Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 nêu rõ: Đến năm 2030 Vân Đồn sẽ phát triển trở thành thị xã (tương đương đô thị loại II). Vân Đồn nằm trong tiểu vùng khu kinh tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô với tính chất là Trung tâm kinh tế miền Đông tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ; là một trong những cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng trên tuyến biển đảo ở phía Bắc Việt Nam. Định hướng đến năm 2030 sẽ là trung tâm công nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế.[29]
Vân Đồn được xác định là trung tâm phát triển tiểu vùng; thí điểm xây dựng mô hình khu kinh tế đặc biệt; xây dựng thành khu vực phát triển năng động, hiện đại, tạo hiệu ứng lan tỏa cho vùng và cả nước, là động lực thúc đẩy lôi kéo kinh tế của Quảng Ninh, vùng kinh tế trọng điểm, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phía Bắc phát triển nhanh.
Trên cơ sở đó phát triển Khu kinh tế trở thành thành phố biển quốc tế, trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp và là trung tâm, tài chính, thương mại quốc tế thông qua việc tạo ra cơ chế cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, hấp dẫn đối với cộng đồng các nhà đầu tư, trong khi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của vùng Vân Đồn.
* Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng phát triển không gian cho đô thị Vân Đồn như sau:
Không gian khu kinh tế Vân Đồn sẽ bao gồm 8 khu vực phát triển chính:
Khu trung tâm thương mại mới (CBD) và khu vực cảng cá: Khu trung tâm sẽ bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại và bao gồm các khu vực mua sắm, khu vực văn phòng, các tô chức tài chính như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty môi giới chứng khoán, nhà hàng.... Các khu dân cư sẽ được phát triển phía sau Khu trung tâm Những tòa nhà trụ sở văn phòng sẽ được xây dựng trên một trong các đảo đối diện với Khu trung tâm. Khu vực này bao gồm các cơ quan Nhà nước và các tòa nhà khác như viện bảo tàng, trung tâm hội nghị và nhà hát. Các cơ sở vật chất chiến lược khác được phát triển sẽ bao gồm bệnh viện tư, trường học quốc tế, Đại học tư,
Trung tâm huấn luyện kỹ năng, Công viên trung tâm, Sân vận động và trung tâm thể thao. Khu vực này cũng sẽ được phát triển thành cầu tàu cá cung cấp đa dạng các nhà hàng hải sản.
Khu vực sân bay và khu vực tự do phi thuế quan: Một sân bay mới với đường băng dài 3,5km trở lên và khả năng đáp ứng cho Boeing 747 sẽ được xây dựng tại xã Đoàn Kết. Công suất sau cùng là 35 triệu hành khách mỗi năm. Điểm đầu mối hậu cần sẽ được phát triển trong khu công nghiệp kế cận sân bay. Khu công nghiệp sẽ được chỉ định như là một khu vực tự do về thuế. Những lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), các công ty sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được khuyến khích thiết lập tại đây. Khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi khu dân cư để cung cấp nhu cầu về nhà ở cho lực lượng lao động tại đây.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sátthực Trạng Phát Triển Các Khu Đô Thị Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Bảo Vệ Môi Trường Ở Các Khu Đô Thị Du Lịch Bền Vững Huyện Vân Đồn
- Thống Kê Dân Số Và Lao Động Toàn Huyện Vân Đồn Năm 2015 - 2017
- Giải Pháp Phát Triển Bền Vữngcác Khu Đô Thị Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
- Giải Pháp Về Tôn Tạo Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa, Phát Triển Các Lễ Hội Truyền Thống Và Nâng Cấp Khu Nghỉ Ngơi, Vui Chơi Giải Trí Phục Vụ Cho Việc
- Tăng Cường, Nâng Cao Tính Trách Nghiệm Và Khả Năng Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quá Trình Phát Triển Các Khu Đô Thị Du Lịch Biển
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Khu vực cảng biển Vân Đồn và ven cảng Vạn Hoa: Cảng biển Vân Đồn sẽ được đặt tại bờ phía Đông Bắc của đảo Cái Bầu là khu vực có nước sâu có thể cho phép tàu thuyền chở hàng hóa và hành khách cỡ lớn với công suất 5 vạn tấn trở lên. Khu công nghiệp tại khu vực này sẽ dành cho công nghiệp hàng hải và tổng hợp liên quan đến các hoạt động về cảng. Loại hình nhà ở hỗn hợp sẽ được phát triển để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của cư dân và lao động tại khu vực. Khu nghỉ dưỡng với mật độ thấp sẽ được xây dựng để phục vụ du khách cao cấp và nhà đầu tư nước ngoài. Tiền đồn quân sự Vạn Hoa sẽ được nâng cấp cho hoạt động quân sự và bảo vệ bờ biển. Khu nhà ở phụ trợ và vùng lân cận cũng sẽ được xây dựng để phục vụ cho tiền đồn.
