cầu làm thủ tục đầu tư dưới 15 tỷ thì không được thuê dất, cấp đất. Do đó cần phải xem lại quy định này để phù hợp. Các dự án đầu tư có yêu cầu sử dụng đất thủ tục rờm rà, phức tạp và kéo dài, cản trở quá trình đầu tư.Nhiều địa phương ban hành thêm nhiều thủ tục gây phiền hà cho nhà đầu tư, tại một số tỉnh để hoàn thành thủ tục thuê đất của một dự án cần phải 50 thủ tục, qua 10 cửa kiểm tra phê duyệt, mất thời gian khoảng 400 ngày đã ảnh hưởng đến công tác đầu tư. Thủ tục hành chính đối với dự án BT, BOT, BOO phức tạp và thẩm quyền cấp phép tập trung tại cơ quan trung ương chưa hợp lý lắm. Có quá nhiều loại hồ sơ trùng nhau, nhiều hồ sơ có nội dung giống nhau nhưng tên gọi khác nhau như "văn bản đăng ký đầu tư", "báo cáo kinh tế kỷ thuật"; "thuyết minh cơ sở" theo luật xây dựng, "giải trình kinh tê - kỷ thuật" theo luật đầu tư, làm cho nhà đầu tư phải tốn kém khi làm thủ tục.
Quy định về thỏa thuận đền bù giữa doanh nghiệp và người dân đối với đất không phải thu hồi vì xây dựng công trình công cộng và an ninh quốc phòng đã gây ra khó khăn trong quá trình thu hồi đất để xây dựng dự án phát triển kinh tế, làm chậm quá trình đầu tư và thu hút đầu tư. Bởi vì khi nhà đầu tư và dân không đạt được thỏa thuận không có chế tài xử lý, hơn nữa tạo sự không công bằng giữa người dân có đất thu hồi làm công trình công cộng, công trình an ninh quốc phòng và đất doanh nghiệp đền bù chênh nhau hàng chục lần trong cùng một mãnh đất, làm chậm quá trình xây dựng do giá thấp người dân không đồng tình, dẫn đến chính quyền phải cưỡng chế, hệ quả là người dân bị cưỡng chế sẽ chống đối, khiếu kiện hoặc oán thán chính quyền. Đây là một nội dung làm mất lòng dân, làm mất sự công bằng và cản trở đầu tư, do đó đề nghị nhà nước thực hiện bồi thường cùng một chế độ chính sách về giá, tạo công bằng và hợp lý.
- Về luật xây dựng: tại điều 36 quy định "đối với những công trình có quy mô lớn…”, như vậy, công trình có quy mô như thế nào được gọi là lớn, cơ quan nào cấp phép đầu tư? Có nghĩa là cấp phép đầu tư rồi rồi mới được tiến hành thủ tục đầu tư là không hợp lý trái luật đầu tư. Hơn nữa tại luật xây dựng chưa quy định thanh tra đô thị mà chỉ quy định thanh tra xây dựng, vậy cơ quan nào sẽ thanh tra việc vi phạm quy hoạch đô thị, xây dựng công trình trái phép, sai phép tại các đô thị, thanh
tra sở xây dựng thì quá mỏng và ở xa địa bàn vi phạm, vì vậy cần quy định tổ chức thanh tra đô. Trong nghị định 29 NĐ-CP/2008 của chính phủ quy định ban quản lý khu kinh tê, khu công nghiệp được thẩm định thiết kế cơ sở nhưng tại nghị định 12 NĐ-CP/2009 ngày 10 tháng 2 năm 2009 thì chỉ có sở chuyên ngành mới được thực hiện chức năng này. Nghị định 12 NĐ-CP/2009 quy định "đơn vị quản lý sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư", vậy như thế nào là không đủ điều kiện, không đủ điều kiện gồm những nội dung giờ đây là những nội dung cần phải cụ thể hoá để dễ áp dụng,không gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Về luật đấu thầu và nghị định liên quan: Ngày 29 tháng 9 năm 2006,chính phủ ban hành nghị định 111 NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu, sau một thời gian thực hiện nghị định này đã bộc lộ yếu kém,tồn tại không phù hợp thực tiễn do đó, ngày 05/05/2008 chính phủ ban hành nghị định 58/2008/NĐ-CP thay thế nghị định trên.Qua quá trình thực hiện gần một năm nghị đình này bộc lộ một số điểm bất hợp lý như gói thầu chỉ định tư vấn dưới 500 triệu, xây lắp chỉ định dưới 1 tỷ (điều