Thực Trạng Bảo Vệ Môi Trường Ở Các Khu Đô Thị Du Lịch Bền Vững Huyện Vân Đồn


* Nhà ở:

Tổng số nhà ở trên địa bàn huyện là 10.447 nhà trong đó có 9.093 nhà kiên cố và bán kiến cố, chiếm 87%. Tổng diện tích nhà ở là 612.861 m2 , bình quân 13,8 m2 /người.

* Giáo dục - đào tạo

Điều kiện miền núi - hải đảo, dân cư phân bố phân tán trên nhiều đảo nhỏ đã ảnh hưởng đến phát triển giáo dục - đào tạo của Vân Đồn, gây ra những khó khăn không chỉ trong việc xây dựng cơ sở trường lớp, mà còn việc thu hút giáo viên và học sinh đến trường. Tuy thế, lĩnh vực giáo dục - đào tạo vẫn được coi trọng. Hệ thống giáo dục của Huyện đã và đang được từng bước cải thiện trong những năm gần đây. Những khoản đầu tư lớn cũng đã được thực hiện để phát triển cơ sở giáo dục của huyện Vân Đồn. Hiện tại có 12 trường mẫu giáo và 29 trường phổ thông các loại, gồm công lập, bán công, ngoại trú và nội trú. Hệ thống trường, lớp học hiện tại được bố trí ở hầu hết các khu vực dân cư trong địa bàn huyện. Đến nay, Vân Đồn đã có 15 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 70%.

* Y tế và chăm sóc sức khoẻ

Công tác y tế đã có chuyển biến rất tích cực trong những năm qua, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm quy định hành nghề y dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều cơ sở vật chất đã được phát triển bao gồm một bệnh viện đa khoa 120 giường tại thị trấn Cái Rồng, gồm 06 khoa. Những cơ sở vật chất khác bao gồm trung tâm y tế dự phòng trên diện tích 1,6 ha và một bệnh viện 15 giường tại xã Quan Lạn. Chỉ số giường bệnh đạt 2,7 giường/1.000 dân. Bên cạnh đó, có một hệ thống trạm y tế ở khắp các xã với tổng số là 12 trạm (3 giường/trạm), chăm sóc sức khỏe cho tất cả người dân trong khu vực bao gồm những khu vực đảo, đồi núi xa xôi. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng giường bệnh không đều, trong khi ở bệnh viện trung tâm thì bị quá tải. Bên cạnh đó, thì các trạm y tế xã hiệu suất sử dụng thấp chỉ với 7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

* Văn hoá - thể dục thể thao

Tính đến nay đã có 67% (08/12) xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã; 75% (9/12) xã có điểm vui chơi trẻ em; 94%(74/79) làng, khu phố được công nhân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

đơn vị văn hóa; 98,7% (78/79) thôn, khu có nhà văn hóa. 100% (79/79) thôn đã xây dựng hương ước, qui ước thực hiện thôn văn hóa. 85% hộ đạt tiêu chuẩn Chương trình phát triển đô thị Vân Đốn đến năm 2030 15 gia đình văn hóa. Tuy nhiên, cho tới nay mạng lưới cơ sở vật chất văn hoá-thông tin, TDTT của khu còn thiếu, không đồng bộ hoặc đã xuống cấp. Nhà văn hoá ở trung tâm thị trấn, thư viện chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Hệ thống sân bãi của ngành TDTT không được đầu tư theo chuẩn tối thiểu.[32]

* Về phát thanh, truyền hình:

Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 10

Duy trì thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình của Trung ương, của Tỉnh phục vụ nhu cầu nghe nhìn của nhân dân, đồng thời xây dựng các tin bài phát trên hệ thống truyền thanh, truyền hình của khu phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Hiện nay toàn khu có 2 trạm phát thanh - truyền hình chuyển tiếp ở thị trấn Cái Rồng và xã Quan Lạn, bán kính phủ sóng nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức và học tập của toàn dân.

