Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam - 2

ở không có tranh chấp.


Trong thời gian này, cán bộ địa chính phường còn yêu cầu ông Hiệp lên quận, lên thành phố để hỏi đi hỏi lại các thủ tục, rồi yêu cầu cung cấp thêm rất nhiều giấy tờ (không cần thiết), yêu cầu ông phải giải trình thêm khá nhiều vấn đề khác.

Đến ngày 21/4, sau gần 3 tháng với 28 lần lên UBND phường chỉ để xin 1 chữ ký mà không có kết quả, ông già 77 tuổi với bệnh tật trong mình đã quá mệt mỏi và không còn đủ kiên nhẫn, buộc phải làm đơn khiếu nại gửi lên các cấp thẩm quyền và cơ quan báo chí.

Gặp chúng tôi, ông không kìm nổi sự bức xúc: "Trong khi Đảng và Nhà nước ta đang tìm mọi cách để đơn giản hoá quy trình, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ theo quy chế 1 cửa, thì không hiểu sao UBND phường Lê Đại Hành cứ cố tình vòng vèo, đưa đẩy tôi mãi chỉ vì một chữ ký. Tôi đã thực sự hết kiên nhẫn".

Trong buổi làm việc với phóng viên, ông Trần Quốc Long - cán bộ địa chính phường Lê Đại Hành cho biết là hồ sơ của ông Hiệp tương đối đầy đủ, tuy nhiên do một số chi tiết chưa khớp nên phường phải giữ lại để... xác minh (!?!). Ông Long cho biết là vì trong hồ sơ do ông Hiệp khai có sự sai lệch về diện tích nhà ở nên phải chờ xác minh, tuy nhiên, về điều này, ông Hiệp đã giải trình rõ trong phiếu trả lời gửi cho phường ngày 29.3, không biết ông Long đã đọc chưa.

Ngoài ra, theo ông Long, một nguyên nhân khác dẫn đến việc hồ sơ của ông Hiệp bị kéo dài tới vậy là do ông Hiệp... chưa xin được chữ ký của các hộ liền kề khẳng định rằng không có

tranh chấp về diện tích nhà mà ông xin cấp sổ đỏ. Tuy vậy, hình như ông Long quên mất rằng trước đó, ngày 6.3, ông Hiệp đã nộp tờ "đơn xin xác nhận" có chữ ký của các hộ gia đình liền kề với nhà ông Hiệp khẳng định là không có thắc mắc, khiếu kiện gì với ông Hiệp và bản thân bà chủ tịch phường cũng đã ký xác nhận vào đơn này...

Vậy là, chỉ với những lý do "khá vu vơ" mà cán bộ địa chính phường Lê Đại Hành đã không chịu ký vào bộ hồ sơ hoàn toàn hợp lệ của ông Hiệp. Phải chăng ở đây người ta vẫn coi thủ tục hành chính... để "hành dân là chính".

Kiều Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.



Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam - 2

[2] Sổ đỏ chưa đủ lại thêm sổ hồng


[VietnamNet, Thứ bảy, 17/6/2006]


Ngày 1/7/2006, Luật Nhà ở có hiệu lực, trong đó nội dung được chú ý nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Theo quy định, hồ sơ xin cấp và mẫu giấy chứng nhận đều do Bộ Xây dựng ban hành.

Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở nêu rõ 2 trường hợp Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Thứ nhất, chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở và chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư; thứ hai chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở. Trên giấy sẽ thể hiện các thông tin như hiện trạng nhà ở (diện tích, tầng cao, kết cấu chính), diện tích thửa đất, tên của chủ sở hữu... Bộ Xây dựng có trách nhiệm in ấn phát hành Giấy chứng

nhận để áp dụng thống nhất trong cả nước.


Cá nhân đề nghị cấp giấy sẽ nộp hồ sơ và kinh phí cho cơ quan có thẩm quyền, trong đó có bản sao giấy tờ về tạo lập nhà ở, bản vẽ sơ đồ nhà đất. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký giấy chứng nhận, Phòng Quản lý nhà cấp quận, huyện phải gửi thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu biết các nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp hoặc đổi khá dễ dàng khi bị mất, hư hỏng, rách hay đã hết trang ghi xác nhận thay đổi. Trường hợp người dân đã được cấp sổ hồng theo Nghị định 60/CP, sổ hồng theo Nghị định 95/CP hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có ghi nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai, nếu có nhu cầu cũng được cấp đổi.

Điểm mới duy nhất của giấy chứng nhận cấp theo Luật Nhà ở so với sổ đỏ cấp theo Luật Đất đai hiện nay là nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu thay vì ghi nhận. Những quy định khác không có gì mới so với nội dung Nghị định 95/CP ban hành hồi đầu năm ngoái về việc cấp sổ hồng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Tống Văn Nga cho biết, khi có hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì những quy định trong Nghị định 95/CP sẽ bị bãi bỏ. Ông Nga cho hay, sổ đỏ cấp theo luật về đất đai hiện nay vẫn có giá trị, nhưng do nhà ở chỉ được ghi nhận chứ chưa được chứng nhận quyền sở hữu

nên khi giao dịch người dân phải chuyển sang giấy chứng nhận mới.

Xin cấp sổ hồng phải có sổ đỏ?


Dự thảo Luật quy định, đối với nhà ở đã được tạo lập từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà phải có giấy tờ về tạo lập hợp pháp nhà ở. Đó có thể là giấy phép xây dựng nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định theo Luật Đất đai hoặc có tên trong sổ địa chính đối với nhà ở đã được xây dựng trước ngày 1/7/2004. Như vậy nhiều trường hợp có sổ đỏ rồi, người dân mới được xin giấy chứng nhận sở hữu nhà.

Một điểm khắt khe khác được đưa ra trong dự thảo là thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về các nghĩa vụ tài chính, chủ sở hữu phải nộp để nhận giấy. Quá thời hạn thì hồ sơ đã nộp mặc nhiên hết giá trị. Nếu có nhu cầu đề nghị cấp giấy thì họ phải làm lại hồ sơ. Ngay các cán bộ địa chính cũng cho rằng trong trường hợp thuế trước bạ và tiền sử dụng đất khá cao như hiện nay, người dân sẽ khó có khả năng nộp trong 60 ngày. Kinh phí cấp giấy chứng nhận lần đầu là 100 nghìn/giấy, lần sau là 50 nghìn đồng, tuy không lớn nhưng nếu phải làm nhiều lần thì số tiền lại không nhỏ.

Phong Lan

[3] Bội tín “sổ đỏ” tại khu tái định cư Đằng Lâm I – Hải Phòng: Doanh nghiệp chờ... đến bao giờ?

[DDDN.com.vn, ngày 18/02/2008]


Hơn 200 hộ dân khu tái định cư (TĐC) phường Đằng Lâm I – quận Hải An – TP Hải Phòng hiện đang kiện Công ty cổ phần Vật liệu và Xây lắp thương mại (gọi tắt là Công ty cổ phần thương mại) vì “tội”... bội tín! Nguyên Công ty này đã “hứa”: trong 6 tháng từ ngày nhận đất TĐC, sẽ hoàn thành thủ tục “sổ đỏ” cho người dân. Nhưng đã hơn hai năm qua, Công ty vẫn không thể thực hiện được lời hứa.


Được biết, Công ty cổ phần Thương mại là chủ đầu tư dự án xây dựng Khu đô thị mới nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen Cầu Rào II từ tháng 1/2002. Đây là một trong 15 dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị trọng điểm của Hải Phòng và là dự án “mẫu” của thành phố trong áp dụng các phương án giải phóng mặt bằng(GPMB) có hiệu quả.


Doanh nghiệp bội tín!


Theo cam kết dự án, chủ đầu tư thực hiện tìm kiếm khu vực TĐC trước, sau đó “mời” các hộ dân cùng họp bàn, thống nhất biện pháp giải phóng mặt bằng. Khu vực TĐC được chủ đầu tư và người dân cùng chọn thuộc phường Đằng Lâm I, quận Hải An, cách nơi ở cũ của những hộ dân bị thu hồi đất (phường Đông Hải, quận Lê Chân) không quá 4 km.


Tại các Quyết định số 2302/QĐ-UB ngày 23/4/2003 và

808/QĐ-UB ngày 2/4/2004, 1277/QĐ-UB ngày 29/4/2004 thì thành phố đã đồng ý giao đất cho Công ty xây dựng khu TĐC tại các phường Đằng Lâm, Cát Bi, quận Hải An, đáp ứng đủ nhu cầu TĐC. Ngày 30/11/2005, Công ty cổ phần Thương mại bàn giao đất TĐC cho các hộ dân. Trước đó. Công ty cổ phần Thương mại đã xin ý kiến thành phố về các khoản có thể và không thể đáp ứng cho yêu cầu của người dân. Tại biên bản tạm bàn giao đất, đại diện Công ty đã “mạnh dạn” ký... cam kết: “Làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ dân sau thời gian 6 tháng kể từ ngày chủ hộ trả đủ tiền và được UBND thành phố quyết định giao đất TĐC”. Cũng tại biên bản này, các phương án thu tiền sử dụng đất, diện tích TĐC từng hộ, các khoản hỗ trợ, các thắc mắc của các hộ dân... đều được thể hiện, thỏa thuận cách giải quyết một cách cụ thể, chặt chẽ... Vì vậy, hơn 200 hộ dân đã đồng ý nhận đất TĐC, tự nguyện GPMB để bàn giao cho Công ty cổ phần Thương mại thực hiện dự án. Nhưng thời hạn Công ty cổ phần Thương mại “hứa” làm thủ tục “sổ đỏ” cho bà con đã kéo dài tới hơn 2 năm mà vẫn không xong, và cũng chưa biết tới ngày nào mới có kết quả. Cực chẳng đã, bà con đành đâm đơn kiện Công ty cổ phần Thương mại vì đã không thực hiện cam kết.


Vì cũng bị... chờ!


Dù Công ty cổ phần Thương mại đã tạm giao đất TĐC cho dân từ 30/11/2005, nhưng tới ngày 20/10/2006, UBND quận Lê Chân – địa phương thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất

xây dựng Khu đô thị mới nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen Cầu Rào II cho thành phố - mới có Quyết định 3018/QĐ-UBND phê duyệt phương án... TĐC của dự án? Chậm gần 1 năm so với thời điểm DN thực hiện tạm giao đất cho dân. Trước đó, tại văn bản 3669/UBND-XD ngày 27/6/2006, UBND thành phố cũng đã đồng ý cho phép các hộ dân trong khu TĐC được nợ tiền sử dụng đất theo đúng thời gian luật định (tối đa 3 năm và phải thể hiện rõ trong sổ đỏ). Thế nhưng, việc xử lý thủ tục đối với các trường hợp nợ tiền sử dụng đất trong khu TĐC Đằng Lâm cứ kéo dài tới... gần hết năm 2007 với vô số văn bản qua lại, rất nhiều cuộc họp... không có kết quả. Nghĩa là vẫn không có bất kỳ một hộ dân nào tại khu TĐC được nhận sổ đỏ - quyền lợi hợp pháp của họ.


Làm việc với DĐDN, đại diện Công ty cổ phần Thương mại khẳng định, toàn bộ danh sách những hộ đủ điều kiện cấp sổ đỏ (còn nợ hoặc không nợ tiền sử dụng đất) đã chuyển sang Chi cục Thuế quận Hải An từ lâu. Đến thời điểm 2/10/2007, Công ty đã nộp tổng số 1,7 tỷ VND tiền giá trị sử dụng đất của khu TĐC Đằng Lâm, hoàn thành 100% mức nộp của Công ty đối với thành phố. Còn theo khẳng định của Chi cục Thuế quận Hải An, thì hiện Công ty vẫn còn thiếu danh sách chi tiết những hộ... còn nợ tiền sử dụng đất. Nhưng tại buổi làm việc với DĐDN (31/1/2007), thông tin này mới được chuyển tới Công ty cổ phần Thương mại và được Công ty gửi hồ sơ ngay trong ngày.

Đến ngày 11/2/2007, Chi cục Thuế quận Hải An khẳng định, đã chuyển toàn bộ hồ sơ những hộ dân khu TĐC Đằng Lâm đủ điều kiện được cấp sổ đỏ sang Phòng TN- MT quận này. Nhưng trả lời DĐDN qua điện thoại, ông Bùi Đức Cường, Trưởng Phòng TN-MT quận Hải An khẳng định vẫn chưa hề nhận bàn giao hồ sơ từ Chi cục Thuế quận Hải An. Cũng có nghĩa là những hộ dân tại khu TĐC Đằng Lâm sẽ vẫn tiếp tục... chờ!.


Xuân Hạ


1.1.2 Bình luận thực trạng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


Được Luật Đất đai [2003] đề cập trước tiên trong nhóm các quyền của những người sử dụng đất, chắc “được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” phải là một quyền quan trọng. Quan trọng đến nỗi nhà làm luật không thể xếp quyền này ở hàng thứ hai trong một tập hợp không quá nhiều các quyền. Người Việt Nam có câu: “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt” để chỉ tầm quan trọng của hết thảy những gì được xếp ở hàng đầu tiên, ở vị trí thứ nhất. Không rõ đây là trường hợp ngẫu nhiên hay là một dụng ý của người soạn luật, song nếu là sự sắp xếp có chủ đích- điều gì quan trọng thì liệt kê trước, thì trong một chừng mực nhất định đây quả là may mắn cho người dân nước ta. Người soạn luật đã thấu hiểu nỗi niềm băn khoăn, tâm trạng cánh cánh lo âu hằng ngày hằng giờ của những người dân vì đất của họ chưa được cấp “số đỏ”. Phải chăng, nhà làm luật muốn “nhắc nhở” các cơ quan thực thi pháp luật rằng đó là quyền đầu tiên mà người sử dụng đất phải được hưởng cần phải được ưu tiên làm trước, làm ngay và làm dứt điểm? Đây là quyền của người dân thì nhà nước với tư cách là cơ quan cung cấp dịch vụ công phải có nghĩa vụ cung cấp khi người dân có yêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2023