Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB - 11


có tính bắt buộc đối với nhóm khách hàng tín dụng của Ngân hàng. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng, việc hợp tác từ phía ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng đã mạnh mẽ hơn tuy vậy vẫn chưa mang tính sát sao, theo thống kê số lượng các khách hàng có quan hệ tín dụng nhưng tham gia bảo hiểm của công ty bảo hiểm khác còn rất cao. Ngoài ra, xét về quy mô và tiềm năng sẵn có, so với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường tiêu biểu như mối quan hệ hợp tác giữa công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ABIC với Ngân hàng Nông nghiệp Agribank hay mô hình hợp tác giữa Công ty bảo hiểm BIC với Ngân hàng BIDV thì việc khai thác của MB với Công ty bảo hiểm còn rất hạn chế. Thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động hợp tác, MB nên phối hợp với Công ty bảo hiển đưa ra những quyết định cụ thể quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng Ngân hàng về việc tư vấn, giới thiệu khách hàng tham gia bảo hiểm tại MB. Ngoài ra, MB có thể học hỏi mô hình hợp tác của BIC và ABIC, chắt lọc những điểm tốt của các mô hình đó để vận dụng phù hợp cho mô hình phát triển tại MB hiện tại và định hướng trong thời gian tới.

Thứ hai, thường xuyên tiến hành tổ chức giao lưu giữa cán bộ Ngân hàng với cán bộ bảo hiểm để tạo sự hiểu biết và mối quan hệ khăng khít với nhau. Ví dụ, có thể tổ chức các giải đấu bóng đa, thể thao, giao hữu, hội thi duyên dáng cán bộ bán bảo hiểm. Thông qua các chương trình, hoạt động ngoại khóa, quá trình tác nghiệp và hoạt động sau này giữa Công ty bảo hiểm và Ngân hàng sẽ thuận lợi và tốt đẹp hơn. Ví dụ, MB có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao nội bộ giữa Ngân hàng với Công ty bảo hiểm; các chương trình thi đua khen thưởng cho cán bộ Ngân hàng xuất sắc đạt được doanh thu phí bảo hiểm cao. Các chương trình hoạt động giao lưu này đồng thời sẽ là cơ hội đưa hình ảnh của MB tới với cán bộ Ngân hàng. Các chương trình thi đua khen thưởng sẽ thúc đẩy tinh thần bán hàng, hoạt động khai thác của cán bộ.

Bên cạnh đó, MB cũng nên đề xuất với ban lãnh đạo Ngân hàng có một bộ phận chuyên quản bảo hiểm. Hiện tại, phía Ngân hàng vẫn chưa có bộ phận riêng biệt này. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát, đề xuất và đánh giá chất lượng cũng như sự phối hợp giữa Ngân hàng và Công ty bảo hiểm.


3.2.5. Giải pháp đẩy mạnh sự hỗ trợ của công nghệ thông tin


Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng các công nghệ mới để xây dựng các ứng dụng nhằm tối ưu hóa khả năng hỗ trợ của công nghệ cũng như xây dựng được các ứng dụng mềm dẻo phục vụ cho quản lý. Các công nghệ mới kể như: .net, java, jquery… Ứng dụng Bancassurance phải được xây dựng dựa trên các nền tảng công nghệ mới này và sẽ triển khai kết hợp giữa các nền tảng công nghệ nhằm đem đến những lợi ích và thuận tiện tối đa trong quá trình đánh giá rủi ro, cấp đơn bảo hiểm và chuyển tái trong hệ thống.

Nhờ sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo cũng như những sự đầu tư thiết yếu, tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống công nghệ thông tin của MB đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường. Hệ thống công nghệ thông tin của MB không chỉ đáp ứng các phần mềm nghiệp vụ phục vụ trong doanh mà còn phục vụ việc tích hợp bán chéo dựa trên server của hệ thống Ngân hàng. Trong thời gian tới, để công nghệ thông tin có thể hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh thì MB nên áp dụng một số giải pháp sau:

(i). Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: thông qua việc nâng cấp hệ thống mạng, nâng cấp hệ thống phần mềm nghiệp vụ để việc quản lý đơn và hợp đồng được thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

(ii). Áp dụng công nghệ mới vào trong lĩnh vực công nghệ thông tin của MB: đẩy mạnh công tác giám định từ xa đối với các nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hóa thay vì chỉ áp dụng cho xe cơ giới như hiện tại. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp cho quá trình giám định diễn ra nhanh hơn giám định truyền thống, đẩy nhanh công tác dịch vụ khách hàng.

(iii). Xây dựng công nghệ cấp đơn bảo hiểm online cho tất cả các sản phẩm bảo hiểm. Hiện tại việc cấp đơn bảo hiểm trực tuyến mới chỉ được áp dụng cho các đơn bảo hiểm tín dụng cá nhân và bảo hiểm sức khỏe. Trong thời gian tới,MB nên tiến hành nghiên cứu để có thể tiến hành cấp cho tất cả các sản phẩm còn lại. Theo báo cáo, việc cấp đơn trực tuyến sẽ giúp quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng ngân hàng diễn ra nhanh và thuận tiện, từ đó có thể đẩy mạnh doanh thu bảo hiểm thông qua hệ thống Vietinbank.

Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB - 11


(iv). Xây dựng hệ thống các phần mềm bổ trợ như: phần mềm xuất hóa đơn điện tử, phần mềm kiểm soát đơn điện tử để các bộ phận hỗ trợ nhanh chóng và dễ dàng trong quá trình tác nghiệp.

(v). Xây dựng các kế hoạch để phát triển hệ thống bán hàng trực tuyến einsurance. Hiện nay, MB đã có hệ thống website để giao dịch trực tuyến nhưng giao diện và các ứng dụng của website còn chưa thu hút và hiện tại khách hàng tham gia bảo hiểm trực tuyến phần nhiều vẫn thông qua giao diện của ngân hàng Công Thương.

3.3. Một số kiến nghị khác


Bancassurance là xu hướng tất yếu của hệ thống dịch vụ tài chính tại các thị trường đã và đang phát triển. Nhà nước cần quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô đang còn bất ổn và thiếu bền vững, thúc đẩy các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài tiến hành hoạt động, mở rộng các hình thức kinh doanh mới, trong đó có Bancassurance. Từng bước nâng cao, đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng của xã hội để tăng khả năng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của ngành bảo hiểm ngân hàng nói riêng. Ví dụ như trang thiết bị tốt mạng lưới công nghệ thông tin, các dịch vụ internet, viễn thông cần thiết cho việc thực hiện Bancassurance nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tế. Đưa ra các chính sách hỗ trợ giám sát các chi phí bưu chính viễn thông, như cước phí điện thoại di động để khuyến khích phát triển bán bảo hiểm qua ngân hàng thực hiện dưới hình thức như ngân hàng điện tử, gửi thư trực tiếp, điện thoại, tin nhắn điện thoại di động… Đa số khách hàng là cá nhân, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ chưa quan tâm

đến yếu tố rủi ro, lại tập trung vào yếu tố tiết kiệm trong bảo hiểm nhân thọ. Điều này có nghĩa là, cùng một số tiền đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc gửi ngân hàng thì lãi suất tiền gửi của ngân hàng bao giờ cũng cao hơn lãi suất đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước nên có thêm chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp bảo hiểm để các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh với ngân hàng về lãi suất. Hiện nay thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa thực sự phát triển bán bảo hiểm qua ngân hàng. Trong khi toàn cầu hoá đang ngày càng sâu rộng, tiến trình tự do hoá thương mại ngày một đến gần, nhà nước nên có những chính sách, hành lang pháp lý ổn định, minh bạch để có thể thúc đẩy kênh phân phối sản phẩm mới mẻ này ở thị trường bảo

75


hiểm Việt Nam vươn lên một cách mạnh mẽ. Trong thời gian tới Chính phủ và các cơ quan quản lý cần tập trung vào các vấn đề sau:

(i). Bổ sung quy định về các kênh phân phối mới trong đó có kênh Bancassurance. Hiện nay kênh phân phối được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ là kênh phân phối qua đại lý và môi giới bảo hiểm. Thực tế triển khai hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã hình thành và phát triển các kênh phân phối mới, trong đó có Bancassurance. Sự lựa chọn mô hình Bancassurance phụ thuộc vào điều kiện và môi trường pháp lý tại nước triển khai. Không có mô hình thuần nhất nào phù hợp cho tất cả các quốc gia. Mô hình thoả thuận hợp tác kinh doanh - coi ngân hàng là kênh phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm là phù hợp với Việt Nam ở thời điểm hiện tại và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 có quy định ngân hàng được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm. Về phía các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn cho phép ngân hàng làm đại lý tổ chức cho doanh nghiệp bảo hiểm. (i). Bổ sung quy định về cách thức bán và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của

kênh Bancassurance. Quy định này nhằm phân định rõ cách thức bán và giới thiệu sản phẩm của từng kênh phân phối: đại lý, môi giới, Bancassurance, bán hàng tại điểm, bán hàng trực tiếp vì đặc điểm và trình độ lực lượng bán hàng của mỗi kênh phân phối là rất khác nhau. Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất lực lượng bán hàng của kênh phân phối Bancassurance ở Việt Nam chỉ là đội ngũ nhân viên ngân hàng và chỉ bán qua các hệ thống các chi nhánh của ngân hàng. Quy định này nhằm đảm bảo sự không phân tán về lực lượng bán hàng của kênh phân phối này; thuận tiện trong công tác quản lý, đơn giản trong cơ chế chi trả hoa hồng. Dần dần, sau khoảng 3-5 năm, khi kênh phân phối Bancassurance ở Việt Nam trở nên quen thuộc và phát triển hơn thì việc bổ sung quy định về lực lượng bán hàng (các chuyên gia tài chính, các đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, cộng tác viên của ngân hàng) là cần thiết nhằm tăng cường lực lượng bán hàng, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của Bancassurance.

(iii). Quy định cụ thể về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm mà một ngân hàng được liên kết Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp bảo hiểm thì ngân hàng là đại lý tổ chức, vì vậy theo quy định hiện hành về kinh doanh bảo hiểm thì đại


lý của doanh nghiệp bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý tại hai doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau trừ trường hợp được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm nơi đại lý đang làm việc. Vì vậy, nếu như tại bản thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý thì ngân hàng mới được ký bản thỏa thuận hợp tác để làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật thông tin, cũng như để đảm bảo ngân hàng quan tâm đến hoạt động Bancassurance hơn, thì trong thời gian đầu ngân hàng nên chỉ được làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo hiểm, không cho phép trường hợp ngân hàng cùng một lúc làm đại lý cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Sau 3 - 5 năm kể từ khi ban hành quy định, có thể nghiên cứu quy định cho phép các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm được tự do liên kết trong hoạt động này.

(iv). Bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho đại lý bảo hiểm tổ chức. Cần phải bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho hoạt động Bancassurance, chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm mà quy định pháp luật cho phép triển khai của kênh phân phối này. Tỷ lệ hoa hồng của kênh phân phối này cần hấp dẫn hơn so với tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm hiện tại quy định đối với đội ngũ đại lý và môi giới bảo hiểm.