Khu nghỉ dưỡng phức hợp: Một khu nghỉ dưỡng phức hợp quy mô từ 1800 ha đến 2000 ha sẽ được xây dựng tại xã Vạn Yên quanh khu vực vịnh. Khu nghỉ dưỡng sẽ có một khách sạn nghỉ dưỡng, công viên giải trí trong nhà và ngoài trời, cửa hàng ăn uống, trung tâm hội nghị, khu vui chơi giải trí và vui chơi giải trí có thưởng tổng hợp quốc tế. Hệ thống cáp treo sẽ được xây dựng và hoạt động nối liền Khu nghỉ dưỡng bờ sông với đảo Cái Lim với mục tiêu tạo ra một trong những hệ thống cáp treo dài nhất thế giới.
Khu vực thị trấn Cái Rồng: chức năng trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của huyện Vân Đồn
Khu vực đảo Trà Bản: Sự phát triển tập trung chính tại đảo Trà Bản sẽ là du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và trị liệu chăm sóc sức khỏe. Đây sẽ là đảo chính phát triển cơ sở vật chất du lịch nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Khu vực đảo Cảnh Cước: bao gồm Minh Châu và Quan Lạn. Dân số trên đảo sẽ được tập trung quanh các khu làng mạc hiện hữu, các khu nghỉ dưỡng sẽ được đặt cách xa khu trung tâm nhưng gần bãi biển.
Khu vực đảo Ngọc Vừng: là một đảo quan trọng để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng trên đảo.
4.1.2.Định hướng không gian phát triển và sản phẩm du lịch
Phát triển Vân Đồn trở thành trung tâm kinh tế miền Đông của tỉnh, là trung tâm du lịch biển đảo có tốc độ tăng trưởng 10-15%/năm cho cả giai đoạn 2015- 2030; qui mô hành khách sẽ tăng khoảng từ 15%/năm lên tới 30%/năm. Dự kiến đến năm 2020 đón 1 triệu khách, trong đó gần 40% khách quốc tế; năm 2030 sẽ đón trên 1,7 triệu khách với trên 53% khách quốc tế.[29]
Phát triển mạnh du lịch Vân Đồn trở thành ngành chính, đảm trách vai trò trung tâm của tiểu vùng Vân Đồn-Cô Tô, một trong 4 tiểu vùng kinh tế của tỉnh. Du lịch sẽ được định hướng phát triển như sau:
Được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch biển-đảo sẽ góp phầnquyết định vào quá trình phát triển của huyện.Ngành du lịch sẽ đảm bảo doanh thu tăng 15- 20%/năm. Dự kiến đến năm 2020 Vân Đồn sẽ thu hút khoảng 900.000-1.000.000 lượt khách du lịch, trong đó khoảng gần 40% khách quốc tế; năm 2030 sẽ đón trên 1,7 triệu khách với trên 53% khách quốc tế.
- Vân Đồn sẽ là trung tâm du lịch lớn với chức năng chủ yếu:
+ Trung tâm du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng biển-đảo cao cấp quốc gia và quốc tế. Tại đây sẽ hình thành hệ thống nhà nghỉ cao cấp, liên kết với nước ngoài xây dựng các nhà nghỉ dưỡng chất lượng cao (khai thác lợi thế về cảnh quan, điều kiện tự nhiên). Tổ chức các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người già trong và ngoài nước, trung tâm phát triển thẩm mỹ, làm đẹp chăm sóc sức khỏe.
+ Du lịch thể thao và vui chơi giải trí biển; dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài (tại các khu vực biệt lập, tại các đảo độc lập).
+ Du lịch văn hoá, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn.
+ Du lịch gắn với nông nghiệp bằng cách kết hợp du lịch nghỉ dưỡng tắm biển với việc tham quan đồng ruộng, vườn rừng, phương thức sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện tham gia sản xuất, sinh hoạt cùng nông dân.
- Xây dựng cơ sở cho phát triển du lịch:Hình thành trung tâm du lịch, trung tâm lữ hành với vai trò hướng dẫn để kết hợp với Hạ Long, Cát Bà, Móng Cái, Đông Hưng (Trung Quốc) và các nơi khác tổ chức các tour du lịch dài ngày từ Vịnh Hạ Long sang Trà Cổ - Vĩnh Thực, Cô Tô và một số tuyến du lịch quốc tế khác.
- Xây dựng các khu vực vui chơi giải trí cao cấp và các điểm tham quan nằm lân cận bãi tắm. Các khu vực tham quan giải trí như:
+ Sẽ xây dựng bảo tàng thu nhỏ về thương cảng cổ trên thế giới. Khu vực nghệ thuật sắp đặt trên cát trắng, khu sinh thái rừng trâm, khu làng chài truyền thống... Đây là những sản phẩm du lịch độc đáo, có sức cạnh tranh lớn.
+ Khôi phục các yếu tố truyền thống của thương cảng cổ để khách cảm nhận được không khí thương cảng sầm uất của thế kỷ XII-XVII, tìm hiểu các làng nghề truyền thống cổ, thu hút dân cư tham gia vào các hoạt động này, xây dựng hình thức du lịch truyền thống làng Việt, nghề nông (du khách cùng sống) tạo việc làm cho dân cư cũng như tạo sự thu hút khách du lịch với cộng đồng dân cư trên đảo. Đây là một trong những hoạt động dulịch được khách ưa thích, đặc biệt khách nước ngoài.
+ Xây dựng các khu vực nghỉ dưỡng biển, các resort cao cấp, nhà hội thảo quốc tế và điểm giải trí vui chơi có thưởng (Casino) tại đảo Cái Bầu và các đảo ngoài xã Quan Lạn, Minh Châu.
- Quy hoạch và xây dựng 4 cụm du lịch tập trung:
+ Cụm du lịch trung tâm đảo Cái Bầu.
Cái Bầu là đảo lớn nhất thuộc vịnh Bái Tử Long. Thị trấn Cái Rồng là trung tâm hành chính - thương mại. Tài nguyên du lịch có bãi biển (Bãi Dài) dài 5km, cát mịn nước xanh trong và bãi cát thoải, có hệ sinh thái rừng trên đảo với nhiều loại thực vật quý hiếm; trong tương lai sẽ hình thành nhiều mô hình trang trại đồi rừng, vườn rừng.
Sản phẩm du lịch ở đây là: Nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội-tâm linh, thể thao biển, vui chơi giải trí, hội họp quốc tế (trong đó có hình thức casino), nghỉ ngơi cuối tuần.
Xây dựng các resort độc đáo gồm: khách sạn, nhà nghỉ, resort cao cấp (2-5 sao) và cơ sở dịch vụ du lịch hiện đại cho khách lưu trú ở xã Hạ Long, thị trấn Cái Rồng, xã Đông Xá, xã Đoàn Kết,.... Đồng thời xây những khu nhà cho người có thu nhập thấp. Xây dựng công viên chuyên đề, khu nghỉ dưỡng phức hợp, khu vui chơi giải trí quốc tế tại xã Vạn Yên. Xây dựng tuyến cáp treo qua biển nối đảo Cái Bầu với đảo Trà Ngọ - Cái Lim, tổ chức du lịch tham quan vườn quốc gia và phong cảnh biển. Mở rộng cảng Cái Rồng thành cảng tổng hợp phục vụ du lịch-dân sinh-thủy sản.
+ Cụm đảo Trà Bản.
Đảo Trà Bản (xã Bản Sen) là đảo ngoài gần đảo Cái Bầu nhất. Tại đây có núi đất, phát triển các cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Mặc dù điều kiện còn khó khăn, dân cư nghèo, hạ tầng kém phát triển nhưng ở đây có điều kiện để phát triển du lịch nghỉ ngơi, tham quan và tham gia sản xuất nông nghiệp.
Hình thức du lịch chủ yếu ở đảo Trà Bản là: tổ chức du lịch nông nghiệp, tham quan mô hình trang trại, nuôi trồng hải đặc sản và nghỉ ngơi.
