Phát triển các làng nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán của dân cư địa phương để phục vụ du lịch
Nâng cấp và xây dựng mới nhiều khu vui chơi, giải trí để phục vụ du lịch.
Phục hồi các công trình có giá trị nghệ thuật - lịch sử phục vụ du lịch đồng thời cũng giáo dục cho du khách cũng như người dân hiểu về văn hoá - nghệ thuật - lịch sử của địa phương. Đây thực sự là sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, giúp thu hút du khách đến với Vân Đồn ngày một nhiều hơn.
Nâng cấp, tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng cách mạng, bảo đảm được tiêu chuẩn của các điểm du lịch, gìn giữ được cảnh quan khu du lịch..
4.2.8. Tăng cường, nâng cao tính trách nghiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển các khu đô thị du lịch biển
Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường du lịch và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.
Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi.v.v...Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Không Gian Phát Triển Và Sản Phẩm Du Lịch
- Giải Pháp Phát Triển Bền Vữngcác Khu Đô Thị Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
- Giải Pháp Về Tôn Tạo Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa, Phát Triển Các Lễ Hội Truyền Thống Và Nâng Cấp Khu Nghỉ Ngơi, Vui Chơi Giải Trí Phục Vụ Cho Việc
- Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 16
- Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Vân Đồn là khu vực biển đảo thuộc vựng biển Bắc Bộ với địa hình khá đa dạng bao gồm cả đảo đất, đảo đá và bán đảo. Những đặc trưng về địa hình và các điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch biển đảo ở đây. Huyện đảo Vân Đồn một vùng đất chứa đựng rất nhiều những giá trị văn hóa gắn liền với những thăng trầm của hàng ngàn năm lịch sử. Nơi đây đã từng là nơi tụ cư rất sớm của người Việt, trong quá trình sinh sống và làm việc con người đã tạo lên một quần thể các di tích khang trang, bề thế như thương cảng Vân Đồn, đình, chùa, đền, chùa Lấm...Bên cạnh đó huyện đảo Vân Đồn còn mang đậm những nét bản sắc, phong tục của người dân biển đảo, không những thế nơi đây còn chứa đựng nhiều nét văn hóa của đồng bào các dân tộc ít người. Trong đó đặc sắc nhất là văn hóa tộc người Sán Dìu. Đặc biệt hơn là khi nhắc đến Vân Đồn, chắc chắn rằng du khách đã từng đến đây sẽ rất ấn tượng với một hội làng có quy mô lớn và mang đậm tính chất vùng miền như lễ hội Vân Đồn, một lễ hội vừa nhằm tưởng nhớ công lao của vị tướng Trần Khánh Dư trong trận Vân Đồn lịch sử năm 1288, vừa là lễ hội cầu mưa của cư dân vùng biển. Vân Đồn không chỉ nổi tiếng với những di tích, lễ hội mà còn hấp dẫn với những món ăn độc đáo, ngon lạ mà hiếm có: Sá Sùng, Sứa, Hà...Những yếu tố trên là điều kiện tốt để phát triển du lịch trên vùng đất Vân Đồn.
Trên thực tế hệ thống các di tích, lễ hội trên vùng đất Vân Đồn này còn mang những giá trị về lịch sử, giá trị cộng đồng và giá trị tâm linh sâu sắc. Tuy nhiên hiện nay hoạt động du lịch chủ yếu là các hoạt động tham quan các di tích, hoạt động du lịch lễ hội. Các hoạt động này cũng mang tính mùa vụ, không đồng đều trong tất cả các tháng trong năm. Trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế phát triển, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn thì nền văn hóa của mỗi dân tộc đang là trung tâm thu hút sự chú ý quan tâm của đông đảo du khách. Vì vậy việc khai thác các tài nguyên vẫn phải gắn liền với việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa để du lịch phát triển một cách bền vững.
Qua thực tiễn nghiên cứu, đề tài “Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” đã giải quyết được một số nội dung cụ thể sau:
Một là, khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững.
Hai là, đánh giá thực trạng phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2015 - 2017. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại địa bàn nghiên cứu.
Ba là, xuất phát từ những hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp đểphát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Lê Anh, (2005), Môi trường xã hội nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, trang 8.
2. Phạm Thị Thanh Bình, (2016), “Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển”, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.
3. Lê Huy Bá (chủ biên) (2009), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, HàNội.
4. Chính phủ nước CHXHCNVN (2004), Định hướng chiến lược phát triểnbền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
5. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Tỉnh lần thứ 13, Quảng Ninh.
6. Thế Đạt, (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội.
7. Trần Tiến Dũng, (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường ĐHKTQD Hà Nội, Hà Nội.
8. Trần Trung Dũng, (2005), Hải Phòng với những dự án đầu tư phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, trang 3.
9. Nguyễn Trọng Hoàng, (2004), Xây dựng môi trường phát triển đu lịch bền vững,Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, trang 8.
10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Lê Hải, (2006), Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, trang 15.
12. Nguyễn Thị Hải, (2006), Quản lý tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Yên Tử, Tạp chí Quản lí nhà nước,số 2, trang 17.
13. Đặng Huy Huỳnh, (2005), Bảo vệ các cảnh quan và đa dạng sinh học để phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, trang 12.
14. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IƯCN(1980), Chiến lược bảo tồn Thế giới, NewYork.
15. Phạm Trung Lương, (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững,Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, trang 7.
16. Luật Du lịch Việt Nam, (2017).
17. Pham Trung Lương, (2004), Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, trang 7.
18. Phạm Trung Lương, (2004), Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường,Tạp chí Du lịch Việt Nam,số 10, trang 11.
19. Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED(1987), Tương tai của chúng ta,NewYork.
20. UBND tỉnh Quảng Ninh, (2011), Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.
21. Sở Du Lịch Quảng Ninh, (2006), Báo cáo tổng kết 5 năm của ngành Du lịch Quảng Ninh(2001- 2006), Quảng Ninh.
22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, (2011), Báo cáo kết quả công tác năm và phương hưởng nhiêm vụ năm 2011 của ngành Du Lịch Quảng Ninh, Quảng Ninh.
23. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, (2011),Định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường từ đoạn 2011-2016, Quảng Ninh.
24. Trần Đức Thanh, (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Đoàn Thị Thanh Trà, (2007), Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Luận văn thạc sĩ du lịch học, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội.
26. Phạm Văn Thắng, (2009), Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững khu vực Hoa Lư và phụ cận, Luận văn Thạc sĩ Khu vực học, Viện Việt Nam học vàKhoa học Phát triển, Hà Nội.
27. Phạm Lê Thảo, (2005), Môi trường tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam,số 8, trang 9.
28. Văn kiện Đại hội huyện Đảng bộ huyện Vân Đồn nhiệm kỳ 2011-2015.
29. UBND tỉnh Quảng Ninh, (2015), Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 và số 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn (2011-2015) và quy hoạch sử dụng đất đến 2020, Quảng Ninh.
30. Thủ tướng Chính Phủ, (2009), Quyết định số 220/QĐ-TTg, Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.
31. http://vietnamtourism.com
32. http:// baoquangninh.com.vn
33. http://Google.com.vn
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 BẢNG HỎI
ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH
Phần 1:
Bảng hỏi đánh giá mức độ phát triển bền vững của các khu đô thị du lịch biển ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
(Dành cho người dân sinh sống tại các khu đô thị du lịch của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)
Địa điểm phỏng vấn:
Thời gian: ..giờ .....phút, ngày ...... tháng ......năm 2018 Người lập phiếu (điều tra viên): Lưu Thành Viên
Phiếu hỏi này nhằm đánh giá cuộc sống của dân sinh và mức độ phát triển bền vững tại các khu đô thị du lịch của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninhvề kinh tế, an sinh xã hội, chất lượng môi trường. Kết quả phỏng vấn sẽ được sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước trong quá trình qui hoạch và xây dựng các khu đô thị, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Các thông tin cá nhân của người trả lời bảng hỏi sẽ được bảo đảm bí mật.
Để giúp tác giả nghiên cứu, Ông (Bà)/Anh (chị) vui lòng đánh dấu vào một ô trống có ý kiến mà Ông (Bà)/Anh (Chị) lựa chọn hoặc điền câu trả lời vào chỗ trống (...).
Trân trọng cảm ơn Ông (Bà) đã nhiệt tình tham gia trả lời và điền vào phiếu điều tra này!
I. Thông tin cơ bản
1. Họ và tên người được phỏng vấn:
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Ông (Bà)/Anh (Chị) thuộc độ tuổi nào?
15 - 18 tuổi 19 - 25 tuổi
26- 35 tuổi 36 - 45 tuổi
56 - 65 tuổi Trên 65 tuổi
4. Nơi ở:…………………………………………………………………… 5. Thời gian cư trú:……………………………………………………….. 6. Trình độ học vấn:……………………………………………………….
7. Nghề nghiệp:
THPTTrung học chuyên nghiệp
Đại học/ Cao đẳngTrên Đại học
Khác (xin nêu cụ thể): .......................................………………………….
8. Thu nhập trung bình tháng : (đơn vị: VNĐ đồng/tháng)
Dưới 1 triệu1 - 5 triệu
5 - 10 triệu Trên 10 triệu
II. Đánh giá thực trạng phát triển các khu đô thị du lịch biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
A. Môi trường (Chất lượng không khí)
1. Xin Ông (Bà) Anh (Chị) cho biết chất lượng không khí tại khu vực đang sinh sống?
Rất tốt Tốt
Chấp nhận được Kém
Rất kém
2. Mức độ tiếng ồn tại nơi Ông (Bà) Anh (Chị) đang sinh sống?
Rất cao Cao
Thấp Chấp nhận được
Rất thấp
3. Lượng rác thải tại nơi Ông (Bà) Anh (Chị) đang sinh sống?
Rất thấp Thấp
Vừa phải Cao
Rất cao