Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-------------------------------------------- KHOA LUẬT


LƯƠNG VĂN TUẤN


QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT - CÁC GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, TIẾN BỘ VÀ SỰ KẾ THỪA

TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành : LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số : 62 38 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS Phạm Hồng Tung

2. GS, TS Hoàng Thị Kim Quế


Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận án là trung thực.


Tác giả Luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay - 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌


Bộ luật dân sự:

BLDS

Bộ luật hình sự:

BLHS

Bộ luật tố tụng hình sự:

BLTTHS

Hôn nhân gia đình

HNGĐ

Nhà nước pháp quyền:

NNPQ

Nhà xuất bản:

Nxb

Quốc triều hình luật:

QTHL

Xã hội chủ nghĩa:

XHCN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 7

1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài 7

1.1.1. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam 7

1.1.1.1. Nhóm công trình chuyên khảo 7

1.1.1.2. Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia 9

1.1.1.3. Nhóm công trình đăng tạp chí khoa học 12

1.1.2. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài 14

1.2. Thành tựu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, TIẾN BỘ CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 20

2.1. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam thời Lê sơ 20

2.1.1. Những tiền đề về chính trị 20

2.1.2. Những tiền đề về kinh tế - xã hội 25

2.1.3. Những tiền đề văn hoá, tư tưởng 29

2.1.3.1. Các giá trị nhân văn, tiến bộ trong truyền thống dân tộc trước thời Lê sơ 31

2.1.3.2. Vai trò của Nho giáo, Phật giáo và cá nhân Lê Thánh Tông đối với quá trình hình thành giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật 35

2.2. Khái niệm “chủ nghĩa nhân văn”, “tiến bộ” 41

2.3. Giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 57

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, TIẾN BỘ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 59

3.1. Khái quát về giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật 59

3.1.1. Đề cao con người trong đời sống thực tế 66

3.1.2. Yêu thương và đấu tranh cho con người 68

3.1.3. Trị nước phải có pháp luật 69

3.1.4. Kết hợp đức trị với pháp trị 72

3.1.5. Có quốc gia phải có vò bị 75

3.1.6. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 77

3.1.7. Trăm quan là nguồn gốc của trị loạn 79

3.1.8. Với dân mọi mối lợi nên làm, mọi mối hại nên bỏ 81

3.1.9. Chính sách hình sự nghiêm minh mà khoan dung độ lượng 82

3.2. Các nội dung thể hiện giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật 83

3.2.1. Trong lĩnh vực hình sự 87

3.2.2. Trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước 99

3.2.3. Trong lĩnh vực quan chế 102

3.2.4. Trong lĩnh vực tố tụng 110

3.2.5. Bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội 114

3.2.5.1. Bảo vệ quyền lợi trẻ em 114

3.2.5.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 116

3.2.5.3. Bảo vệ quyền lợi người già, người tàn tật, người cô đơn ... 122 3.2.6. Trong lĩnh vực dân sự 123

3.2.6.1. Các giao dịch dân sự thông thường và quan hệ thừa kế 123

3.2.6.2. Các quy định về hôn nhân gia đình (HNGĐ) 133

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 141

CHƯƠNG 4: KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, TIẾN BỘ CỦA

QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 143

4.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những yêu cầu đặt ra với sự kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật 143

4.1.1. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền 143

4.1.2. Nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 144

4.1.3. Yêu cầu đặt ra với việc kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam 145 4.1.3.1. Về mặt lý luận 145

4.1.3.2. Về mặt thực tiễn 150

4.2. Quan điểm, phương hướng và các giải pháp kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật 153

4.3. Kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay 162

4.3.1. Trong lĩnh vực hình sự 162

4.3.2. Trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước 168

4.3.3. Trong lĩnh vực cán bộ, công chức 169

4.3.4. Trong lĩnh vực tố tụng 176

4.3.5. Trong bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội 179

4.3.6. Trong lĩnh vực dân sự 182

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 186

KẾT LUẬN 189

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 192

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đất nước đã trải qua những chuyển biến toàn diện, sâu sắc và đang bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng nhanh đã đưa nước ta thoát khỏi danh sách những nước đói nghèo và ngày càng có vị thế cao hơn trên trường quốc tế, nhưng về văn hóa lại chưa có bước phát triển tương xứng. Môi trường văn hoá nước ta bị xâm hại nặng nề, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại. Tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư ngày càng tăng. Việc thực hiện chính sách đối với những người và gia đình có công với nước chưa được thoả đáng. Điều kiện sống, lao động và học tập của thanh thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi cũng chưa có chính sách hợp lý. Công tác kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân chưa đạt kết quả tốt. Tội phạm và tệ nạn xã hội ngày một gia tăng. Trước thực trạng đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rò:

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng


các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người… [12, tr.75-76]

Với nhận thức con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển trong đó luôn chú trọng hình thành nhân cách con người và nền văn hoá Việt Nam và toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu từ nay đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng nước ta trở thành một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có nền công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp cách mạng to lớn này yêu cầu phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nước nhằm thực hiện thành công việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, khai thác, bảo tồn và phát triển các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong xây dựng và phát triển đất nước vào công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch vững mạnh, thể chế hóa nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong bối cảnh đó, để góp phần giải quyết những nhiệm vụ trên, nghiên cứu truyền thống pháp lý của dân tộc, đặc biệt là những quan điểm và kinh nghiệm thực tiễn trong lập pháp của cha ông ta để bảo tồn và phát huy những bài học bổ ích đó cho đất nước ngày hôm nay là việc làm cần thiết vì "những trang Cổ luật Việt Nam chính là những trang sử vinh quang ghi chép sức sống dũng mãnh của các chế độ gia đình và xã hội, cũng như các phong tục lành mạnh của dân tộc mà chúng ta cần phải tìm hiểu." [45, tr.49] Trong số các truyền thống pháp lý của dân tộc cần tìm hiểu thì việc nghiên cứu Quốc triều hình luật (QTHL) là một trọng tâm vì nó chứa đựng những giá trị văn hóa, văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Nó “không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022