này phù hợp với luật đấu thầu) là quá nhỏ trong khi giá cả luôn trượt, mức chỉ định trên sẽ không linh hoạt giúp chủ đầu tư chủ động triển khai nhanh công việc. Vì vậy đề nghị sửa đổi luật đấu thầu không quy định mức giá gói thầu mà giao cho chính phủ để chính phủ phân cấp cho tỉnh, thành phố trực thuộc. Mặt khác trong thủ tục chỉ định thầu đề nghị giảm thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu.các công trình phục vụ tái định cư nên cho chỉ định thầu để triển khai nhanh. Tại điều 32 luật đấu thầu quy định phải sơ tuyển đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, EPC có giá trị 300 tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp 20 tỷ đồng trở lên sẽ tạo thủ tục hành chính rờm rà vì vậy đề nghị bỏ điều này.hơn nữa tại điều 52 luật đấu thầu quy định thanh toán cho nhà thầu ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm nhà thầu,nhưng trách nhiệm chủ đầu tư chưa cụ thể do đó cần phải bổ sung trách nhiệm chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do hậu quả thanh toán chậm gây ra cho nhà thầu. đề nghị bỏ nhà thầu tư vấn lập dự án không được tham gia lập thiết kế dự toán vì như vậy sẽ gây ra việc khảo sát, lập hồ sơ và thiết kế cơ sở rất sơ sài, tạo nên sự lãng phí, đặc biệt đối với dự án công nghệ thông tin điều này càng bất hợp lý. Để tăng cường phân cấp
cho chủ đầu tư trong công tác quản lý dự án, quốc hội đã sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư XDCB số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, theo đó ngày 15 tháng 10 năm 2009 chính phủ ban hành nghị định 85
/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Tại luật và nghị định này ngoài ưu điểm thì vẫn còn bộc lộ nhược điểm phân cấp quá triệt để khó quản lý. Theo quy định của nghị định này thì UBND cấp huyện cũng được phê duyệt dự án nhóm B,C thuộc ngân sách cấp huyện,có nghĩa là dự án có mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở xuống chủ tịch huyện được quyền thẩm định và phê duyệt thì quá lớn, trong khi bộ máy của huyện nhiều nhất có khoảng 2 kỷ sư xây dựng hoặc giao thông, đây là vấn đề bất cấp. Việc phân cấp cho chủ đầu tư phê duyệt dự toán - thiết kế, phê duyệt hồ sơ mời thầu,tổ chức đấu thầu,chấm thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu,chỉ định thầu là không hợp lý, sẽ rất dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng do thông đồng. Nếu chủ đầu tư thông đồng với nhà thầu thiết kế, hoặc nhà thầu thi công hoặc cả hai thì sẽ dẫn đến rút ruột công trinh rất lớn. Trên thực tế một người làm chủ nhiều doanh nghiệp,do đó cùng một người nhưng vừa thiết kế, vừa thẩm định, tay phải cầm một dấu, tay tái cầm một dấu (có thể là Vợ con hoặc người nhà ký). Nếu có sự thông đồng giữ chủ đầu tư,nhà thầu và tư vấn thì hậu quả vô cùng to lớn. Trong luật đấu thầu cũng còn nhiều kẻ hở do đó các nhà thầu nước ngoài thắng thầu 100% và thiết bị phải nnhập khẩu đối với dự án EPC, bởi vì chúng ta không quy định về tiêu chuẩn nội địa hoá thiết bị, xuất xứ thiết bị. Nếu chúng ta quy định được điều đó thì các nhà thầu trong nước sẽ có điều kiện trúng thầu, hơn nứa tạo điều kiện để công nghiệp trong nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Cấp Nước Sạch Ở Các Đô Thị Du Lịch Như Năm 2008
- Các Chỉ Tiêu Phát Triển Cntt - Viễn Thông Năm 2007
- Về Chiến Lược, Quy Hoạch Và Kế Hoạch
- Về Công Tác Quản Lý Của Nhà Nước Trong Việc Triển Khai Các Chương Trình, Dự Án Xây Dựng Và Duy Tu Bảo Dưỡng Csht Đô Thị Du Lich.
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam - 15
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Nêu Trên
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Để quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng chặt chẽ, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83 NĐ-CP/2009 nhiều hướng dẫn thi hành luật và theo đó các bộ cũng đã ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn thực hiện:
- Để phân loại và phân cấp quản lý đô thị, Chính phủ đã ban hành nghị định 42 NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009 tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân cấp đô thị, công nhận loại đô thị và quản lý đô thị chặt chÏ hơn, chính việc phân cấp này
tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền đô thị chủ động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị để được công nhận đô thị và nâng cấp đô thị, đồng thời công tác quản lý đô thị được chú trọng hơn.
Việc phân cấp đô thị theo nghị định 42 CP đã chú trọng đến quy mô và chức năng đô thị, chú trọng đến cảnh quan và kiến trúc đô thị. Một đô thị đẹp, hấp dẫn là đô thị có cảnh quan và kiến trúc đẹp, đặc trưng. Kiến trúc đô thị như một linh hồn của đô thị, kiến trúc mang trong mình cả tinh hoa văn hoá vùng miền,tạo sự hấp dẫn cho du khách. Tuy nhiên, đối với đô thị du lịch quy định quy mô và mật độ dân số như nghị định thì đô thị loại II, có mật độ dân số 8.000 người/km2; quy mô 300.000 dân hoặc đô thị loại mật độ dân số là 6.000 dân/km2, quy mô dân số 150.000 dân sẽ không hợp lý, bởi vì đô thị du lịch là đô thị xanh - sạch - đẹp và những những mùa du lịch cao điểm khách du lịch tăng gấp bốn năm lần số dân hiện tại của đô thị, do đó cơ sở hạ tầng đều phải thích ứng với sức chứa của sự phát triển. Khu đất ở dân cư cũng cần quy định tỷ lệ trồng cây xanh phải lớn hơn 70%, diện tịch lô đất để giữ thảm cây, muốn như vậy đòi hỏi phải có quy định ngay tại điều lệ quy hoạch và cấp
giấy phép xây dựng, nhưng một vấn đề đạt ra là diện tích toàn bộ lô đất được tính và chủ sử dụng nộp theo giá đất ở nhưng chỉ được xây dựng công trình dưới 30%, do đó cần có cơ chế diện tích trồng cây xanh được nộp tiền theo giá đất vườn để khuyến khích chủ sử dụng trồng cây xanh. Chính phủ cần ban hành quy định riêng về nâng cấp công nhận đô thị du lịch để phát triển năng động, hiệu quả hơn.
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý giá có nhiều bất cập như "Giá vật liệu xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông báo giá của nhà cung cấp, hoặc giá đã áp dụng công trình khác có cùng tiêu chuẩn, chất lượng tương tự". Nhưng trên thực tế giá UBND Tỉnh công bố chênh lệch so với giá thị trường, nhưng chủ đầu tư vẫn lấy theo giá công bố mặc dù giá công bố chỉ là giá tham khảo vì sợ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán xuất toán. Hơn nữa giá các nhà cung cấp trên cung một địa bàn làm cho chủ đầu tư lúng túng vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể tháo gỡ vướng mắc này.
- Đặc biệt gần đây Chính phủ đã có Nghị định 131/2006/NĐ-CP,Những nội dung mới, có tính đột phá của Nghị định này thể hiện:
Một là, đã để ra những quy định rõ ràng hơn việc quản lý ODA tập trung trên cơ sở phát huy dân chủ và mở rộng sự tham gia của nhưng người được thụ hưởng nguồn vốn này.
Hai là, tính công khai minh bạch trong thu hút và sử dụng ODA là nét mới được nhấn mạnh, nhằm làm rõ trách nhiệm đối với người được thụ hưởng và nhà tài trợ.
Ba là, việc phân cấp mạnh mẽ nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt các chương trình và dự án ODA là sự đột phá thật sự của Nghị định này so với các Nghị định trước đây.
Bốn là, mở rộng phân cấp đi đôi với tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và thụ hưởng ODA được quy định rõ ràng nhằm đảm bảo sự cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
Năm là, nghị định này đã coi trọng tính và mức độ đồng bộ cao giữa quản lý và sử dụng chương trình, dự án ODA với việc quản lý và sử dụng chương trình, dự án trong nước. Tuy nhiên đối với dự án ODA thiết bị nhập về thường có mức giá cao, chi phí tư vấn lập dự án và lương chuyên gia quá cao, dự án thường kéo dài, vì vậy đề nghị cần tập trung vốn đối ứng cho dự án đủ để triển khai nhanh, đặc biệt vốn đền bù giải phóng mặt bằng.hơn nữa cần thống nhất cụ thể quy định quản lý dự án ODA, cần quy định thành lập và hoạt động của ban quản lý dự án ODA chuyên trach để quản lý
- Ngày 7 tháng 2 năm 2005, chính phủ ban hành nghị định 16 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì đến ngày 29 tháng 9 năm 2006 chính phủ ban hành nghị định 112 NĐ-CP về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của nghị định số 16 NĐ- CP,sau đó đến ngày 10 tháng 2 năm 2009 chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2009 NĐ-CP về dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế 2 nghị định nói trên, đề nghị bỏ thẩm định thiết kế cơ sở nhằm giảm thủ tục hành chính.tuy nhiên tại nghị định này vẫn chưa quy định trách nhiệm của bộ thông tin và sở thông tin truyền thông trong thẩm định thiết kế, dự toán công trình công nghệ thông tin là chưa phù hợp vì
Bộ xây dựng, sở xây dựng hay, công thương đều không có đủ năng lực để thẩm định những công trình công nghệ thông tin.
- Về lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng chính phủ đã ban hành nghị định 197 NĐ-CP, Nghị định 84 NĐ-CP, nhưng thủ tục vẫn còn rờm rà, phức tạp, kéo dài nhất là trích lục trích đo,lập phương án tổng thể cần phải được rút gọn.nghị định 106 NĐ-CP quy định khoảng cách an toàn đường điện ngoài 6m tính từ nóc nhà dân đến đường dây điện là không phù hợp đã được sửa đổi tại nghị định mới ban hành,tuy nhiên chiều cao từ nền đất đến độ võng của dây là 18m thì vẫn chưa phù hợp vì hạn chế quyền sử dụng đất của người dân.Tốt nhất cho người dân được hưởng đền bù và chuyển nhà trong vườn đối với nông thôn.
- Ngoài các nghị dịnh trên, Chính phủ đã ban hành một số nghị định, thông tư và các văn bản liên quan khác đã tạo điều kiện để quản lý cơ sở hạ tầng tốt hơn, phát huy hiệu quả hơn theo hướng tinh giảm thủ tục,gộp các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thông thường một dự án đô thị phải mất 3 năm mới hoàn tất thủ tục với 33 loại giấy tờ,đề nghị bãi bỏ 7 thủ tục và gộp 6 thủ tục lại chỉ còn 8 thủ tục, rút thời gian xuống còn 6 tháng, đề nghị bộ xây dựng ban hành quy định mẫu quy trình,thủ tục dự án đầu tư xây dựng đô thị mới, khu nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị.Phấn đấu giảm tối thiểu 30% thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
- Liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT đô thị còn có các luật khác được nhà nước ban hành và hướng dấn thực hiện: Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Phòng chống tham nhũng, luật nhà ở, v.v…
Quá trình xây dựng phát triển cơ sở hạ tâng đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước ngày một cao hơn. Các quy định cũ ngày một lạc hậu, một lỗi thời đòi hỏi phải có những quy định mới thay thế phù hợp với thực tế phát triển cơ sở hạ tầng hơn. Có thể nói cho đến nay, những Luật pháp và Nghị định Chính phủ đã ban hành, mặc dù còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm, song nó đã ®ánh dấu một giai đoạn hoàn thiện thể chế quan trọng, trong đó nổi bật việc phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đi đôi với nâng cao trách nhiệm của các cấp làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT đô thị thời gian qua ở nước ta.
2.3.1.3. Về tổ chức bé máy vµ cơ chế quản lý CSHT đô thị du lịch
Đảng, Quốc hội và chính phủ đã quan tâm và có nhiều nghị quyết nhằm phát triển ngành du lịch nói chung,trong đó có đô thị du lịch. Nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa X khẳng định “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Bộ chính trị ban hành kết luận số 179 TB - TW ngày 11/11/1998 về phát triển du lịch trong tình hình mới; Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010. Quốc hội đã ban hành và hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 36/2004/QH 11 về công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có đầu tư xây dựng CSHT sử dụng vốn nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ tồn đọng. Một số bộ luật và nghị định, thông tư và quyết định hướng dẫn quy định quản lý đầu tư xây dựng, quản lý công trình đô thị và kiến trúc đô thị được ban hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc quản lý cơ sở hạ tầng đô thị. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý công trình xây dựng cơ bản là cơ sở pháp lý quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tầng đô thị nhằm phát triển kinh tế xã hội của các đô thị Việt Nam
Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý quản lý đầu tư XDCB theo hướng tăng cường phân cấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT, đồng thời xác định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đi đôi với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cấp quản lý và đã chú ý sửa đổi bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng đã lạc hậu, không phù hợp; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Các bộ đã điều chỉnh, bổ sung hệ thống đơn giá, định mức và suất đầu tư xây dựng công trình CSHT đô thị một cách kịp thời.
Chính Phủ và các địa phương cũng đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, trong đó có đô thị du lịch. Chính quyền các cấp đã xây dựng trung tâm một cửa và giảm bớt một số thủ tục hành chính, kiên quyết không đặt thêm thủ tục ngoài quy định của trung ương. công khai minh bạch thủ tục để doanh nghiệp xây dựng và chủ đầu tư giảm bớt thời gian công
sức, hoàn thiện thủ tục sớm hơn. Tập trung hoàn thiện cũng cố các ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp, chuyên ngành và nâng cao trình độ năng lực của cán bộ ban quản lý dự án;quy định tiêu chuẩn chuyên môn của các chức danh trong ban quản lý dự án,tăng cường cán bộ giám sát kỷ thuật. Tăng cường công tác tư vấn trong đầu tư xây dựng CSHT đô thị. Trong thời gian qua, mặc dù đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức thông qua tuyển dụng và thi nâng cấp, nâng bậc công chức trong lĩnh vực quản lý đầu tư nhưng hiệu quả không cao. Thực trạng hiện nay mỗi đô thị du lịch có một ban quản lý dự án chuyên trách và một số ban quản lý dự án kiêm nhiệm. Ban quản lý dự án chuyên trách có số lượng cán bộ từ 10 người đến 20 người, trình độ cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định, điều đáng lo ngại là các ban quản lý kiêm nhiệm hầu hết không đủ năng lực quản lý dự án, trưởng ban không phải là kỷ sư chuyên ngành, cán bộ kỷ thuật chủ yếu hợp đồng do đó không chọn được cán bộ giỏi, phẩm chất không tốt để quản lý dự án, điều bất cập là tiền của nhà nước lại giao cho người ngoài biên chế nhà nước quản lý. Mỗi đô thị du lịch có một phòng quản lý hạ tầng kỷ thuật và đô thị khoảng 5 người đến 10 người nhưng thiếu hụt nghiêm trọng về cán bộ chuyên ngành giao thông, xây dựng và quản lý đô thị do đó công tác thẩm định dự án, hồ sơ thiết kế dự toán, thủ tục đầu tư xây dựng và quy hoạch, giấy phép xây dựng sẽ không đáp ứng yêu cầu. Phòng tàI chính cán bộ cũng chỉ có khoảng 6 người đến 13 người, trong đó chỉ tối đa hai người làm công tác thẩm định quyết toán nhưng thiếu kiến thức kinh tế xây dựng, giao thông do đó công tác thẩm định quyết toán vốn đầu tư còn chậm, thiếu chính xác và sai sót. Có thể nói bộ máy quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng còn yếu kém,thiếu hụt về lực lượng cán bộ chuyên ngành, kiến thức không được cập nhật,số cán bộ trên 50 tuổi chiếm trên 80% đã gây ra lực cản trong công tác quản lý đầu tư. Một điều đáng lưu ý là sản phẩm xây dựng cơ bản là kết quả của một quá trình nhiều đơn vị tham gia vì vậy nếu trong từng công đoạn doanh nghiệp tham gia yếu thì công trình ảnh hưởng, kém chất lượng. Chính quyền đô thị cần phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng,tiếp nhận, thu hút lực lượng quản lý đầu tư thạo việc, có năng lực, có phẩm chất và trách nhiệm cao để hoàn thành nhiệm vụ.