(v). Bổ sung quy định về chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đối với đội ngũ bán hàng của kênh Bancassurance. Quy định hiện hành chỉ đưa ra chương trình đào tạo đối với các đại lý cá nhân. Còn đối với đại lý tổ chức chỉ quy định "các nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt động bán bảo hiểm của đại lý tổ chức phải được đào tạo và cấp chứng chỉ" nhưng lại không có quy định về chương trình đào tạo đối với lực lượng bán hàng này. Vì vậy, đề xuất có quy định riêng về chương trình đào tạo đối với các nhân viên ngân hàng - là nhân viên của đại lý tổ chức. Ngoài ra, các nhà làm luật cũng cần quan tâm đến các quy định về cơ chế chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, chế độ báo cáo... nhằm bảo vệ thông tin của khách hàng tham gia bảo hiểm và kịp thời có biện pháp quản lý giám sát hiệu quả đối với hoạt động này.


KẾT LUẬN


Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và an toàn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện các chính sách và mục tiêu của mình trong thời kỳ phát triển để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như đáp ứng được nhu cầu thị trường, ứng phó tốt nhất với các biến động do thị trường đem lại từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn từ hoạt động phát triển các sản phẩm Bancassurance của ngân hàng, bài luận văn đã khái quát các lý thuyết chung về ngân hàng thương mại, về các sản phẩm Bancassurance và các yếu tố khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ việc nêu thực trạng về phát triển sản phẩm Bancassurance, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao của ngân hàng TMCP Quân đội - MB trong điều kiện canh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt.

Phương hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài có thể tập trung vào việc ứng dụng những công nghệ mới trong phát triển sản phẩm Bancassurance để tạo ra những đột phá mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân đội - MB trong thời đại công nghiệp 4.0 khi mà các dịch vụ của ngân hàng đang dần được số hóa và các ngân hàng TMCP khác đang ráo riết cho cuộc chạy đua công nghệ số để tìm kiếm khách hàng cho mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt


Đoàn Thị Thanh Tâm (2014), Phát triển hoạtđộng Bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhànước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Ngọc Hội (2012), Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Ngoại Thương.

Nguyễn Thị Hương Giang (2014), Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát trển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Thị Lệ Thu (2013), Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Nhung (2010), Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ sự hài lòng của khách hàng, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 53/2010.

Ngân hàng TMCP Quân đội (2017), Báo cáo thường niên năm 2017, Hà Nội. Ngân hàng TMCP Quân đội (2018), Báo cáo thường niên năm 2018, Hà Nội. Ngân hàng TMCP Quân đội (2019), Báo cáo thường niên năm 2019, Hà Nội. Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (2017), Báo cáo thường niên năm 2017 Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (2018), Báo cáo thường niên năm 2018 Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (2019), Báo cáo thường niên năm 2019

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019.


II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh


Arora, A., & Manish, J. (2013). An Analysis of Contribution Performance of Bank Assurance of Financial Performance of Bank of India. Journal of Economics and Sustainable Development, 4(6).

Jongeneel, O.C.W. (2011). Bancassurance: Stale of Staunch? A Pan – European country analysis. Unpublished Master’s Thesis, Erasmus University Rotterdam.

Krstic, B., Vojvodic- Miljkovic, N., & Mandic, D. (2011). Bank assurance: New Options for the Development of Serbian Financial Sector. Economics and Organization, 8(1).

Kumar, M. (2001). Marketing & Distribution Channels in Bancassurance. Presentation at the CEO Summit of banks and insurance firms of Asia Pacific countries, Singapore.

Locatelli, R., Morpugno, C., & Zanette, A. (2003). The Integration between banks and Insurance companies and the model of financial conglomerates, Journal of Economics and Integration, 45(7).

Omondi, R.P. (2013). Determinants of adoption of bancassurance by commercial banks in Kenya. Unpublished Master’s Thesis, University of Nairobi, Nairobi, Kenya.

Waweru, T. N. (2014). The effect of bancassurance on the financial performance of commercial banks in Kenya. UnpublishedMaster’s Thesis, University of Nairobi, Nairobi, Kenya.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023