Sẽ tổ chức hình thức du lịch cùng sống (home stay) tham quan và tham gia sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các mô hình trang trại, tổ chức nghề nông truyền thống để khách tham quan, tham gia nghỉ ngơi và làm việc. Ra đảo bằng tầu cao tốc, cáp treo. Sẽ xây dựng tại đảo các nhà nghỉ cao cấp theo truyền thống Việt, xây dựng đường nội bộ và cầu sang đảo Quan Lạn - Minh Châu.
+ Cụm du lịch Quan Lạn - Minh Châu.
Tài nguyên du lịch ở đây phong phú, có đình, chùa, miếu, nghè và lễ hội Quan Lạn nổi tiếng, có ba bãi tắm ở Vân Hải, Quan Lạn rất đẹp cách nhau 5 km về phía biển khơi và các mô hình đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Có khu rừng nguyên sinh đảo Ba Mùn với diện tích rừng tự nhiên khoảng 1.800 ha là trung tâm của rừng quốc gia Bái Tử Long, có bãi biển dài, cát mịn là bãi tắm lý tưởng và có các mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản.
Sản phẩm du lịch ở đây gồm: Tắm biển, thể thao cảm giác mạnh, lướt ván, nghỉ dưỡng, lễ hội-tâm linh, du lịch sinh thái, tham quan di tích, thương cảng cổ của người Việt và vui chơi giải trí quốc tế cao cấp, trong đó có hình thức casino.
Xây dựng nhà nghỉ, đầu tư nâng cấp bến cảng Quan Lạn. Nâng cấp các tuyến đường trên đảo. Nâng cấp bưu điện Quan Lạn, xây dựng trung tâm văn hoá thông tin, điểm vui chơi giải trí. Nâng cấp phân viện y tế Quan Lạn có đủ trang thiết bị dụng cụ y tế phục vụ dân trên đảo và khách du lịch khigặp tai nạn hoặc ốm đau đột xuất.
Nâng cấp cảng Cồn Trụi (xã Minh Châu), làm mới đường nối cảng Cồn Trụi với hệ thống đường Minh Châ u - Quan Lạn và các bãi tắm.
+ Cụm du lịch Ngọc Vừng - Thắng lợi.
Ở đây có bãi biển dài, cát mịn, nước trong là một trong những bãi tắmđẹp nhất của Vân Đồn, có hệ sinh thái rừng tự nhiên, khu di tích lưu niệm Bác Hồ, các mô hình nuôi trai ngọc. Đó là những tài nguyên cho phát triển du lịch của cụm.
Sản phẩm du lịch chính ở đây là: nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các mô hình trang trại, mô hình nuôi trai ngọc, tham quan làng chài, du lịch sinh thái, cắm trại, vui chơi giải trí cao cấp, trong đó có hình thức casino.
Xây dựng một số nhà nghỉ có trang thiết bị đầy đủ phục vụ khách du lịch. Nâng cấp bến cảng Cống Yên (xã Ngọc Vừng) cả cầu cảng và đường dẫn. Xây dựng trung tâm văn hoá thông tin, các điểm vui chơi giải trí cho dân cư và khách du lịch. Trồng rừng tạo cảnh quan, tôn tạo khu di tích lưu niệm Bác Hồ phục vụ du lịch và dân trên đảo.
4.1.3. Định hướng với thị trường khách
Thị trường khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế được xác định trên cơ sở nhu cầu đi du lịch, đặc điểm tâm lý xã hội của khách, các sản phẩm du lịch hiện có và sản phẩm du lịch tiềm năng có thể đáp ứng phục vụ khách kết hợp với các xu hướng đi du lịch.
Khách du lịch nội địa có ý nghĩa rất quan trọng trong cơ cấu nguồn khách du lịch của Vân Đồn. Khách du lịch đến Vân Đồn bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần khác nhau. Trong tương lai cần lưu ý đến đối tượng chính là:
Khách nghỉ cuối tuần: Chủ yếu là khách nghỉ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương...
Khách thăm quan, nghỉ biển: Khách trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Khách đi theo tour trọn gói: Từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
thành trong cả nước.
Khách đi nghỉ tuần trăng mật: Các cặp vợ chồng từ Hà Nội, các tỉnh phía bắc. Thanh niên, học sinh trong tỉnh, Hà Nội và các khu vực phụ cận.
Dự báo tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2015 là 21% như vậy số lượng khách đến Vân Đồn vào năm 2010 sẽ đạt khoảng 350 ngàn lượt khách nội địa và năm 2015 là khoảng 700 lượt.[29]
Khách du lịch quốc tế sẽ là thị trường khách quan trọng trong nguồn khách du lịch đến Vân Đồn. Khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn có nhiều nguồn gốc, quốc tịch khác nhau. Chưa có một thống kê cụ thể nào từ phía các cơ quan quản lý du lịch của tỉnh cũng như của huyện về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn. Tuy nhiên căn cứ vào nhu cầu du lịch, đặc điểm tâm lý xã hội của khách, các sản phẩm du lịch đặc trưng của Vân Đồn cũng có thể đưa ra mục tiêu hướng tới thị trường khách quốc tế sau:
- Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Với các sản phẩm đặc trưng: du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
- Châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch...Các đối tượng khách bao gồm nhiều thành phần từ thanh niên, trung niên đến những người đã nghỉ hưu. Với các sản phẩm: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, lặn biển, câu cá.
- Châu Úc: Otrxaylia, Niudilan với các đối tượng khách là học sinh, sinh viên, công chức. Các sản phẩm du lịch đáp ứng thị trường này bao gồm: du lịch thăm quan, du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch cộng đồng.
- Khách Việt Kiều: Tập chung vào tất cả các đối tượng khách từ các nước trở về du lịch.
- Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada cần tập chung vào đối tượng khách là thanh niên, trung niên, cựu chiến binh. Với các sản phẩm du lịch: thăm quan nghỉ biển, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
Dự báo mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2015 là 45%. Như vậy số lượng khách du lịch quốc tế đến thăm quan du lịch Vân Đồn vào năm 2010 sẽ đạt khoảng hơn 6 ngàn lượt và năm 2015 ước đạt khoảng 39 ngàn lượt.
Trước cơ hội phát triển mới này của Vân Đồn, Quảng Ninh đã tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong, ngoài nước và tham vấn các
bộ, ngành, tổ chức quốc tế. Trên cơ sở các chỉ đạo, định hướng của Trung ương và Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, mời các đơn vị tư vấn, chuyên gia quy hoạch hàng đầu thế giới phối hợp với tỉnh nghiên cứu, đề xuất hướng phát triển của Vân Đồn theo mô hình khu hành chính - kinh tế (HC-KT) đặc biệt có tính liên kết vùng và đảm bảo tính hiện đại, đồng bộ, khả thi. Hiện nay, Đề án thành lập Khu HC- KT đặc biệt Vân Đồn đã cơ bản hoàn thiện và trình các bộ, ngành Trung ương xem xét. Với quyết tâm lớn, Quảng Ninh xác định rõ: Khu HC - KT đặc biệt Vân Đồn phải cạnh tranh được toàn cầu ở mức cao nhất, được quy định trong Luật Đơn vị HC - KT đặc biệt. Với ý tưởng này, trong tương lai không xa, Vân Đồn sẽ sớm trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao, trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế nằm trong hành lang kinh tế Trung Quốc - ASEAN.
Trong quá trình hình thành Đặc khu Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra các hoạch định chính sách mở rộng thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn như Sun Group, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Vân Đồn với mức vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng, điều này sẽ là những điều kiện thuận lợi giúp cho Vân Đồn chuyển mình trong những năm tiếp theo. Các dự án trọng điểm được triển khai tại Vân Đồn, gồm: Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn; Dự án cảng và khu đô thị Bắc Cái Bầu; Dự án khu phi thuế quan - khu công nghiệp sạch tại Khu kinh tế Vân Đồn… Đặc biệt, Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là điểm nhấn quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh, động lực để phát triển Vân Đồn trở thành Khu HC - KT đặc biệt. Mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là một trong những dự án trọng điểm của Khu kinh tế Vân Đồn nhằm tạo động lực phát triển cho Khu kinh tế Vân Đồn thu hút đầu tư, từng bước xây dựng, phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm thương mại, du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thông quốc tế; đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững cho Quảng Ninh; khai thác, phát huy hiệu quả chuỗi giá trị di