Xử Lý Nqh Trong Trường Hợp Cho Vay Theo Chỉ Định Của Chính Phủ

Đối với đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm được nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân thì chủ thể tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thì phải thỏa mãn điều kiện của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử

dụng đất.

2. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi NQH đối với DN khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa.

Đối với DN chia, tách thì NH có toàn quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ trước khi DN chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa khi tài sản thế chấp không thể phân chia được tương ứng với nghĩa vụ trả nợ và các DN chia, tách không có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm. Còn đối với DN hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa được tiếp tục dùng chính tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đó của DN mới sau khi được hợp nhất, chuyển đổi, cổ phần hóa.

3. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ dễ hư hỏng thì NH được xử lý tài sản ngay sau khi thông báo xử lý tài sản bảo đảm. Bên bảo đảm phối hợp với NH thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm như bàn giao tài sản bảo đảm cho NH, bàn giao giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm theo yêu cầu của NH (trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, tài sản bảo đảm), tạo điều kiện cho bên mua xem tài sản và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, tài sản bảo đảm, NH ấn định ngày giao giấy tờ, tài sản đó để xử lý trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm. Nếu bên giữ tài sản bảo đảm không thực hiện, thì NH có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao giấy tờ, tài sản.

4. Xử lý NQH trong trường hợp cho vay theo chỉ định của chính phủ

Theo quy định của Luật các TCTD 2010 và Nghị định 163/2006/NĐ- CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì khách hàng có đủ các điều kiện sau đây thì vay không cần có tài sản bảo đảm:

Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc lãi đúng thời hạn trong quan hệ vay vốn đối với các TCTD cho vay hoặc TCTD khác và tính khả thi của phương án, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật như: Có khả năng tài chính thực hiện nghĩa vụ trả nợ; Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của TCTD nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điều này; Đối với các DN ngoài các điều kiện trên còn phải là khách hàng tín nhiệm theo tiêu chí tại hệ thống tính điểm và xếp hạng tín dụng hoặc đơn vị trực tiếp cho vay và khách hàng vẫn có thể thỏa thuận với bên thứ ba cam kết bằng uy tín và năng lực tài chính của mình trả nợ thay bằng văn bản nếu khách hàng vay không trả nợ thay được; Ngoài ra trong một số trường hợp NHTM cho vay không có tài sản bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ, khi phát sinh các tổn thất do nguyên nhân khách quan thì việc xử lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Trường hợp cho vay bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể xã hội khác nhau cho các hội viên (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội nông dân..), tuy nhiên giá trị của các khoản vay thường không lớn và hạn chế về đối tượng được vay.

Trong một số trường hợp: TCTD nhà nước cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của nhà nước, chương trình kinh tế xã hội và đối với khách hàng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

5. Xử lý nợ quá hạn của DN nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Trong trường hợp khoản vay không có tài sản bảo đảm đã đến hạn thanh toán mà khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ đối với NHTM thì tùy từng trường hợp cụ thể để giải quyết. Tại Quyết định số 149/2001 về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng đối với DN nhà nước cùng với việc thành lập ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM, không để tái diễn gây ảnh hưởng hệ thống NH, mặt khác phải tận thu hạn chế tổn thất tài sản quốc gia. Theo đó việc xử lý nợ tồn đọng của hệ thống NHTM nhà nước được thực hiện theo phương thức sau:

Trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm và không có đối tượng để thu hồi: thì các NHTM và Công ty quản lý nợ trực thuộc phải phân loại nợ thành nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và nợ không còn đối tượng để thu hồi nợ sau đó báo cáo NHNN để trình ban chỉ đạo cơ cấu NH xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý.

Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 8

Trường hợp khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động thì các AMC có thể bán lại nợ, hoặc chuyển nợ thành vốn góp trong DN, hoặc đánh giá lại các khoản nợ tồn đọng đối với DN nhà nước để xác định giá trị thực còn lại của khoản nợ được xử lý theo phương thức chuyển thành vốn góp nhà nước cấp bổ sung cho DN, đồng thời nhà nước cấp bù vốn cho NHTM tương ứng với số nợ tồn đọng hoặc xác định số nợ DN còn phải tiếp tục hoàn trả NH và cấp bù vốn cho NHTM nhà nước phần chênh lệch do đánh giá lại.

Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của từng DN được cơ cấu lại các khoản nợ bằng hình thức phù hợp như: giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cấp thêm vốn cho DN để đầu tư thêm.

Đối với khoản vay của DN, nhà nước sẽ được xử lý dứt điểm theo nguyên tắc dân dự, kinh tế chung. Việc giải quyết nợ tồn đọng này nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các DN trong nước và xử lý tồn tại trong cơ chế, chính sách về xử lý nợ. Theo đó, Chính phủ khoanh vùng, xử lý dứt điểm nợ phải thu và nợ phải trả của DN đối với ngân sách và NHTM nhà nước. Các

DN thua lỗ liên tục sẽ bị giải thể. DN nhà nước nào hoạt động tốt thì cho khoanh nợ, cấp vốn bổ sung. Đối với các DN đang làm thủ tục chuyển đổi sẽ được áp dụng cơ chế xử lý nợ riêng để lành mạnh hóa tài chính sau chuyển đổi. Mục đích của chính sách này là giải quyết dứt điểm nợ đọng của DN nhà nước tạo sức cạnh tranh, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Cụ thể:

DN nhà nước lập hồ sơ xác định số liệu và nguyên nhân tồn đọng đối với khoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu để xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền.

Khoản nợ phải trả ngân sách nhưng DN đã chiếm dụng để đầu tư thành tài sản đến nay vẫn không có khả năng thanh toán thì DN lập phương án xử lý nợ, huy động toàn bộ nguồn hiện có để bù đắp.

Trường hợp DN bị thua lỗ hoặc không có khả năng thanh toán khoản nợ phải trả cho NHTM thì DN được xóa nợ lãi vay NH với mức nhỏ hơn hoặc bằng số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách.

Khoản tổn thất do khoanh nợ hoặc xóa nợ cho DN nhà nước được tính vào chi phí của các NH và bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Các văn bản quy định nêu trên là một chính sách ưu đãi và hỗ trợ tín dụng của Nhà nước đối với một số đối tượng kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực nhà nước khuyến khích phát triển như nông, lâm, ngư nghiệp, vùng sâu, vùng xa hoặc vùng kinh tế khó khăn, các DN nhà nước. Quy định này nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của các cá nhân, tổ chức để phát triển sản xuất kinh doanh nếu họ chứng minh được mình thuộc diện ưu đãi vay vốn theo quy định của pháp luật.

2.4.2. Các bước khi xử lý tài sản bảo đảm

Thông thường khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ các NH thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu giao dịch bảo đảm đó đã được đăng ký).

Nhận định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không được sớm hơn 15 ngày kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với giao dịch bảo đảm không phải đăng ký hoặc chưa đăng ký do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm chưa hoạt động, thì thời hạn nêu trên được tính từ ngày NH gửi thông báo xử lý tài sản cho bên bảo đảm.

Sau khi thực hiện việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm, NH có quyền yêu cầu bên bảo đảm phối hợp với NH thực hiện các biện pháp cần thiết chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, NH được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Đồng thời, yêu cầu bên bảo đảm hoặc bên thứ ba không được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm nếu việc khai thác, sử dụng đó có nguy cơ làm mất giá trị hoặc làm giảm sút giá trị tài sản và thanh toán nợ đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản đó. NH yêu cầu bên giữ tài sản phải giao tài sản bảo đảm nếu có một trong các hành vi sau đây:

+ Không giao tài sản bảo đảm theo yêu cầu của TCTD.

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp bảo quản tài sản bảo đảm.

+ Tự ý có hành vi bán, trao đổi, cho thuê, tặng cho, cho mượn, góp vốn liên doanh, tẩu tán, làm hư hỏng, mất mát tài sản bảo đảm.

+ Có hành vi khác gây ra nguy cơ làm hư hỏng, mất mát tài sản bảo đảm. Trong trường hợp bên giữ tài sản không giao tài sản theo yêu cầu của

TCTD, TCTD có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản.

Bước 2: Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm.

Biên bản xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sản bảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, quyền, nghĩa vụ của các bên

và các thoả thuận khác (nếu có). Về nguyên tắc, TCTD và bên bảo đảm phải thoả thuận về giá trị xử lý tài sản bảo đảm tại thời điểm xử lý tài sản và lập biên bản thoả thuận việc định giá tài sản. Trường hợp không thoả thuận được về giá xử lý tài sản bảo đảm thì trước khi TCTD quyết định giá xử lý tài sản bảo đảm, TCTD thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá đã được tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá thực tế tại địa phương vào thời điểm xử lý, giá quy định của nhà nước (nếu có) và các yếu tố khác về giá.

Bước 3: NH lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì thực hiện theo thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được, bên nào có quyền bán tài sản bảo đảm thì bên nhận thế chấp quyết định bán theo hình thức lựa chọn một trong các trường hợp quy định tại Nghị định 178 Điều 34 Khoản 2 (đã trình bày ở trên)

Trong thời gian tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được, NH được quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng tài sản sẽ được dùng để thu hồi nợ. Quá trình xử lý tài sản bảo đảm nếu các bên có tranh chấp và khởi kiện, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là DN bị phá sản, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản DN.

Bước 4: Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 338 Bộ luật Dân sự 2005, việc thanh toán thu nợ phải được tiến hành theo thứ tự.

- Thanh toán cho các chi phí bảo quản, quản lý, định giá, quảng cáo bán tài sản, bán tài sản, tiền hoa hồng, chi phí, lệ phí bán đấu giá và các chi

phí cần thiết, hợp lý khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm (yêu cầu chi phí này phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của bộ tài chính).

- Thanh toán các khoản thuế và các khoản phí nộp ngân sách nhà nước (nếu có).

- Thanh toán cho các khoản nợ gốc, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài sản cho NH để xử lý.

Trong trường hợp NH ứng trước để thanh toán các chi phí xử lý tài sản hoặc các khoản thuế, phí nộp ngân sách nhà nước, thì NH sẽ được thu hồi lại số tiền ứng trước này trước khi thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, trừ trường hợp bên bảo đảm đã thanh toán lại số tiền ứng trước cho NH.

Trong trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản và các khoản thu từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chưa xử lý (sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản) lớn hơn số nợ phải trả, thì phần chênh lệch thừa được trả lại cho bên bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu khoản tiền thu được không đủ để thanh toán khoản nợ phải trả và những chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài sản cho NH để xử lý. Khi xử lý tài sản bảo đảm, các NH sẽ được thanh toán nợ từ cả phần giá trị tăng thêm của tài sản bảo đảm.

Trong trường hợp tài sản bảo đảm đã được mua bảo hiểm, thì tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm trả được trả trực tiếp cho NH để thu nợ. Số tiền này sẽ được dùng để thanh toán khoản nợ của bên bảo đảm. Việc tính thuế chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc khi NH nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ và tài sản đó được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho NH. Trong trường hợp NH nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà tài sản đó chưa được làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng thì chưa phải nộp thuế chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Trường hợp bán tài sản với giá thấp hơn giá trị nợ tồn đọng phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn trích lập rủi ro của NHTM.

Bước 5: Xóa đăng ký xử lý tài sản bảo đảm.

Sau khi đã xử lý xong tài sản thế chấp để thu hồi nợ, NH tiến hành xoá đăng ký xử lý tài sản. Nếu giao dịch bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký thì NH phải yêu cầu xoá đăng ký giao dịch bảo đảm.

Những tài sản đảm bảo nợ thuộc những vụ án đã được tòa án phán quyết hay những tài sản đảm bảo nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý mà hiện không có tranh chấp, thì NH tập hợp đề nghị ban chỉ đạo cơ cấu lại NHTM xem xét đề nghị Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để các NHTM, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM bán tài sán đó.

Có thể thấy việc xử lý tài sản bảo đảm của các NH để thu hồi nợ không phải là mong muốn của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng tín dụng. Đây chỉ là phương án dự phòng trong trường hợp khách hàng vay không trả được hoặc trả không đầy đủ số tiền vay theo thỏa thuận của các bên đã cam kết. Khi xảy ra sự kiện khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ tài sản thế chấp buộc phải xử lý để thu hồi lại khoản nợ vay. Theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như thỏa thuận của các bên có thể thỏa thuận giữ nguyên về cách xử lý tài sản bảo đảm, thông qua tổ chức trung gian hoặc khởi kiện tại tòa án. Việc quy định cách thức xử lý tài sản bảo đảm vừa tạo tính chủ động cho các bên được quyền thỏa thuận mặt khác quy định đa dạng phương thức xử lý để các bên lựa chọn thu hồi nợ, ngoài ra còn tạo điều kiện cho vốn được lưu thông kích thích sự phát triển của thị trường tín dụng NH.

2.5. Mua nợ quá hạn của Ngân hàng thường mại bởi công ty mua bán nợ.

Công tác quản lý nợ và khai thác tài sản luôn được các NHTM dành sự quan tâm đặc biệt. Mỗi NH đều có chính sách, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng về quy mô cũng như dư nợ tín dụng ngày càng tăng, việc xử lý nợ đòi hỏi phải có bộ máy chuyên nghiệp hơn, với tính chất hoạt động như một DN nhằm hỗ trợ NH cả về công tác quản lý nợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2024