Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Lê Thị Phượng


PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH THANH HÓA


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Lê Thị Phượng


PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH THANH HÓA


Chuyên ngành: Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên)

Mã số: 60 31 95


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU


Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CẢM ƠN


Để có thể hoàn thành được bài luận văn với đề tài “ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” này, em đã nhận được nhiều sự giúp từ các thầy cô, nhà trường, bạn bè và gia đình.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, Ban giám hiệu nhà trường, phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học, khoa Địa lí trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và tạo những điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân, sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa đã cung cấp cho em nhiều tư liệu, số liệu nghiên cứu quí giá phục vụ cho đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của gia đình và bạn bè trong suốt khóa học và quá trình thực hiện luận văn.

Luận văn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp từ quí thầy cô và các bạn!


Tác giả luận văn


Lê Thị Phượng


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu – Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4

5. Cấu trúc luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 7

1.1 Du lịch 7

1.1.1 Khái niệm về du lịch 7

1.1.2 Tài nguyên du lịch. 8

1.2 Phát triển bền vững du lịch 9

1.2.1 Phát triển bền vững 9

1.2.2 Phát triển du lịch bền vững 11

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch. 20

1.2.4 Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch 24

1.3 Xu hướng và kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch bền vững 27

1.3.1 Ở một số nơi trên thế giới 27

1.3.2 Ở Việt Nam 34

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA 36

2.1 Khái quát tỉnh Thanh Hóa 36

2.2 Tài nguyên du lịch của tỉnh Thanh Hóa 38

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 38

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 48

2.2.3 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 59

2.3 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Thanh Hóa 61

2.3.1 Những ưu thế 61

2.3.2 Hạn chế 63

2.4 Thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa 63

2.4.1 Các điểm, khu, tuyến du lịch đang hoạt động 63

2.4.2 Sử dụng lao động trong du lịch 81

2.4.3 Đầu tư cho du lịch 83

2.4.4 Bảo vệ môi trường du lịch 86

2.4.5 Tiếp thị và xúc tiến quảng bá du lịch 88

2.4.6 Khách du lịch 88

2.4.7 Doanh thu du lịch 93

2.5 Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa 95

2.5.1 Những kết quả đạt được 95

2.5.2 Những hạn chế 97

2.5.3 Thời cơ 97

2.5.4 Thách thức 99

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH THANH HÓA 101

3.1 Căn cứ để xây dựng định hướng 101

3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch quốc gia, vùng 101

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội và du lịch của tỉnh Thanh Hóa 102

3.1.3 Tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa 103

3.1.4 Nhu cầu xã hội 103

3.2 Định hướng phát triển du lịch bền vững Tỉnh Thanh Hóa 104

3.2.1 Định hướng chung 104

3.2.2 Phát triển điểm, khu, tuyến du lịch và xây dựng các mô hình, nâng cao hiệu quả cho ngành và kinh tế cả tỉnh. 105

3.2.3 Kêu gọi các dự án đầu tư 105

3.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật hiện đại 107

3.2.5 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 107

3.2.6 Nâng cao hiệu quả và trách nhiệm với môi trường du lịch 108

3.2.7 Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc thù. 109

3.2.8 Xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm du lịch. 109

3.3 Những giải pháp chủ yếu 110

3.3.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy và cơ chế, chính sách 110

3.3.2 Các giải pháp về vốn và đầu tư 111

3.3.3 Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao: 112

3.3.4 Các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch. 112

3.3.5 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 112

3.3.6 Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114

1. Kết luận: 114

2. Kiến nghị 115


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Lao động ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 81

Bảng 2.2. Lượng du khách đến Thanh Hóa (giai đoạn 2006-2011) 89

Bảng 2.3. Lượng du khách cả nước(giai đoạn 2006-2011) 92

Bảng 2.4. Tổng lượng khách đến một số điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam năm 2006 và 2010 93

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Thanh Hóa so với tổng doanh thu kinh tế của tỉnh và so với doanh thu du lịch cả nước, giai đoạn 2006-2010 93

Bảng 2.6. Doanh thu từ du lịch của tỉnh Thanh Hóa phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 2001-2010) 95


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa(năm 2011) 37

Hình 2.2. Biểu đồ trình độ lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa 82

Hình 2.3. Biểu đồ lượng khách du lịch đến Thanh Hóa giai đoạn 2006-2011 89

Hình 2.4. Biểu đồ lượng khách quốc tế đến Thanh Hóa giai đoạn 2006-201 90

Hình 2.5. Biểu đồ lượng khách nội địa đến Thanh Hóa giai đoạn 2006-2011 91

Hình 2.6. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của du lịch Thanh Hóa (2006-2011) 94



1. Lí do chọn đề tài‌‌‌

MỞ ĐẦU

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, không những vậy, du lịch còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng chậm phát triển; xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, du lịch góp phần quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Thanh Hóa, tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch (những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đa dạng, phong phú còn giữ đậm vẻ nguyên sơ…) đã tạo cho du lịch có vị thế đáng kể trong ngành du lịch Việt Nam, tạo dấu ấn trong lòng du khách quốc tế.

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, môi trường du lịch (tự nhiên, nhân văn ở các cơ sở kinh doanh du lịch) đang bị xuống cấp, hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn, hy vọng đóng góp nhỏ bé của mình vào việc xây dựng kế hoạch phát triển mạnh và bền vững du lịch tỉnh.

2. Mục tiêu – Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu của đề tài‌

2.1 Mục tiêu

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững và những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí