngữ.

­ Nâng cấp trường đào tạo của Tổng công ty để vừa làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ quản lý, vừa làm nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật. Gắn đào tạo lý thuyết với thực tê sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đổi mới và nâng cấp chất lượng đội ngũ giáo viên. tất cả các kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp phải có trình độ lý thuyết và thực hành đạt tiêu chuẩn chung trong từng ngành nghề. Tất cả các công nhân chuyên nghiệp phải qua đào tạo ở cấp trung học kỹ thuật, được trả lương theo ngành bậc kỹ thuật, không bị giới hạn ở cấp trung học hay đại học.

­ Tạo mọi điều kiện và khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học để

nâng cao trình độ. Tự học là một điểm yếu của Tổng công ty cần phải khắc phục.

­ Đào tạo đội ngũ cán bộ điều hành dự nghiệp.

án , cán bộ

quản lý cơ sở công

4.2.5. Đổi mới công nghệ luôn là một giải pháp có tính then chốt

Đổi mới công nghệ quyết định sự chuyển biến về khả năng chất lượng hoạt động của Tổng công ty. Đầu tư đổi mới công nghệ , tăng năng suất nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. Tổng công ty luôn cần phải mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề của người lao động và cán bộ quản lý kỹ thuật.

Tổng công ty cần thực hiện các vấn đề sau:

­ Tận dụng triệt để số thiết bị sau khi hoàn thành các công trình trọng điểm của Nhà nước. Điều động linh hoạt để giảm bớt chi phí mua mới.

­ Hiện đại hoá các thiết bị thi công ngành đường bộ, đường hầm.

­ Nghiên cứu cải tiến, tự chế tạo các thiết bị chuyên dùng.

­ Tự chế tạo các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác xây lắp: máy bơm,


máy hàn, que hàn, giàn giáo, ván khuôn, dụng cụ động…

cầm tay, hàng bảo hộ

lao

Muốn vậy, Tổng công ty nên có các biện pháp như:

+ Tích cực tìm kiếm và huy động mọi nguồn vốn đầu tư.

­ Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp

­ Nguồn vốn từ các nguồn khác như vốn vay của ngân hàng, vốn vay của nước ngoài, vốn có được do hợp tác xã liên doanh, liên kết với các công ty khác,

hoặc huy động vốn từ các doanh ngiệp thành viên và của cán bộ viên.

công nhân

+ Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân nên thực hiện chiến lược phát triển con người. Do đó phải thực hiện giải pháp:

­ Cử người đi đào tạo , tiếp thu công nghệ theo từng chuyên đề ở nước ngoài theo chương trình đổi mới công nghệ , đầu tư chiều sâu của Tổng công ty.

­ Hợp tác chặt chẽ với các viện khoa học, trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các trường đại học… để nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế thử và thử nghiệm sản phẩm mới.

4.2.6.Hoàn thiện chiến lược nghiên cứu phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu, văn hóa cho Tổng công ty Sông Đà.

* Phát triển chiến lược nghiên cứu phát triển thị trường:


­ Thành lập bộ

quản lý và phát triển chiến lượng thị

trường chuyên

nghiệp , chuyên nghiên cứu dự báo thị trường bài bản chính quy, thu thập thông tin đầy đủ, chính xác , dự báo đúng các biến động của thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng đầu tư, xu hướng của thị trường giúp ban lãnh đạo xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển thị trường linh hoạt và kịp thời trước những biến động của thị trường tránh thiệt hại và tận dụng các cơ hội của thị trường.

­ Xây dựng kế hoạch tiếp thị đấu thầu và phát triển thị trường theo định hướng của Tổng công ty.


* Phát triển chiến lược thương hiệu và văn hóa Tổng công ty:

Thương hiệu tốt là lợi thế cạnh tranh rất lớn, thương hiệu thể hiện niềm tin của khách hàng đối với công ty.Để xây dựng thương hiệu thì toàn bộ các bộ các thành viên của công ty đều phải nỗ lực trong các nhiệm vụ của mình đem lại kết quả và hiệu quả cao thông qua chất lượng của công trình cao, các dịch vụ tốt...

Đăng ký thương hiệu ở trong nước và quốc tế.

Có kế hoạch quang cáo xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.

Thường xuyên phát động các phong trào sáng kiến, cái tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, xây dựng môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết,gắn bó trong đơn vị.Xây dựng và áp dụng các nội quy, quy chế, chính sách thưởng phạt hợp lý, thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say trong toàn bộ Tổng công ty.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp,văn hóa công sơ chuẩn,tác phong làm việc công nghiệp hiệu quả, may đồng phục cho toàn bộ các thành viên của Tổng công ty.

4.3. Các kiến nghị vĩ mô

*Về luật pháp và quản lý nhà nước

­ Đổi mới cải cách thủ tục hành chính , cơ chế quản lý trong đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy điện, công trình công nghiệp

­ Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. Doanh nghiệp tồn tại và hoạt

động trong hệ

thống các quy định, quy phạm, chịu sự

tác động quản lý của

nhiều cơ quan, ban ngành. Do đó nếu có sự chồng chéo thậm chí trái ngược

nhau trong quản lý sẽ tạo thành mạng lưới chằng chịt mà muốn qua được phải tìm cách luồn lách, dẫn đến tiêu cực nảy sinh

* Về thị trường và sản phẩm dịch vụ

­ Tạo dựng một thị trường dịch vụ xây dựng lành mạnh .Đây là cơ sở để các doanh nghiệp hoạt động theo chiều hướng tích cực: Giảm chi phí, hạ giá thành, xóa bỏ cách làm ăn chụp giật, mưu lợi riêng.


­ Phát triển hệ

thống thông tin thị

trường, công bằng với tất cả

doanh

nghiệp và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

­ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng các công trình nhằm nâng cao trách nhiệm của các nhà thầu với chất lượng các công trình.

* Về tài chính và đầu tư

­ Áp dụng cơ chế lãi suất linh động: Các ngân hàng cho Tổng công ty vay vốn, Tổng công ty thực hiện kế hoạch trả nợ với lãi suất theo mặt bằng chung tại thời điểm trả tiền chứ không cố định như trong khế ước vay để tránh rủi ro cho cả hai bên cho vay và đi vay

­ Nâng cao tính chủ động trong đầu tư vốn, tránh ỷ lại và phụ thuộc quá nhiều vào Bộ xây dựng.


KẾT LUẬN


Trong bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào của cơ chế thị trường thì xây dựng và phát triển chiến lược cũng luôn luôn cần thiết và không thể thiếu được với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển chiến lược thị trường đó là sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp. Đối với Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà cũng vậy, phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng luôn đóng một vai trò quan trọng, trong sự phát triển của Tổng Công ty. Thông qua một hệ thống các mục tiêu, mô hình chiến lược chủ yếu mà xác định, tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về cách thức, biện pháp, mà Tổng Công ty sẽ phải thực hiện vươn tới trong tương lai.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin cùng với các yếu tố bất ngờ xảy ra liên tiếp đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, nên việc hoạch định các chiến lước kinh doanh đúng đắn là rất cần thiết. Do vậy, ngành xây dựng cũng như các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân muốn có sự phát triển bền vững thì cũng cần có đường lối chiến lược kinh doanh phát triển thị trường đúng đắn và phải luôn hoàn thiện chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn. Thông qua chiến lược kinh doanh xây dựng các bước hành động một cách khoa học, dự đoán trước cơ hội và rủi ro có thể gặp phải và phương hướng giải quyết. Đặc biệt đối với Tổng Công ty Xây Dựng Sông Đà kinh doanh trên nhiều lĩnh vực

mà trong tương lai sẽ

gặp rất nhiều rủi ro, khi đó

phát triển chiến lược thị

trường một cách hoàn thiện sẽ giúp cho Tổng Công ty có khả năng và biết ứng phó với mọi tình huống ở mọi nơi, mọi lúc từ đó khẳng định được vị thế của Tổng Công ty trên thương trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm từ của Tổng công ty Sông Đà.

năm 2006­ 2009

2. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Tổng công ty Xây dựng Sông Đà (2005­ 2009) Báo cáo tình hình tài chính của Tổng công ty đến thời điểm ngày 31/12/2009

3. Các báo kinh tế đô thị và xây dựng,quy hoạch xây dựng các số năm 2008, 2009

4. Định hướng và mục tiêu phát triển 5 năm (2010­2015) của Tổng công ty Sông Đà

5. Định hướng và mục tiêu phát triển 10 năm (2010­ 2020) của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.

6. Định hướng của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà về mục tiêu chủ yếu sản xuất kinh doanh 2005­ 2009.

7. Đỗ

Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, Đoàn Thị

Thu Hà (1999) Giáo trình

Quản lý kinh tế­ Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

8. Đào Duy Huân (1996), Chiến lựoc kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản giáo dục 1996.

9. Gary D. Smith, Dany R.Anold, Bobby G.Bizzell (1997), Chiến lược và sách lược kinh doanh –– Nhà xuất bản Thống kê.

10. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1988) Những vấn đề cốt yếu của Quản lý­ Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

11. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Hiền (1999), Chiến lựơc kinh


doanh và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục.

12. Nguyễn Thị Liên Điệp ­ Phạm Văn Nam (1997), Chiến lược và chính sách kinh doanh , Nhà xuất bản Thống kê .

13. Nguyễn Thành Độ, Giáo trình chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp ­ Nhà xuất bản Giáo Dục.

14. Philips Kotler (2001), Quản trị Marketing.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022