Hạn chế: Lượng khách du lịch tăng cao so với cùng kỳ nhưng công suất sử dụng phòng đạt thấp. Tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên tăng cao so với cùng kỳ. Lề lối làm việc của một số phòng ban chưa nghiêm, chất lượng tham mưu văn bản của một số phòng chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu. Tình hình an ninh trật tự như: tội phạm về ma túy, tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, hoạt động tôn giáo còn tiềm ẩn phức tạp...

3.3.4. Thực trạng bảo vệ môi trường ở các khu đô thị du lịch bền vững huyện Vân Đồn

Công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy định. Toàn huyện đã cấp 1.149 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong đó: 220 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu; cấp lại, cấp bổ sung: 370 trường hợp, chuyển quyền sử dụng đất (cấp mới): 486 trường hợp, chuyên mục đích sử dụng đất: 62 trường hợp; tách thửa, hợp thửa 11 trường hợp.

Các phòng chuyên môn và đơn vị tư vấn đã thực hiện tốt công tác phối hợp trong việc xác định loại đất, xây dựng giá đất cụ thể phục vụ lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án trên địa bàn; cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, phù hợp với tình hình chuyển nhượng thực tế và sự phát triển cơ sở hạ tầng được đầu tư ở địa phương.


Thực hiện và hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thị trấn Cái Rồng và xã Hạ Long đảm bảo theo quy trình.

Trong năm, UBND huyện đã hoàn thành kế hoạch sử dụng đất 2016 và ban hành 1.375 quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường cho các hộ gia đình cá nhân.

- Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được tăng cường. Thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác, tận thu, sản xuất và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện Vân Đồn (Quyết định số 1441/QĐ-UBND ngày 11/5/2016). Thường xuyên giám sát việc thực hiện các Dự án nạo vét, thanh thải chướng ngại vật trên tuyến luồng thủy nội địa, các điểm khai thác đất phục vụ thi công các Dự án hạ tầng trên địa bàn huyện. Hoàn thiện, ban hành và triển khai Quy chế phối họp giữa các lực lượng trong huyện; phối hợp cùng các địa phương lân cận trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản.

- Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện thông qua việc tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường năm 2016 và triến khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 236/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về các chủ trương, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020.

Duy trì việc kiểm tra, giám sát xử lý rác thải của công ty Môi trường đô thị tại bãi rác Cầu Cao - xã Vạn Yên; mở rộng các tuyến thu gom rác thải tại các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên. Triển khai thực hiện công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn các xã: Quan Lạn, Minh Châu; vận hành thử nghiệm công trình Lò đốt rác thải sinh hoạt xã Quan Lạn - Minh Châu; trang bị xe chuyên dụng để thu gom rác thải tại 2 xã; bàn giao cho Công ty Môi trường đô thị Vân Đồn quản lý, sử dụng. Giám sát chặt chẽ việc vận hành công trình lò đốt rác thải sinh hoạt xã Quan Lạn. Năm 2016, tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom ước đạt 90%.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành lắp đặt, bàn giao, đưa vào sử dụng 22 bộ thiết bị BIOTOILET và thiết bị xử lý nước thải theo công nghệNhật Bản tại 20 hộ gia đình trên địa bàn huyện. Phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh kịp thời xử lý sự cố rò rỉ xăng dầu của Công ty TNHH Thủy sản Thương Mại Vân Đồn tại xã Đông Xá.[29]


Như vậy, trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã được đặc biệt chú ý. Đã từng bước thực hiện đúng, đủ và có hiệu quả các Luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Đã thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; chuyển quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản cho nhân dân. Riêng đất nuôi trồng thuỷ sản, một trong những nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch, chủ yếu cho thuê, cấp phép tạm thời từ 3-5 năm cho các hộ quản lý nuôi trồng. Tuy nhiên, một số hộ gia đình được cấp đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản diện tích vượt quá hạn mức, sử dụng không hiệu quả cần phải thu hồi. Việc cấp đất nuôi trồng thuỷ sản do có nhiều phức tạp trong các bước thực hiện nên tiến độ cấp giấy còn chậm.

Tình hình khai thác cát đá trái phép tại xã Bản Sen, Minh Châu; sử dụng đất sai mục đích, san gạt, xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại xã Đài Xuyên, Bình Dân, Quan Lạn chưa được kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời. Việc thu gom rác thải tại khu vực trung tâm huyện được duy trì thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường. Song hiện tại việc thu gom rác, khơi thông cống rãnh tại một số điểm trên địa bàn dân cư chưa được thực hiện tốt gây ô nhiễm môi trường và úng lụt khi mưa bão xảy ra.

Tỷ lệ thu gom chất thải khu vực thị trấn đạt 90%. Chất thải rắn sau khi thu gom được vận chuyển đến khu chôn lấp và được đốt định kỳ. Hiện tại có một địa điểm xử lý chất thải rắn tại xã Vạn Yên, huyện đang hoàn thiện đầu tư xây dựng lò đốt rác thải tại thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn và tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng lò đốt rác trên địa bàn xã Ngọc Vừng Ô nhiễm môi trường còn có nguy cơ tăng lên do việc sản xuất công nghiệp tại các khu vực lân cận như Cẩm Phả, Mông Dương, Tiên Yên và cả từ Móng Cái hoặc Cát Hải, Hải Phòng.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển khu đô thị du lịch biển bền vững

3.4.1. Yếu tố khách quan

* Nguồn tài nguyên du lịch.

Vân Đồn là huyện đảo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển duy dịch. Tài nguyên


du lich tự nhiên phong phú, gồm hệ thống đảo nằm trong vinh Bái Tử Long, các bãi biển hoang sơ, vườn quốc gia…Ngoài ra, tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng. Những năm gần đây, ngành du lịch có sự phát triển nhanh chóng, đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Số lượng khách du lịch ngày càng tăng. Doanh thu du lịch tăng nhanh và tăng liên tục. Cơ sở vật chất được cải thiện, đặc biệt là cơ sở lưu trú. Một số tuyến, điểm du lịch thực sự hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn bộc lộ các dấu hiệu chưa bền vững, các cơ sở hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đúng mức và công tác quảng bá du lịch chưa được chú trọng nên lượng khách du lịch đến Du lịch Vân Đồn còn khá khiêm tốn. Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch Vân Đồn hướng phát triển lựa chọn là du lịch sinh thái - cộng đồng.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng.

- Mạng lưới giao thông.

Giao thông trong huyện chủ yếu bằng đường thuỷ. Đường bộ dài nhất là tỉnh lộ 334, dài 31 km từ bến phà Tài Xá (cũ) đến cảng Vạn Hoa. Trên các đảo Trà Bản (xã Bản Sen), Ngọc Vừng, Quan Lạn một số tuyến đường ô tô mới được xây dựng tạo cho việc đi lại trên đảo đễ dàng thuận lợi hơn. Tại Cái Rồng có bến cảng cho tàuthuyền vài trăm tấn ra vào. Có bến tầu khách đi các xã đảo tuyến ngoài và bến xekhách đi thành phố Hạ Long qua Cửa Ông, Cẩm Phả. Đặc biệt việc xây dựng cầuVân Đồn nối liền huyện đảo với đất liền làm cho việc giao lưu kinh tế xã hội với đấtliền trở nên thuận lợi hơn.

Những năm qua, bước đầu được đầu tư cả trên bộ lẫn trên biển, nhất là nâng cấp các bến cảng và các tuyến đường giao thông nông thôn, tuy nhiên chất lượng đường con kém. Tuyến tỉnh lộ 334 là trục giao thông chính đang được nâng cấp thành đường cấp IV (chiều rộng nền 9,0m, chiều rộng mặt 7,0m). Các đường liên xã như tuyến Đoàn Kết-Bình Dân-Đài Xuyên dài 15km đang được nâng cấp. Nhờ vốn của chương trình biển Đông hải đảo phương tiện giao thông các đảo xa đã được nâng cấp. Xã đảo Ngọc Vừng mới đầu tư xây dựng đường nhựa dài 7 km từ cảng Cống Yên đến trung tâm xã; đường dọc Quan Lạn-Minh Châu, đường trục xã Bản Sen (15km) và xã Thắng Lợi (5km) đang được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.


Đường bộ trên đảo Cái Bầu có từ thời Pháp thuộc. Mặc dù trên đảo có một số di tích hấp dẫn như các cây cầu sắt và đường hầm đá nhưng các công trình này khôngcòn phù hợp để đáp ứng những yêu cầu sử dụng đường bộ hiện đại. Đặc biệt, các hầm quá hẹp và thấp không phù hợp cho xe buýt hoặc xe khách du lịch đi qua. Các đặc trưng này sẽ được duy trì vì tính chất cảnh quan và lịch sử của chúng nhưng có thểgây cản trở đưa ra các hình thức thay thế tại một số khu vực.

Giao thông đường thuỷ có vai tro hết sức quan trọng đảm bảo giao lưu, đi lại của nhân dân 5 xã đảo ngoài (đảo xa nhất cách trung tâm huyện khoảng 30 km), lưu thông hàng hoá và học hành, khám chữa bệnh và sinh hoạt của dân cư. Hiện có bến cảng Cái Rồng có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 500 tấn các bến cập tàu nhỏ ở các xã Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi, Ngọc Vừng. Bến cảng Bản Sen đang được xây dựng.

Hoạt động luân chuyển hành khách, hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn được duy trì thuận tiện, đảm bảo. Tiến hành công bố 5 bến cặp tàu tại các xã đảo, kiểm soát chặt chẽ về trọng tải phương tiện thuỷ vận chuyển hàng hoá, hành khách tại cảng Cái Rồng trước khi xuất bến, thực hiện tốt việc duy tu bảo dưỡng tỉnh lộ 334 đảm bảo giao thông thông suốt. Đã đưa tuyến xe buýt Vân Đồn - Bãi Cháy vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tăng mức luân chuyển hàng hoá. Hiện tại đang tiến hành đầu tư dự án: Cảng hàng không Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết; tuyến đường trục chính nối các khu chức năng chính Khu kinh tế Vân Đồn (giai đoạn 1, 7km); đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.

- Bưu chính - viễn thông, thông tin liên lạc.

Toàn huyện có 01 cơ sở bưu điện ở thị trấn Cái Rồng, con lại các xã đều có điện thoại và trạm dịch vụ điện thoại. Hoạt động mạng lưới đường thư an toàn, ổn định; các dịch vụ báo chí, điện thoại, internet tiếp tục được mở rộng. Trong năm 2014 đã phát triển thêm trên 1.500 thuê bao internet nối mạng ADSL; 20.000 máy điện thoại cố định các loại, 6.000 máy điện thoại di động (thuê bao trả sau) của các hãng Mobiphone, Vinaphon, Viettel, EVN phon... Đến nay 100% (12/12) xã thị trấn được phủ sóng điện thoại không dây đảm bảo thông tin liênlạc được kịp thời.


- Hệ thống cung cấp điện.

Tính đến thời điểm hiện tại 100% các hộ dân đều được sử dụng điện lưới Quốcgia. Nguồn điện được cấp từ đường dây 110KV trạm trung gian 35/10KV Vân Đồncông suất 2x3200KVA. Trạm trung gian Vân Đồn được cấp điện bằng đường dâymạch kép 35KV Cửa Ông - Vân Đồn rẽ nhánh trên Lộ 373 và 374 của trạm 110KVMông Dương. Lưới 35kV được cấp điện từ TBA 110kV Cẩm Phả cấp điện cho cáckhu vực con lại trên đảo Cái Bầu của huyện. Các xã đảo hiện nay đã có điện lưới quốcgia.

Hiện tại trạm trung gian Vân Đồn công suất 2x3200KVA trước mắt đáp ứng nhu cầu phụ tải của TT Cái Rồng, xã Đông Xá, xã Hạ Long. Trong giai đoạn tới nguồn điện này không đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện.Hệ thống điện chiếu sáng đô thị tương đối đầy đủ. Các tuyến đường trục chính,đường nhánh mới được đầu tư lắp đặt đồng bộ hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo tiêuchuẩn. Con lại, đường liên khu, ngõ xóm tuy có đèn nhưng không đủ công suất chiếusáng.

- Hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước.

Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm 26 hồ chứa nước, đập dâng với tổng dung tích 2,84 triệu m3 và hệ thống kênh mương nội đồng tưới cho khoảng440 ha, trong đó chủ động 140 ha. Một số công trình thuỷ lợi hệ thống được đầu tưkiên cố hoá đã phát huy tác dụng như: đập Khe Mai (Đoàn Kết), đập Khe Bong(Bình Dân), đập Voong Tre (Đài Xuyên).... Tuy nhiên, hầu hết hệ thống tưới chưađược hoàn chỉnh nên về mùa khô nguồn nước cạn kiệt, không thể chủ động được.Hiện nay, Vân Đồn có 2 trạm cấp nước sạch: Trạm Cái Rồng với công suất2.800 m3/ngày đêm phục vụ cho Thị trấn Cái Rồng, Xã Đông Xá Và Hạ Long vàtrạm Vạn Long cấp nước cho Thôn 1, xã Hạ Long và xã Vạn Yên. Về cấp nước sạchnông thôn con rất khó khăn do chưa tìm được nguồn nước ngầm, nhiều vùng vẫnphải dùng nước bị nhiễm mặn, nhất là các đảo nhỏ và ven biển.Hệ thống thoát nước mưa là hệ thống thoát nước chung (bao gồm cả thoátnước mưa và nước thải sinh hoạt), chưa có trạm xử lý nước thải.

Hiện tại UBND huyện đã đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng 5 tuyến cống thoát nước chung với kết cấu cống hộp kín hoặc mương xây đá hộc nhằm đảm bảo thoát nước từ hệ thống thoát nước đường 334 ra biển.


Các tuyến đường trung tâm thị trấn hầu hết đã có các tuyến cống bê tông và mương xây đậy nắp đan. Tổng chiều dài các tuyến mương xây, cống thoát nước chung có kích thước từ D600mm, BxH = 800 x 1200mm trở lên khoảng 10km (chưa kể các tuyến mương thoát nước tại các tuyến đường phụ).

* Đường lối chính sách phát triển du lịch.

Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009. Theo quy hoạch phát triển du lịch Vân Đồn định hướng đến 2030, Vân Đồn sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái, biển đảo, vui chơi, giải trí chất lượng cao, với không gian phát triển du lịch định hướng theo 2 khu vực chính bao gồm khu du lịch đảo Cái Bầu và khu du lịch biển đảo. Vân Đồn sẽ vận dụng chính sách và áp dụng cơ chế ưu đãi tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn để thu hút khách nước ngoài; đơn giản thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng nhanh gọn... để khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao như: Tổ hợp du lịch, khu nghỉ dưỡng sinh thái, công viên, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, phát triển các khách sạn có chất lượng cao.

Các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hành chính, quản trị cũng được Ban soạn thảo đề án định hướng rõ ràng. Theo đó, về kinh tế Vân Đồn phấn đấu hình thành một vùng động lực thu hút đầu tư tri thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong và ngoài nước, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia theo tiêu chí quốc tế. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trở thành thành phố biển quốc tế đạt tiêu chuẩn đô thị thông minh bền vững; trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp và cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế. Góp phần trực tiếp thúc đẩy nhanh phát triển, tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh, lan tỏa ra các vùng và cả nước.

Về chính trị - xã hội, Đặc khu kinh tế Vân Đồn phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, tạo môi trường

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 26/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí