Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 23

Trong quá trình chờ đưa vụ án ra xét xử ngày 31/3/2008 báo Thanh niên có cung cấp cho Tòa án công văn 387/C - CAQ1 ngày 28/02/2008 của Công an Quận 1 và văn bản đề nghị tạm ngưng giải quyết để chờ kết quả giải quyết của công an quận 1. Hội đồng xét xử xét thấy công văn 381/C - CAQ1 chỉ là văn bản trả lời có tiếp nhận đơn tố cáo của báo Thanh niên đối với ông Huỳnh Ngô Tường Bách vì báo trình bày là ông Bách còn chiếm đoạt của Báo một số tiền lớn chưa khắc phục và các thủ tục tiếp theo của cơ

uan điều tra đó không phải là căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Án phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm.


PHỤ LỤC 14

Nguyên đơn: Đỗ Thị Phương Dung

Bị đơn: Công ty nhựa Đông Á

Tóm tắt nội dung: Bà Dung vào làm việc tại công ty nhựa Đông Á từ 12/2008 với HĐLĐ thời hạn là 1 năm. Công việc của bà Dung là kế toán, mức lương 5.000.000 đồng/tháng. Ngày 11/8/2009 bà Dung có đơn xin nghỉ việc và ngày 11/9/2009 chính thức nghỉ việc. Do công ty nhựa Đông Á còn nợ tiền của bà Dung là 7.000.000 đồng và chưa trả sổ bảo hiểm, bằng kế toán cho bà nên bà Dung đã khởi kiện đòi lại các giấy tờ trên và do bà không có các giấy tờ đó nên không thể xin được việc mới, bà yêu cầu công ty phải bồi thường cho bà số tiền trong khoảng thời gian từ 11/9/2009 đến thời điểm này là

57.500.000 đồng. Phía công ty chỉ trả cho bà số tiền lương còn nợ và giấy tờ có liên quan chứ không đồng ý trả cho bà số tiền lương mất thu nhập.

Căn cứ khoản 2, Điều 275 BLTTDS 2004; Điều 37, khoản 1 điều 59, khoản 3 Điều 166 BLLĐ, khoản 2 điều 305 BLDS; khoản 2 điều 11 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án; Luật Thi hành án Dân sự năm 2009, Tòa phúc thẩm đã uyết định sửa án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của bà Dung về việc buộc Công ty nhựa Đông Á trả tiền lương, trả bản chính bằng trung cấp kế toán và sổ BHXH; Không chấp nhận yêu cầu của công ty yêu cầu bà Dung thực hiện ngh a vụ bàn giao; Buộc Công ty nhựa Đông Á trả tiền lương cho Bà Dung số tiền là 7.000.000 đồng; trợ cấp thôi việc ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật; kết sổ bảo hiểm đến ngày 11/9/2009 và trả lại sổ cho bà Dung ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật; trả lại bản chính bằng trung cấp kế toán cho Dung ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

PHỤ LỤC 15

Bản án lao động phúc thẩm số 1209/2010/QĐPT-LĐ ngày 30/9/2010 của TAND TP.HCM

Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 23

Nguyên đơn: Phạm Thế Hùng

Bị đơn: : Công ty BP Exploration Operating Co. Ltd.

Tóm tắt nội dung: Ngày 1/4/2006 giữa các bên đã ký kết HĐLĐ số: CON –

000391/2006 không xác định thời hạn với công việc là kỹ thuật viên vô tuyến điện,

mức lương cơ bản là 9.812.000đ/tháng, làm việc trực tiếp trên giàn khai thác Lan Tây. Đồng thời, ông Hùng sẽ được nâng lương hàng năm th o chế độ xét duyệt lương của Công ty: “Mức lương của NLĐ sẽ được Công ty BP x m xét định kỳ và điều chỉnh trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc của NLĐ và kết quả khảo sát thị trường lương” (BL61-TI). Từ năm 2005 đến ngày 17/8/2007 ông Hùng đều được Công ty đánh giá là nhân viên có trình độ và trách nhiệm cao trong công việc (BL7(21-32)-TII), 11 lần ông H ng được Công ty tặng thưởng cá nhân về thành tích và sáng kiến vượt trội của ông (BL7(33-56)-TII). Theo ông Hùng, do cuối năm 2007 ông đã có đơn thắc mắc về điều kiện sống của NLĐ với Lãnh đạo Giàn Lan Tây nhưng không được trả lời th a đáng (BL7(159;179)-TII) nên ngày 4/12/2007 ông đã gửi thư cho bà Gr tch n (Tổng Giám đốc Công ty BP), Giàn trưởng… khiếu nại về chính sách của Công ty đối với ông và những NLĐ khác làm việc tại giàn Lan Tây (về đời sống vật chất, tinh thần, an toàn…) (BL28- TI; 28-48TII). Ngày 8/12/2007 bà Gr tch n đã có thư gửi ông Hùng với nội dung: về thời gian làm việc: Công ty đã thực hiện đúng luật; về vấn đề an toàn Công ty: đánh giá cao yêu cầu của ông Hùng; về điều kiện sống: yêu cầu ông Hùng thảo luận với Chuyền trưởng (BL73-TII). Ngày 18/12/2007 ông Hoàng ũ Nam (Giàn trưởng) đã có thư gửi ông Hùng: Khiển trách bằng miệng, lý do: ông Hùng phản ánh không đúng tình trạng sống và làm việc của NLĐ trên Giàn Lan Tây cho bà Gr tch n (BL68-TII). Sau đó, kể từ ngày 21/12/2007 Lãnh đạo Giàn không cho phép ông Hùng ra Giàn làm việc (BL7(167)- TII). Ngày 25/12/2007 ông đã bị đánh giá là nhân viên “không đạt” năm 2007 (BL20- 21T1). Ông Hùng gửi đơn khiếu nại đến bà ân (giám đốc nhân sự Công ty) và Công đoàn Công ty (BL7(179)-TII). Ngày 20/1/2008 ông bắt đầu đi làm lại (Đơn khiếu nại; 136TI). Bà Vân cho rằng: “không thể 1 người đang tốt sau 2 tháng trở nên là quá tệ…” và bà hứa sẽ tìm hiểu xem xét thêm (BL7(195)-TII; tài liệu do ông Hùng cung cấp không có chữ ký của các bên). Trong khi Ban lãnh đạo Giàn và Công ty chưa giải quyết dứt điểm khiếu nại của ông Hùng thì ngày 18/3/2008 ông Hùng nhận được thông báo về lương mới của ông tăng 4,9% , thấp hơn so với uy định và của nhiều người khác nên ông đã tuyệt thực đến 23/3/2008. Ngày 21/3/2008 Tập thể NLĐ tại Giàn Lan Tây bầu ông H ng đại diện NLĐ tại Giàn Lan Tây (BL83-87). Ngày 23/3/2008 Công ty đã thuê máy bay trực thăng đưa ông H ng vào đất liền và cấp cứu tại Bệnh viện Pháp Việt, thì tổng chi phí thuê máy bay và các dịch vụ y tế chăm sóc ông H ng do Công ty trả là 10.000USD (BL667). Ngày 29/5/2008 Công ty giới thiệu ông H ng đi giám định tâm thần (BL555) nhưng ông H ng không đồng ý. Ngày 23/7/2008 Công ty ra Quyết định không số về việc kỷ luật sa thải đối với ông Hùng (tuy nhiên tại quyết định chính thức của Công ty lại ghi ngày ra quyết định là 23/7/2007) với lý do: ông Hùng vi phạm nghiêm trọng các uy định về an toàn của Công ty dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng (BL111-TI).

Ngày 31/12/2008 ông H ng có đơn khởi kiện Công ty tại TAND quận 2. Tòa đã quyết định: (BL127-TII): Đình chỉ yêu cầu của ông Hùng về yêu cầu bồi thường do bị trù dập vu khống xúc phạm danh dự và yêu cầu xử lý việc Công ty vi phạm Luật khiếu

nại tố cáo; Chấp nhận 1 phần yêu cầu của nguyên đơn ông Phạm Thế Hùng: Hủy quyết định của Công ty hoạt động thăm dò dầu khí BP ngày 23/7/2008 về việc kỷ luật sa thải đối với ông Hùng; Buộc Công ty BP phải bồi thường cho ông Hùng các khoản tổng cộng: 288.524.992đ. (Bồi thường 02 tháng tiền lương là: 12.823.333 x 2 25.646.666đ, Bồi thường tiền lương trong những ngày không được làm việc tính từ ngày 23/7/2008 đến ngày 8/4/2010 (tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm) là 20,5 tháng x 12.823.333 = 262.878.326đ).

* Sau khi xét xử sơ thẩm, cả Công ty và ông H ng có đơn kháng cáo

* Tại Bản án lao động phúc thẩm số 1209/LĐPT ngày 30/9/2010, TAND Tp. HCM đã tuyên xử: Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Hùng gồm: yêu cầu hủy quyết định ngày 23/7/2008 của Công ty về thi hành kỷ luật lao động sa thải đối với ông Hùng; Yêu cầu Công ty nhận ông Hùng trở lại làm việc, xin lỗi công khai; Yêu cầu Công ty tính lại mức tăng lương là 20.638.000đ/tháng; bồi thường do Công ty sa thải trái pháp luật là 540.096.460đ, bồi thường 1 khoản tiền lương trong những ngày không được làm việc là 26,17 tháng được tính theo mức lương cơ bản là 20.638.000đ/tháng từ ngày 23/7/2008 đến ngày Công ty nhận ông Hùng trở lại làm việc là 540.096.460đ và các khoản tiền bảo hiểm xã hội, đóng uỹ tiền lương hưu từ ngày ông Hùng bị sa thải đến ngày Công ty nhận lại làm việc. Đình chỉ xét xử phúc thẩm yêu cầu của ông Hùng về việc đòi bồi thường do bị Công ty trù dập, vu khống, xúc phạm danh dự, các khoản bồi thường gian lận tiền lương và yêu cầu xử lý việc Công ty vi phạm luật khiếu nại tố cáo.

* Ngày 18/11/2010 ông Hùng có đơn yêu cầu được xem xét theo thủ tục GĐT, nội dung: không đồng ý với toàn bộ nội dung Bản án phúc thẩm nói trên, cụ thể: yêu cầu Công ty phải nhận ông trở lại làm việc; phải bồi thường cho ông th o uy định của pháp luật (ông được hưởng đầy đủ quyền lợi mà pháp luật bảo hộ).

* Ngày 18/10/2010 Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc T ng có Công văn chuyển đơn của ông H ng đến TANDTC xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết.

* Ngày 17/12/2010 Phó Thủ tướng Chính phủ Trương nh Trọng có Công văn số 1132/LĐCP chuyển đơn của ông H ng đến TANDTC xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết. Sau đó, Chánh án TANDTC có bút phê báo cáo trực tiếp Chánh án.

* Ngày 12/1/2011 Ủy ban tư pháp của Quốc hội có Công văn số 4613/UBTP12 chuyển đơn của ông H ng đến TANDTC xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết.


PHỤ LỤC 16

Quyết định Giám đốc thẩm số 07/2006/LĐ-GĐT ngày 04/4/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND TC

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc Tâm

Bị đơn: Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola)

Ông Nguyễn Ngọc Tâm làm việc tại đây từ ngày 19/9/1996 th o HĐLĐ không xác định thời hạn, công việc là nhân viên bảo vệ, tiền lương 1.015.000 đồng/tháng, mức lương cuối c ng trước khi nghỉ việc là: 1.319.000 đồng/tháng. Cuối năm 2003, Công ty Coca-Cola có chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. Sau khi báo cáo và được Sở LĐ - TB và XH chấp thuận, ngày 12/12/2003 Tổng Giám đốc Công ty Coca- Cola ra Quyết định số 06/QĐ-VL giải thể Đội bảo vệ và cho 22 nhân viên bảo vệ thôi việc th o Điều 17 BLLĐ và sau đó ra Quyết định số 010/02/2004/QĐ-CDHĐLĐ chấm dứt HĐLĐ đối với ông Tâm kể từ ngày 08/02/2004. Công ty trả cho ông Tâm các khoản tiền: Tiền lương tháng 02/2004 bao gồm các ngày làm việc thực tế; Tiền 2 ngày phép năm 2004 chưa nghỉ; Tiền trợ cấp mất việc làm bằng 7,5 tháng lương; Tiền trả thay thời gian thông báo bằng 1,5 tháng lương; Tiền trợ cấp tái đào tạo bằng 01 tháng lương; mức lương làm căn cứ tính các khoản trợ cấp nói trên là 1.319.000đ. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty còn trả cho ông Tâm thêm tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác, tổng cộng là

31.393.226 đồng.

Ngày 08/3/2004, ông Tâm khởi kiện về việc bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; với các yêu cầu: Công ty Coca-Cola phải rút lại quyết định chấm dứt HĐLĐ và thông báo việc rút đó trên các báo Sài Gòn Tim , Sài Gòn giải phóng và Báo Tuổi trẻ; thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc kể từ ngày 11/02/2004 cho đến khi chính thức được nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ. Phía Công ty Coca-Cola không chấp nhận các yêu cầu của ông Tâm vì cho rằng Công ty đã thực hiện đúng và đầy đủ các uy định của pháp luật.

* Tại bản án lao động sơ thẩm số 138/LĐ-ST ngày 23/8/2004, TAND TP.HCM đã xử: Bác yêu cầu của ông Nguyễn Ngọc Tâm kiện đòi Công ty Coca-Cola rút lại quyết định chấm dứt HĐLĐ; đăng báo về việc rút quyết định nói trên; xin lỗi công khai trước toàn Công ty; yêu cầu Công ty Coca-Cola phải nhận trở lại làm việc th o HĐLĐ cũ và bồi thường tiền lương những ngày không được làm việc…

* Tại bản án lao động phúc thẩm số 14/LĐPT ngày 07/4/2005, Toà Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM đã xử: Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Ngọc Tâm. Sửa án sơ thẩm: Huỷ Quyết định số 010/02/2004/QĐ-CDHĐLĐ ngày 05/02/2004 của Tổng Giám đốc Công ty Coca-Cola Việt Nam; Buộc Công ty Coca-Cola Việt Nam phải nhận ông Tâm trở lại làm việc theo hợp đồng cũ đã ký kết và phải bồi thường khoản tiền lương, các chế độ khác trong những ngày không được làm việc tính từ ngày 11/02/2004 đến ngày Công ty nhận ông Tâm trở lại làm việc; Phải trả khoản tiền lương còn thiếu tính từ ngày 21/01/2004 đến ngày 10/02/2004 và tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ.

Tại Quyết định số 11/KN-LĐ ngày 22/11/2005, Chánh án TANDTC đã kháng nghị bản án lao động phúc thẩm số 14/LĐPT ngày 07/4/2005 của Toà Phúc thẩm TANDTC và đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC huỷ bản án phúc thẩm số 14/LĐPT

ngày 07/4/2005 giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lại th o đúng uy định của pháp luật.


Chủ DN trực tiếp đối toại giải uyết ngay t đầu

PHỤ LỤC 17


1%

Khác

39%

Chủ DN trực tiếp đối thoại giải quyết ngay từ đầu

Phối hợp các bộ phận có liên uan trong đơn vị

31%

Thông ua bộ phận chuyên môn nhân sự

11%

Thông ua tổ chức công đoàn cơ sở

18%

0%

5%

10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

1. Nguồn: VCCI (2009), Báo cáo kết quả lấy ý kiến của giới chủ DN về thực tiễn áp dụng BLLĐ tại Khánh Hòa, lần 1.


PHỤ LỤC 18

Nguyên đơn: Bà Lê Thị Huỳnh Mai

Bị đơn: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long.

Tháng 10/1979 bà Mai bắt đầu làm việc tại Công ty dược phẩm y tế Cửu Long (nay là Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long). Năm 1994 giữa Công ty và bà Mai có ký kết HĐLĐ với thời hạn 3 năm (BL27). Hết hạn HĐLĐ trên, bà Mai vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty nhưng không ký HĐLĐ.

Tháng 2/1999 bà Mai xin nghỉ 3 tháng để điều trị bệnh, sau đó, bà Mai vẫn tiếp tục nghỉ việc mà không được sự đồng ý của Công ty. Phòng Tổ chức đã gửi cho bà Mai 04 Giấy mời, nội dung: yêu cầu bà Mai đến Công ty (vào các ngày 9/3/2002, 15/3/2002, 16/10/2002, 17/12/2002) để Công ty giải uyết việc b việc của bà Mai, nhưng bà Mai không ký nhận và không đến Công ty để dự họp (BL 9, 13, 14, 15). Thực tế, trong thời gian này bà Mai đã đi làm tại các công ty sau: Công ty Dược phẩm Trung ương 2; Công ty TNHH dược phẩm SHIN POONG DAEWWOO; Công ty Dược phẩm Tân Phong; Công ty Dược phẩm RAN BAXY I T NAM. Ngày 27/3/2003 Công ty có Biên bản họp Hội đồng kỷ luật đối với bà Mai, kết uả: bà Mai xin được làm đơn nghỉ việc hưởng th o chế độ chính sách (xin không bị sa thải). Tại cuộc họp bà Mai có mặt nhưng Công ty

không làm thủ tục cho bà Mai ký vào Biên bản; thành phần tham dự có mặt Phó Chủ tịch công đoàn (được Chủ tịch công đoàn ủy uyền - BL23) (BL 16). Ngày 1/4/2003 Công ty ra Quyết định số 10/QĐN -CTD cho bà Mai nghỉ việc, với lý do: th o đơn nghỉ việc của đương sự; được hưởng trợ cấp nghỉ việc 1 lần là 11,5 tháng lương cơ bản. Bà Mai không đồng ý với Quyết định này vì bà không có đơn xin nghỉ việc (BL19). Ngày 1/7/2003 bà Mai nhận được Quyết định cho thôi việc nói trên. Bà có gửi đơn kiện, yêu cầu Công ty hủy Quyết định nói trên, nhận bà trở lại làm việc hoặc cho bà nghỉ việc th o chế độ dôi dư (BL1).

TAND thị xã nh Long đã uyết định:

Chấp nhận 1 phần yêu cầu của bà Mai. Buộc Tổng giám đốc Công ty phải nhận bà Mai trở lại làm việc và bồi thường thiệt hại cho bà Mai là 12.632.400 đồng. Bác yêu cầu của bà Mai được nghỉ th o chế độ dôi dư.

Ngày 27/7/2005 Công ty có đơn kháng cáo, yêu cầu giữ nguyên Quyết định cho bà Mai nghỉ việc vì: hợp đồng đã hết hạn, chị Mai xin nghỉ việc và đã nghỉ việc không có lý do gần 2 năm, đi làm trình dược tư nhân người nước ngoài (BL35).

* Tại Bản án lao động phúc thẩm số 01/2005/LĐPT ngày 29/9/2005 (lần 2), TAND tỉnh nh Long đã uyết định: giữ nguyên uyết định của Bản án sơ thẩm nói trên.

Sau khi xét xử phúc thẩm (lần 2), Công ty có đơn khiếu nại đề nghị kháng nghị Bản án phúc thẩm nói trên.

Tại Quyết định số 01/KN-ALĐ ngày 15/3/2006, iện trưởng KSNDTC đã kháng nghị Bản án phúc thẩm nói trên th o hướng hủy Bản án sơ thẩm, phúc thẩm nói trên, giao hồ sơ về cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

Tại Bản án lao động sơ thẩm số 03 ngày 18/7/2006 (lần 3), TAND thị xã nh Long đã uyết định: Bác yêu cầu của bà Mai đòi hủy Quyết định số 10/QĐN -CTD ngày 1/4/2003 của Công ty; Buộc Công ty phải bồi thường cho bà Mai số tiền 1.052.700 đồng; Bác yêu cầu của bà Mai về xin nghỉ việc th o dạng dôi dư; Bác yêu cầu bà Mai đòi Công ty trả 2 khoản tiền lương là 12.632.000đ và 23.240.000đ.

Ngày 30-7-2006 bà Mai có đơn kháng cáo, nội dung: yêu cầu hủy Quyết định số 10 nói trên; buộc Công ty phải nhận bà trở lại làm việc; buộc Công ty phải trả cho bà 35.872.000đ tiền lương tính đến ngày xét xử sơ thẩm và trả 15% tiền nộp bảo hiểm là 3.201.660đ.

Tại Bản án phúc thẩm số 03/2006/LĐPT ngày 29-9-2006 (lần 3), TAND tỉnh

nh Long đã uyết định: Giữ nguyên uyết định của bản án sơ thẩm.

Ngày 10-10-2008 bà Mai có đơn khiếu nại không đồng ý với toàn bộ nội dung Bản án sơ thẩm, phúc thẩm nói trên và đề nghị hủy bản án lao động phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại.


PHỤ LỤC 19

Quyết định xét xử số 1939/2011/QĐPT-LĐ ngày 3/11/2011 Nguyên đơn: Eric Thomas Seyler

Bị đơn: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên

Tóm tắt nội dung: Ngày 08/02/2010, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên đã ký kết HĐLĐ thời hạn (từ ngày 22/02/2010 đến ngày 21/02/2011) với ông Eric Thomas Seyler làm giáo viên dạy tiếng Anh tại cơ sở ngoại ngữ Canada – Việt Nam trực thuộc công ty Khôi Nguyên. Mức lương tính bằng đồng Việt Nam tương đương 1.600 USD/tháng, lưu trú 300 USD/tháng, Bảo hiểm y tế và sức khoẻ: thanh toán 01 lần 300 USD/năm. Hai bên đã thống nhất ký kết và thực hiện như th a thuận. Ngày 22/02/2010, ông Eric Thomas S yl r đã giảng dạy tại cơ sở ngoại ngữ Canada – Việt Nam. Ngày 24/8/2010 ông Eric Thomas Seyler nhận được thông báo của công ty khôi Nguyên với nội dung QHLĐ giữa Ông và công ty Khôi Nguyên sẽ chấm dứt vào ngày 01/9/2010 với lý do: “Công ty không tìm được các trường học có nhu cầu thuê giáo viên của Công ty và Công ty cũng không thu xếp được công việc khác cho ông Eric Thomas S yl r”. Ông Eric Thomas S yl r khởi kiện công ty Khôi Nguyên yêu cầu bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Tòa án quyết định công ty Khôi Nguyên đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với ông Eric Thomas Seyler; Buộc công ty Khôi Nguyên phải bồi thường cho ông Eric Thomas S yl r số tiền 133.155.200 đồng. Đình chỉ giải uyết yêu cầu của ông Eric Thomas S yl r về việc yêu cầu Công ty Khôi Nguyên phải bồi thường tiền lương và phụ cấp lương trong những ngày không được làm việc theo hợp đồng là 1.900 USD x 2 tháng còn lại, hai tháng tiền lương và phụ cấp tiền lương 1.900 USD x 2 tháng 3.800 USD.


PHỤ LỤC 20

Theo số liệu điều tra đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động ở Việt Nam của Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội (năm 2000): Thực tế, việc phổ biến pháp luật lao động chỉ được quan tâm thời kỳ đầu khi BLLĐ 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ 2002, 2006, 2007 mới được ban hành, còn việc phổ biến các văn bản hướng dẫn thì chưa sâu rộng. Bên cạnh đó, việc tổ chức các lớp tập huấn về pháp luật lao động nói chung, pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng chủ yếu mới được tiến hành ở một số tỉnh, thành phố lớn và cũng mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh. Chính vì vậy mà NLĐ, thậm chí NSDLĐ cũng chưa nắm vững các uy định pháp luật nói chung, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng. Trong tổng số 320 NSDLĐ được điều tra với tư cách là người đại diện cho DN, chỉ có 188 người (chiếm 58,75%) khẳng định trong cơ sở của mình, NLĐ được phổ biến BLLĐ. Cũng th o số liệu điều tra này, chỉ có 16,25% số NSDLĐ được h i khẳng định là mình biết rò các nội dung của BLLĐ; 42,5% NSDLĐ chỉ biết ở mức độ tương đối; và có tới 9,38% NSDLĐ thừa nhận là họ không

biết pháp luật lao động. Đối với NLĐ, hiện vẫn còn 17,93% NLĐ trong mẫu khảo sát (số lượng khảo sát là 2597 NLĐ) chưa hề biết về BLLĐ.


PHỤ LỤC 21

Bản án phúc thẩm số 1368/2010/QĐ-PT ngày 10/9/2010 TAND TP.HCM

Nguyên đơn: Nguyễn Thế Sơn

Bị đơn: Công ty TNHH Ảnh Viện Thiên Đức

Tóm tắt nội dung: Từ 2/2008 ông Sơn vào làm việc cho Công ty Thiên Đức không ký HĐLĐ (th a thuận miệng) với mức lương 2.000.000đ /1 tháng. Ngày 20/3/2009 Giám đốc Công ty ký kết HĐLĐ bằng văn bản với ông, nội dung th a thuận tiền lương và công việc ông phải làm như th a thuận trước đây, nhưng có ghi thời hạn từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009. Do bận công tác xa nên ông không trực tiếp ký hợp đồng mà nhờ người khác ký giùm, tuy vậy ông vẫn chấp nhận thực hiện đúng th o hợp đồng này. Tháng 6/2009 công ty cho ông biết sẽ hạ mức lương xuống ½ mà không đưa ra lý do tại sao, nên ông không chấp nhận. Đến ngày 19/6/2009 Giám đốc ra quyết định thôi việc (Quyết định ngừng cộng tác) với ông Sơn, trong khi đó công ty còn nợ ông 03 tháng tiền lương, Giám đốc yêu cầu ông phải ký nhận quyết định rồi sẽ trả lương, sau khi ký cho đến nay ông Vệ vẫn chưa thanh toán tiền lương cho ông.

Do Cty TNHH Ảnh Viện Thiên Đức đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với ông không có lý do chính đáng và không báo trước cho ông nên ông khởi kiện yêu cầu Cty Thiên Đức phải thanh tóan cho ông các khoản tiền là 26.400.000đ.

* Tại bản án lao động sơ thẩm số 01/2010/LĐ – ST ngày 08/6/2010 của TAND Quận 7 đã tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nguyễn Thế Sơn: Buộc công ty Thiên Đức do ông Nguyễn ăn ệ là giám đốc trả cho ông Sơn tổng cộng 13.230.768 đ. à Bản án phúc thẩm giữ nguyên án sơ thẩm.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí