Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - 12

trình tổ chức nghiệp vụ BTT hoặc bởi vì có một số trở ngại về pháp lý khiến việc thực hiện BTT gặp khó khăn hay thậm chí không thể thực hiện được. Nếu không có nghiệp vụ BTT, những vấn đề như thế sẽ không phát sinh. Một vài vấn đề khó khăn thường gặp là:

Không thể hiện chỉ thị thanh toán hay thể hiện chỉ thị sai trên hóa đơn.

Thanh toán gián tiếp qua người bán.

Không truy tìm nguồn gốc của khoản tiền thanh toán.

Điều khoản bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán.

Nguyên nhân khác...

- Xây dựng các biện pháp tránh tranh chấp có thể xảy ra trong hoạt động BTT giúp bộ phận thẩm định dễ dàng hơn trong việc ra quyết định thực hiện một hợp đồng BTT.

+ Trước khi ký hợp đồng BTT:


Trong quá trình lựa chọn người bán, chỉ nên chọn những người ít có khả năng gây ra tranh chấp như đã trình bày ở phần trước. Cần xem xét những yếu tố nào khi kiểm tra tình hình tài chính cũng như sổ sách kế toán của người bán:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+ Đơn vị BTT phải tìm hiểu xem việc đổi hàng, thanh toán chậm, thanh toán từng phần,… là nguyên nhân phát sinh do:

Hàng hóa bị từ chối.

Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - 12

Hóa đơn sai.

Giao hàng chậm

Không đáp ứng theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

Bù trừ với các khoản phải trả. Và là hậu quả của:

Hàng hóa kém chất lượng.

Khả năng quản lý hồ sơ giấy tờ kém.

Các điều kiện trong hợp đồng mua bán

Mua bán hai chiều (người bán đồng thời là người mua).

Mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng và không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích của đơn vị BTT. Vì vậy, đơn vị BTT phải bảo đảm rằng họ biết rõ về người bán mà họ dự định ký hợp đồng BTT, biết càng nhiều càng tốt trước khi đi đến quyết định ký hợp đồng.

+ Sau khi ký hợp đồng BTT: đơn vị BTT nhất thiết phải thực hiện các biện pháp sau:

Nội dung chi tiết của các hóa đơn.

Yêu cầu người mua xác nhận đặt hàng.

Quản lý theo dõi và tiến hành đòi tiền đúng hạn,...

Phát hiện và có hướng xử lý kịp thời khi rủi ro có thể xảy đến trước khi đến hạn thanh toán của hợp đồng BTT.

- Xây dựng các biện pháp hạn chế tác động của tranh chấp trong hoạt động BTT. Những yêu cầu trong việc giải quyết tranh chấp:

+ Yêu cầu đầu tiên, đó là tốc độ xử lý. Đơn vị BTT không những phải nhanh chóng nắm bắt thông tin về tranh chấp mà còn phải sớm phát hiện những tranh chấp đó.


83

+ Tương tự, vấn đề tốc độ cũng đặt ra đối với quy trình đòi tiền người mua. Hầu hết những người mua đều đợi đến khi đơn vị BTT ép buộc họ phải thanh toán mới bắt đầu kiếm chuyện đưa ra tranh chấp. Vì vậy, đơn vị BTT không những phải áp dụng một quy trình đòi tiền hiệu quả để đòi được nợ mà còn phải biết cách phát hiện thật nhanh bất kỳ dấu hiệu tranh chấp nào. Tranh chấp được sớm xác thì phương án giải quyết nhanh gọn sẽ sớm được tìm ra .

+ Yêu cầu quan trọng thứ hai là thông tin. Trách nhiệm của đơn vị BTT không chỉ dừng lại ở việc gửi cho người bán một thông báo tranh chấp rồi thôi. Đó không phải là cách làm hợp lý của một tổ chức BTT chuyên nghiệp. Dĩ nhiên hầu hết các tranh chấp đều xuất phát từ nguyên nhân đổ vỡ trong mối quan hệ giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, đơn vị BTT cũng liên can mật thiết đến mối quan hệ đó. Trách nhiệm của đơn vị BTT là càng thu thập nhiều thông tin càng tốt và phải có sự kiểm tra lại với người mua người bán nhằm xác thực của thông tin tranh chấp.

- Giải quyết tranh chấp khi phát sinh:


+ Đối với các tranh chấp có thể hòa giải được: Nhiều tranh chấp có thể được giải quyết trong ôn hòa. Người bán xác nhận lại vấn đề và đồng ý thay thế hàng hóa hoặc phát hành phiếu giảm trừ với số tiền tương ứng với số hàng hóa bị trả lại.

+ Mặc dù không có tranh cãi nào xảy ra trong trường hợp này, nhưng thường thì người bán không nhanh chóng giải quyết vấn đề. Bất kể với lý do gì , tranh chấp vẫn tồn tại cùng với những tác động tiêu cực của nó cho đến khi có hành động cần thiết để giải quyết vấn đề. Trong rất nhiều trường hợp, đơn vị BTT phải đứng ra thúc giục các bên mua và bán sớm có biện pháp kết thúc vấn đề.

Đối với các tranh chấp căng thẳng không thể hòa giải được: Hầu hết các trường hợp thường gặp là người mua và người bán không nhượng bộ nhau khi có tranh chấp phát sinh. Khi người mua và người bán vẫn không thỏa thuận được, có ba giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề này:

Trưng cầu tổ chức giám định độc lập.

Đưa ra giải quyết bằng trọng tài.

Khởi kiện tại tòa án. [3]

3.2.2.7. Xây dựng mối liên hệ liên kết với các đơn vị BTT khác nhằm tạo ra chuẩn hoạt động chung và phát triển mạnh mã sản phẩm BTT

Cùng với hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng do NHNN quản lý, các đơn vị thực hiện BTT cũng cần có sự liên kết, phối hợp với nhau nhằm:

- Cung cấp cho nhau những thông tin tín dụng và khách hàng cần thiết trong hoạt động BTT, hạn chế rủi ro trong hoạt động BTT.

- Phối hợp để thực hiện những hợp đồng lớn, hợp tác học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh.

- Thỏa thuận những nguyên tắc chung trong hoạt động BTT nhằm hạn chế tranh chấp có thể xảy ra.

- Hình thành các liên minh BTT giữa các tổ chức tín dụng trong nước để thực hiện BTT cho những khoản phải thu lớn theo quy định của NHNN.

- Thỏa thuận xử lý tranh chấp trong quá trình thực hiện đồng BTT.


85

3.2.2.8. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo sự liên thông thông tin trong hệ thống các đơn vị BTT và có thể cập nhật thông tin kịp thời từ bên ngoài

Hệ thống công nghệ thông tin này cần phải đảm bảo được những tiêu chí cơ bản sau:

- Đảm bảo tính an toàn, ổn định của hệ thống.

- Chi phí chấp nhận được.

- Tương thích với hệ thống quản lý hiện tại của đơn vị BTT.

- Dễ sử dụng và tốn ít thời gian trong việc đào tạo, bảo trì.

- Có tính mở nhằm dễ dàng kết nối với các đơn vị BTT khác, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN khi cần thiết.

3.2.2.9 Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tạo sự nhận thức của khách hàng về hoạt động BTT

- Nghiên cứu vòng đời và chu kỳ sống của sản phẩm để có những bước cải tiến và đổi mới sản phẩm kịp thời. Điều này giúp đơn vị BTT chủ động được trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình.

- Không ngừng tiếp thị và giới thiệu sản phẩm với những khách hàng tiềm năng và thực hiện các biện pháp thăm hỏi và chăm sóc khách hàng hiện hữu.

- Thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm đang thực hiện để có những chính sách tối ưu và kịp thời về biểu phí, giá cả và các chính sách hậu mãi khác.

- Có hệ thống tuyên truyền và quảng cáo rộng rãi tiện ích và hiệu quả của loại hình dịch vụ. Từ đó có thể tiếp cận và khai thác được nhiều khách hàng tiềm năng mà trước đây còn e dè chưa tiếp xúc được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương 3, đã khái quát thực trạng hoạt động BTT ở nước ta hiện nay, đưa ra được những thuận lợi và khó khăn vướng mắc để phát triển nghiệp vụ này. Qua đây, thấy được tiềm năng phát triển BTT ở nước ta là tương đối lớn. Từ đó, đưa ra được những giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ này trên cả 2 phương diện: lý luận pháp lý và thực tiễn hoạt động tại các NHTM. Những giải pháp nêu trên đã phần nào giải quyết được những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại, tạo nền tảng pháp lý tương đối ổn định trong hoạt động phát triển BTT.


87

KẾT LUẬN CHUNG

1. Với những ưu điểm nổi bật, dịch vụ bao thanh toán mang lại những lợi ích thiết thực cho cả nhà cung cấp và người mua hàng. Bao thanh toán đáp ứng được nhu cầu về vốn của nhà cung cấp, tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ các khoản phải thu. Từ những lợi ích ưu việt trên, bao thanh toán đã trở thành sản phẩm quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng trên thế giới. Bao thanh toán tuy không phải là sản phẩm tài chính mới lạ nhưng tại Việt Nam sản phẩm này chưa được phổ biến rộng rãi. Nhận thức và nhu cầu về sản phẩm bao thanh toán ở nước ta còn nhiều hạn chế, số lượng các tổ chức tài chính và tín dụng triển khai ứng dụng sản phẩm này còn ít.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, ở các ngân hàng Việt Nam sản phẩm bao thanh toán sẽ ngày càng trở nên phổ biến và phát triển song song với các hình thức cho vay cổ điển khác. Do vậy, việc xây dựng pháp luật về bao thanh toán không chỉ đơn thuần là thiết lập quy tắc xử sự cho các bên tham gia quan hệ mà các quy pham pháp luật phải thực hiện được chức năng giáo dục của pháp luật (thực hiện vai trò dẫn đường, hướng dẫn hành vi cho các chủ thể).

2. Việc hoàn thiện pháp luật về bao thanh toán phải gắn với việc áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú ý tới áp dụng công nghệ hiện đại, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.

Luận văn này đã đề cập đến những vấn đề nêu trên dựa vào những cơ sở lý luận chung nhất về bao thanh toán, bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới từ đó rút ra những mặt còn hạn chế và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động BTT cũng như nghiệp vụ bao thanh toán tại tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại) ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt


1. Chính phủ (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2004), “Tin tngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.

3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), “Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại ngân hàng Công thương Việt Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

4. Phạm Xuân Hùng (2007), “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) ở Việt Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), Nghiệp vụ bao thanh toán, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

6. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/02/2005, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/09/2004 ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà


89

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí