chuyển sang làm thợ phụ, nếu muốn tiếp tục làm công nhân may thì phải ký bản cam kết đảm bảo ngày giờ công. ì đang mang thai phải nghỉ dưỡng thai nên có thể bà sẽ phải tiếp tục nghỉ dưỡng, do đó bà không thể ký bản cam kết. Công ty không nói gì, không yêu cầu bà trở lại xưởng nên bà về nhà nghỉ luôn. Công ty đồng ý nhận bà Trinh trở lại làm việc và trả lương từ ngày 08/9/2011 đến ngày 14/9/2011, công ty không đồng ý bồi thường vì thời gian qua bà Trinh không quay trở lại làm việc, do bà Trinh tự nghỉ việc, công ty không chấm dứt HĐLĐ với bà Trinh. Bà Trinh kiện công ty ra tòa. Án sơ thẩm ngày 3/8/2011, án phúc thẩm số 72/2012/LĐ-PT của tòa án TP.HCM xác định công ty vi phạm khoản 3 Điều 111 BLLĐ nên có trách nhiệm bồi thường cho bà Lương Tuyết Trinh số tiền là 3.835.000 đồng ngay khi án có hiệu lực pháp luật.
PHỤ LỤC 7
Bản án sơ thẩm số 06/2011/LĐ-ST ngày 28/4/2011 TAND Quận 9 TP.HCM Nguyên đơn: Trần Thị Thu Thảo
Bị đơn: Công ty TNHH Doosol Việt Nam
Tóm tắt nội dung: Bà Thảo và công ty ký HĐLĐ thời hạn là từ ngày 20/6/2009 đến ngày 19/6/2010, với chức vụ trưởng phòng hành chính nhân sự và mức lương
2.000.000 đồng/tháng. Ngày 04/11/2009 Giám đốc công ty TNHH Doosol Việt Nam có quyết định thi hành kỷ luật sa thải bà với lý do lạm dụng danh ngh a công ty uấy nhiễu khách hàng. Khi công ty chấm dứt HĐLĐ với bà công ty còn nợ tiền lương tháng 10/2010 là 4.800.000 đồng. Ngoài ra công ty chưa trả tiền lương cho bà những tháng bà không được làm việc từ ngày 01/11/2009 đến ngày 19/6/2010 (làm tròn là 07 tháng 15 ngày) tức là 7,5 x 2.000.000 đồng 15.000.000 đồng. Tại Tòa án sơ thẩm bà yêu cầu công ty hủy b quyết định sa thải đối với bà vì quyết định trên là trái pháp luật do thời gian sa thải bà thì bà đang phải nuôi con nh dưới 12 tháng tuổi, bà không yêu cầu công ty nhận trở lại làm việc nhưng công ty phải bồi thường cho bà các khoản: Bồi thường 10 tháng tiền lương, mỗi tháng 2.000.000 đồng do thời gian giải quyết vụ việc kéo dài; phải đóng tiền bảo hiểm xã hội cho bà 7,5 tháng không được làm việc; tiền nghỉ ốm 200.000 đồng; lãi do chậm trả lương tháng 10/2009 (tức 4.800.000 đồng) theo lãi suất 1%/tháng cho đến nay, và các khoản bồi thường th o uy định của pháp luật.
Phía công ty TNHH Doosol iệt Nam trình bày uyết định thi hành kỷ luật sa thải bà do những sai phạm sau: Bà Thảo có hành vi uấy nhiễu khách hành là công ty Hải Long, buộc công ty này phải chi tiền huê hồng (vi phạm mục 63 Điều 9 của nội uy lao động của công ty); yêu cầu nhà thầu của bếp ăn công ty nâng số tiền của mỗi suất ăn để nhận tiền chênh lệch (vi phạm mục 32 Điều 9 của nội uy lao động của công ty); bà Thảo là trưởng phòng nhân sự nên có uyền nhận tiền bảo hiểm xã hội cho công nhân và buộc công nhân phải chi lại cho bà một phần (vi phạm mục 54 Điều 9 của nội uy lao động của công ty); yêu cầu kế toán công ty nâng số lượng công nhân nghỉ việc để nhận tiền bảo hiểm xã hội, (vi phạm mục 54 Điều 9 của nội uy lao động của công ty); bà Thảo đ m
USB vào công ty để sao chép tài liệu (vi phạm mục 55 Điều 9 của nội uy lao động của công ty). Công ty không nhận được bất kỳ bản sao khai sinh nào về con của bà Thu Thảo, trước khi vào làm việc tại công ty lý lịch của bà Thảo cũng không có con nh . Khi bà Thảo nghỉ việc thì hồ sơ của bà đã mất (chỉ mất một hồ sơ này). Trách nhiệm uản lý hồ sơ nhân sự là trưởng phòng nhân sự thời điểm đó trưởng phòng nhân sự chính là bà Thảo. Công ty sa thải bà Thảo là đúng th o uy định của pháp luật vì bà Thảo đã vi phạm nội
uy lao động như trên.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 19
- Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 20
- Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 21
- Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 23
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
* Tại bản án số 06/2011/LĐ-ST ngày 28/4/2011 TAND Quận 9 tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn: Quyết định sa thải số 04 ngày 04/11/2009 của công ty TNHH Doosol Việt Nam là trái luật và trả cho bà tổng cộng 24.027.308 đồng. Bị đơn kháng cáo toàn bộ án sơ thẩm.
* Tại phiên tòa phúc thẩm: Công ty Doosol Việt Nam đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định việc bị đơn xử lý kỷ luật đối với bà Thu Thảo là đúng pháp luật do bà Thu Thảo có nhiều vi phạm trong uá trình lao động, nhưng phía công ty và bà Thảo đã tự nguyện chấm dứt HĐLĐ, việc bà Thảo khai nại phải nuôi con nh là không báo cáo với công ty do vậy công ty sa thải bà Thảo là không trái uy định của pháp luật, đồng ý trả lương tháng 10 năm 2009 cho bà Thảo theo mức lương hợp đồng. Phía nguyên đơn yêu cầu giữ nguyên án sơ thẩm.
PHỤ LỤC 8
Bản án phúc thẩm số 01/2008/LĐPT ngày 27/5/2008, TAND tỉnh Gia Lai Nguyên đơn: Lê Thị Hải
Bị đơn: Công ty cao su Mang Yang.
Tóm tắt nội dung: Bà Hải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn kể từ ngày 1-10- 2004, công việc là công nhân khai thác mủ cao su, với hệ số lương 1,47, phụ cấp 0,3 (BL 50). Ngày 13/7/2004 Nông trường cao su KDang có Biên bản về việc công nhân phạm pháp quả tang, nội dung: bà Hải khi đã trút mủ xong, trên đường đi về có mang theo số lượng mủ nước và mủ đông. Cân thực tế được 5 kg (bà Hải, Tổ trưởng Tổ 2, người lập Biên bản có ký tên) (BL 61). Hội đồng kỷ luật của Nông trường 100% đề nghị kỷ luật sa thải bà Hải. Ngày 29/7/2004 Giám đốc Công ty ra Quyết định số 28/QĐ-TCLĐ về việc kỷ luật sa thải bà Hải, lý do: bà Hải lấy cắp mủ cao su, vi phạm vào điểm 8 Điều 7 Nội
uy lao động của Công ty (BL 69).
Ngày 18-4-2005 bà Hải có đơn khởi kiện và cho rằng Quyết định kỷ luật sa thải của Công ty đối với bà là trái pháp luật (kỷ luật không có căn cứ và kỷ luật bà trong lúc bà đang mang thai); yêu cầu Công ty phải xin lỗi bà công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhận bà trở lại làm việc và bồi thường cho bà 108.950.000đ (BL 6).
* Tại Bản án lao động sơ thẩm số: 02/2007/LĐST ngày 16-10-2007, TAND Huyện Đak Đoa đã uyết định: (BL 66) Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Hải. Nguyên đơn kháng cáo.
* Tại Bản án lao động phúc thẩm số 01/2008/LĐPT ngày 27-5-2008, TAND tỉnh Gia Lai đã uyết định: giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm. Bà Hải có đơn khiếu nại với nội dung: Công ty kỷ luật sa thải bà khi bà đang có thai là trái pháp luật và Công ty kỷ luật sa thải bà không có căn cứ (BL205).
PHỤ LỤC 9
Bản án phúc thẩm ngày 4/01/2012 theo Quyết định xét xử 292/2011/QĐ-PT TAND TP. HCM
Nguyên đơn: Nguyễn Đỗ Dũng
Bị đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương N
Tóm tắt nội dung: Ngày 07/9/2009, Ngân hàng Công thương N - Chi nhánh 3 nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Xuân Hoài khiếu nại về việc ông Dũng có vay tiền của ông Hoài mà không trả. Ông Dũng không thừa nhận việc vay mượn tiền. Ngày 04/12/2009 Chi nhánh 3 đã ra uyết định số 2331/QĐ-CN3 thi hành kỷ luật sa thải ông Dũng với lý do: “ i phạm nghiêm trọng quy chế nội uy lao động, th o uy định tại khoản 1a Điều 85 BLLĐ; khoản 3 Điều 13, khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 25, Điều 29 Quy chế Nội uy lao động Ngân hàng Công thương N Chi nhánh 3; sổ tay ăn hóa DN của Ngân hàng Công thương N và các cam kết khác mà ông Dũng đã cam kết với Chi nhánh 3 TP.HCM”.
Ngày 16/12/2009, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương N ra quyết định số 3149 với nội dung chuẩn y quyết định số 2331 của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần 3 về việc xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải đối với ông Dũng. Cũng trong thời gian này, ông Hoài có đơn khởi kiện ông Dũng tại Tòa án nhân dân quận 3 để đòi lại số tiền 180 triệu đồng. Tuy nhiên, cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân quận 3 và Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đều không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoài. Nay ông Dũng khởi kiện quyết định sa thải mình, buộc phải nhận ông trở lại làm việc, trả lương, thưởng trong những ngày không làm việc, đóng bảo hiểm th o uy định.
Ban kiểm soát Ngân hàng Công thương iệt Nam đã thành lập đoàn công tác xác minh đơn thư tố cáo đối với cán bộ: và có kết quả xác minh là ông Nguyễn Đỗ Dũng đã nhận tiền phí dịch vụ tư vấn hướng dẫn thủ tục hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Agribank phòng giao dịch Rạch Ông Quận 8 của ông Nguyễn Xuân Hoài với số tiền 180.000.000 đồng. Đây là vi phạm nội uy lao động, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Ngân hàng Công thương iệt Nam”. Ngày 18/11/2009, Hội đồng kỷ luật Ngân hàng TMCP Công thương iệt Nam - Chi nhánh 3 tiến hành họp xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Đỗ Dũng: 100% các thành viên nhất trí áp dụng hình thức kỷ luật: sa thải đối với ông Nguyễn Đỗ Dũng. Ông Dũng có ghi thêm vào biên bản ý kiến “Tôi không đồng ý với nội dung như trên. Đề nghị Hội đồng xem xét mức kỷ luật thấp hơn”.
* Tại phiên sơ thẩm ngày 29/9/2011 TAND quận 3 TP.HCM đã tuyên xử: Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; Quyết định sa thải số 2331/QĐ-CN3 ngày 04/12//2009 của Ngân hàng Công thương N Chi nhánh 3 và uyết định chuẩn y số 3149/QĐ-NHCT1 ngày 16/12/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương N có hiệu lực thi hành
* Tại phiên tòa phúc thẩm tuyên: Sửa bản án lao động sơ thẩm số 09/2011/LĐST ngày 29/9/2011 TAND quận 3; Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên về việc xác định bị đơn đã sa thải trái pháp luật với ông; Bị đơn phải hủy b Quyết định sa thải số 2331/QĐ-CN3 ngày 04/12/2009 và Quyết định chuẩn y số 3149/QĐ-NHCT1 ngày 16/12/2009; Buộc bị đơn phải nhận ông Dũng trở lại làm việc ngay sau khi án có hiệu lực thi hành và phải bồi thường cho ông Dũng tiền lương trong những ngày không được làm việc do sa thải trái pháp luật từ ngày 17/12/2009 đến ngày 17/12/2011 số tiền là 204.000.000 đồng
PHỤ LỤC 10
Quyết định xét xử phúc thẩm số 1861/2011/QĐPT-LĐ ngày 17/10/2011 của TAND TP. HCM
Nguyên đơn: Lê ăn Nở
Bị đơn: Công ty liên doanh Ánh Kim.
Tóm tắt nội dung: Ngày 10/9/2009 Công ty tự ý cho nguyên đơn thôi việc mà không có lý do chính đáng. Khi ông N đang trực thì công ty báo họp tổ bảo vệ và cho biết do công ty Suối Tiên ở Bình Dương đã đổi bảo vệ chuyên nghiệp nên cho cả tổ nghỉ việc và thay bảo vệ khác. Bản thân ông không vi phạm gì trong quá trình làm bảo vệ.
Sau khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, công ty vẫn chưa thanh toán tiền lương. Ông có làm đơn xin cứu xét vì hoàn cảnh gia đình uá khó khăn, mẹ bệnh nằm liệt giường, xin công ty bố trí cho ông vào bộ phận sản xuất nhưng không được chấp nhận và hứa đưa ông lên Bình Dương làm bảo vệ nhưng không ra uyết định. Ông bị mất việc làm từ đó cho đến nay. Ông yêu cầu Tòa án buộc công ty phải bồi thường cho ông số tiền là: 23 tháng 23 ngày x 1.300.000đ 30.896.000đ và 02 tháng lương 33.496.000đ (tính từ ngày 10/9/2009 cho đến ngày xét xử.)
Công ty Liên Doanh Ánh Kim trình bày: Công ty tiếp nhận ông Nở vào làm bảo vệ từ tháng 10/2008 và ký hợp đồng không xác định thời hạn với mức lương 1.000.000đ/tháng. Do bộ phận bảo vệ không hoàn thành trách nhiệm cụ thể xảy ra 03 lần mất trộm tài sản tại công ty nên đã giải tán bộ phận bảo vệ và thuê công ty chuyên nghiệp về bảo vệ. Một số bảo vệ đã làm đơn xin nghỉ việc và hưởng trợ cấp. Riêng ông Nở có nguyện vọng xin làm bảo vệ tại kho hàng Bình Dương (Thuộc Cty TNHH Suối Tiên), Đây là công ty riêng của bà Huỳnh Thị Bích Hồng (Tổng giám đốc công ty Ánh Kim). Công ty TNHH Suối Tiên cũng đồng ý nhận ông Nở vào làm bảo vệ nhưng ông Nở không trình diện mà lại yêu cầu công ty bố trí vào bộ phận sản xuất, công ty không
thể đáp ứng được vì ông Nở không có tay nghề. Công ty chuyển ông sang chăm sóc cây cảnh ông không đồng ý và khởi kiện. Nay Công ty chỉ đồng ý chi trả tiền bồi thường cho ông Nở 45 ngày lương do thông báo chấm dứt hợp đồng không đúng uy định: 1,5 tháng x 1.300.000đ 1.950.000 đồng.
Tại bản án lao động sơ thẩm số 07/2011/LĐ-ST ngày 03/08/2011 của Tòa án nhân dân uận Thủ Đức, TP. HCM đã uyết định:
Căn cứ vào các điều 26, 27, 37, 38 và 41 BLLĐ: Buộc công ty Liên doanh Ánh Kim phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Lê ăn Nở tiền lương và phụ cấp lương trong những ngày ông Nở không được làm việc cộng với hai tháng tiền lương và phụ cấp lương số tiền là 33.496.000đ (Ba mươi ba triệu bốn trăm chín mươi sáu ngàn đồng). Việc thực hiện ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty xuất trình một số chứng cứ thể hiện Công ty đã có văn bản gửi công đoàn cấp trên xin giải tán bộ phận bảo vệ, và đã có uyết định cho ông Nở thôi việc vào ngày 10/9/2009. Sau đó ngày 11/9/2009 Công ty lại có quyết định điều động ông Nở lên công tác tại Bình Dương nhưng ông Nở không lên Bình Dương làm việc. Ông Nở cho rằng không công nhận các tài liệu chứng cứ do phía bị đơn đưa ra, không nhận được quyết định cho thôi việc của Công ty, nếu Công ty cho ông lên Bình Dương công tác ông cũng lên nhưng Công ty không giao uyết định cho ông nên ông không biết địa chỉ ở đâu để lên đó công tác được. Nay ông đề nghị Tòa án xử giữ nguyên bản án sơ thẩm.
PHỤ LỤC 11
Bản án phúc thẩm số 1141/2011/QĐPT-LĐ ngày 12/9/2011 của TAND TP. HCM
Nguyên đơn: Đỗ Mỹ Xuyên
Bị đơn: Công ty TNHH Xây Dựng - Thương Mại Đại Hà
Tóm tắt nội dung: Bà Xuyên bắt đầu vào làm việc cho công ty Đại Hà từ ngày 03/01/2005. Từ 01/06/2007 đến ngày 31/05/2008, mức lương chính thức là 1.000.000đ/tháng, phụ cấp trách nhiệm 300.000đ/tháng, lương th a thuận khác 2.606.000 đồng/tháng, tổng lương và phụ cấp là 3.906.000 đồng/tháng. Bà làm việc cho công ty đến hết ngày 31/05/2008, không tiếp tục ký hợp đồng lao động mới bà vẫn tiếp tục làm việc tại công ty bình thường.
Đến ngày 29/05/2009, bà nhận được Quyết định không số, không ngày của Công ty cho bà nghỉ việc, với lý do “Công ty không thể hợp tác cùng với bà”, đồng thời yêu cầu bà bàn giao công việc, hồ sơ, sổ sách và giải quyết chế độ thôi việc cho bà. Bà kiện Công ty cho bà nghỉ việc trái với uy định pháp luật và yêu cầu Công ty phải bồi thường với mức lương 5.334.106 đồng/tháng.
- Bồi thường 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là 02 tháng x 5.334.106đồng = 10.668.212 đồng; tiền thưởng tết năm 2009 và năm 2010, mỗi năm là 1,5 tháng lương là 02 năm x 1,5 tháng x 5.334.106 đồng =
16.002.318 đồng; trả tiền 25,5 ngày phép, gồm 06 ngày phép của năm 2009, 13 ngày phép 2010 và 6,5 ngày phép 2011; Công ty phải đóng bảo hiểm xã hội cho bà từ khi bắt đầu làm việc tại Công ty ngày 03/01/2005 và đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ từ ngày 01/6/2009 đến ngày bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật. Nếu Công ty không đồng ý nhận Bà trở lại làm việc thì ngoài các khoản yêu cầu trên thì Công ty còn phải trả tiền trợ cấp thôi việc cho Bà.
*Bản án lao động sơ thẩm của TAND quận 9 đã uyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Đỗ Mỹ Xuyên.
Án phúc thẩm căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 38 BLLĐ, thì Công ty ra quyết định cho bà Xuyên nghỉ việc với lý do “Công ty không thể hợp tác cùng với bà Đỗ Mỹ Xuyên” trong khi bà Xuyên vẫn làm việc bình thường và cũng không có sai phạm gì là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Về phía Công ty cho rằng sau khi cho bà Xuyên nghỉ việc, Công ty nhận thấy chưa làm đúng một số thủ tục nên ra quyết định thu hồi quyết định nói trên và yêu cầu bà Xuyên trở lại làm việc. Công ty cho nhân viên xuống tận nhà giao nhưng bà Xuyên không có ở nhà. Sau đó, Công ty đã gọi điện thoại và gởi thư mời ua đường bưu điện nhiều lần nhưng bà Xuyên vẫn không đi làm nên Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Xuyên là đúng pháp luật.
Công ty có gửi ăn bản thu hồi quyết định không số cho thôi việc đối với bà Xuyên bằng đường bưu điện nhưng các thư đều không có người nhận và bị trả về, công ty Đại Hà không chứng minh được bà Xuyên nhận được quyết định này nên Quyết định cho thôi việc không số, không ngày của công ty Đại Hà vẫn có hiệu lực. Do đó, ý kiến của công ty cho rằng bà Xuyên đã tự ý chấm dứt HĐLĐ là không có căn cứ.
PHỤ LỤC 12
Bản án phúc thẩm số thụ lý 02/2009/LĐPT ngày 24/2/2009 củaTAND TP.HCM Nguyên đơn: Phạm Công Thành
Bị đơn: : Công ty Fost r’s iệt Nam.
Tóm tắt nội dung: Ngày 16.7.2008 công ty ra quyết định cho ông thôi việc do cơ cấu lại tổ chức, nhưng vẫn nhận người khác vào làm vị trí này. Quyết định của công ty không báo trước, các khoản phụ cấp và lương chưa đúng uy định. Ngày 21.7.2008 ông nhận được bản quyết định này (chỉ là bản photo). Ông khởi kiện yêu cầu công ty bồi thường: tiền lương, trợ cấp mất việc; bồi thường do không được thông báo trước; bồi thường những ngày không được làm việc…
Tại bản án lao động số 12/2008/LĐ – ST ngày 15.9.2008 của TAND Quận 1 đã tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Thành: Hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ
54/07/QĐ/F N ngày 14.5.2007 của công ty về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với ông Thành. Công ty phải nhận ông Phạm Công Thành trở lại làm việc th o HĐLĐ đã ký; phải thanh toán cho ông Thành các khoản tiền tổng cộng là 136.055.769 đồng.
PHỤ LỤC 13
Quyết định xét xử phúc thẩm số 372/2008/QĐPT-LĐ ngày 21/3/2008 của TAND TP.HCM
Nguyên đơn: Huỳnh Ngô Tường Bách
Bị đơn: : Báo Thanh niên
Tóm tắt nội dung: Ông Bách vào làm việc tại báo Thanh niên từ tháng 10.2003, ngày 01.8.2005 ông được bổ nhiệm chức vụ phó ban Online Tiếng Việt th o HĐLĐ dài hạn. Trong quá trình làm việc tại báo ngoài công việc chuyên môn ông còn tham gia tìm kiếm quảng cáo đ m về cho báo để tăng thu nhập (hoa hồng). Từ tháng 11.2005 đến tháng 4.2006 ông Bách có nhận đăng uảng cáo trên báo Online trị giá gần 100.000.000 đồng của một đơn vị tại Hà Nội, thay vì chuyển tiền vào tài khoản của báo thì khách hàng lại chuyển tiền vào tài khoản của ông, số tiền này sau đó ông đã chuyển lại cho báo. Từ sự việc trên báo Thanh niên cho rằng ông Bách đã vi phạm quy chế tài chính và đột ngột không trả lương cho ông từ tháng 8.2006. Ông liên hệ phòng tài vụ thì được thông báo miệng là ông đã bị cho nghỉ việc, ông liên hệ với người có chức năng giải quyết tại đây nhưng vẫn không có kết quả. Ông đã làm đơn khởi kiện ra tòa quận 1 do báo Thanh niên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với ông: Buộc hủy quyết định số 111/QĐ
–TN ngày 25/7/2006 và nhận ông trở lại làm việc; Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương trong những ngày ông không được làm việc, kể từ ngày 01.8.2006 đến ngày báo Thanh niên nhận trở lại làm việc; Bồi thường cho ông 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương do báo Thanh niên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Trả tiền thưởng tết dương lịch 2007 là 5.000.000 đồng; Trả tiền thưởng tết Đinh Hợi là 15.000.000 đồng.
Bị đơn là báo Thanh niên cho rằng do sơ xuất nên phòng Tài vụ ghi nhập nhiều khoản lương cơ bản, tiền trực đêm… thành 6.405.000 đồng/tháng và phụ cấp chức vụ là
700.000 đồng/tháng. Trong quá trình công tác ông Bách liên tục mắc những sai phạm về tài chính ảnh hưởng đến cơ uan. Cụ thể ông Bách tự ý cung cấp số tài khoản cá nhân để khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của ông thay vì chuyển tiền vào tài khoản của Báo, vì sự việc này ông Bách làm kiểm điểm và thừa nhận đã vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính của cơ uan.
Ngày 14/7/2006 báo Thanh niên Onlin đã họp kiểm điểm xử lý hành vi sai phạm này, trưởng ban quyết định đến cuộc họp ngày 21/7/2006 ông Bách tự đề ra mức độ và hình thức kỷ luật nhưng từ sau đó ông Bách tự ý nghỉ việc, không đến cơ uan không liên hệ với các phòng ban để giải quyết các vấn đề nêu ra. Với các vi phạm của ông Bách lẽ ra
báo Thanh niên đã căn cứ vào điểm c, khoản 1 điều 85 BLLĐ để áp dụng hình thức sa thải nhưng do ông Bách còn chiếm đọat của Báo một khoản tiền lớn chưa khắc phục và Báo đang chờ cơ uan pháp luật can thiệp nên ra quyết định thôi hợp đồng công tác số 111/QĐ –TN ngày 25.7.2006 đối với ông Bách bắt đầu từ ngày 01.8.2006. Với các lý do như trên Báo Thanh niên không chấp nhận các yêu cầu của ông Bách vì không có cơ sở.
* Tại bản án sơ thẩm số 16/2007/LĐ – ST ngày 21.12.2007 của TAQ1 đã tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; Hủy quyết định thôi hợp đồng công tác số 111/QĐ – TN của báo Thanh niên với ông Huỳnh Ngô Tường Bách; Báo có trách nhiệm nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký; Báo Thanh niên có trách nhiệm bồi thường cho ông Bách số tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp là 7.105.000 đồng kể từ ngày 01.8.2006 cho đến ngày báo Thanh niên nhận ông Bách trở lại làm việc; Báo Thanh niên có trách nhiệm bồi thường cho ông Bách số tiền tương đương hai tháng lương và phụ cấp lương là 14.210.000 đồng do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Đình chỉ yêu cầu của ông về yêu cầu báo Thanh niên trả tiền thưởng tết dương lịch năm 2007 là
5.000.000 đồng và tiền thưởng tết Đinh Hợi là 15.000.000 đồng.
* Tại phiên tòa phúc thẩm: Xét thấy, ngày 25/7/2006 báo Thanh niên ra quyết định số 111/QĐ-TN về việc thôi hợp đồng công tác với ông Bách có hiệu lực từ ngày 01/8/2006 và ngưng trả lương cho ông Bách từ thời điểm trên nhưng uyết định không nêu rò lý do cho thôi công tác với ông Bách, cũng như căn cứ pháp luật cho việc ban hành quyết định. Như vậy căn cứ vào khoản 1 điều 38 và khoản 1 điều 85 BLLĐ uy định về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ do bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải thì báo Thanh niên đã vi phạm các uy định khi không đúng thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động. NSDLĐ đã ra quyết định thôi hợp đồng công tác với ông Bách trên cơ sở đề nghị của ban thư ký tòa soạn là sai và Báo Thanh niên cũng thừa nhận từ ngày 01/8/2006 đến ngày xử chưa trả lương cho ông Bách. Như vậy, căn cứ vào khoản 1 điều 41: NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày NLĐ không được làm việc và cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Tại tòa, báo Thanh niên cho rằng cần phải xem xét lại hợp đồng lao động ký ngày 01/01/2006 giữa ông Bách với báo Thanh niên là không đúng thẩm quyền. Hội đồng xét xử xét thấy HĐLĐ ký giữa các bên không đúng về hình thức vì ký giữa ông Nguyễn Công Khế là Tổng biên tập với ông Bách nhưng người ký tên đóng dấu là ông Đặng Thanh Tịnh - Phó tổng biên tập. Th o uy định thì khi ký HĐLĐ đại diện cho pháp nhân ký phải là người đứng đầu pháp nhân hoặc là người được ủy quyền, trong trường hợp này sai sót trên là do phía Báo đúng ra phải cho ký lại HĐLĐ nhưng họ không thực hiện, mặc nhiên thừa nhận. Cụ thể là từ ngày ký cho đến ngày 31/7/2006 báo Thanh niên vẫn trả lương và các khoản khác như đã cam kết cho ông Bách đầy đủ, do đó không có cơ sở chấp nhận.