Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 13

ra ở đây là cơ sở nào để Vinasun tiến hành việc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ tranh chấp với Grab thay vì việc họ đang làm có tính chất “bắt đền” Grab vô lý và đi ngược lại xu thế tiến bộ của cuộc cách mạng lần thứ tư. Việc dịch chuyển vốn, nguồn lãi và người tiêu dùng từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ doanh nghiệp kém sang doanh nghiệp tốt hơn là điều đương nhiên trong nền kinh tế thị trường.

Quay trở lại câu chuyện con trâu và cái máy cày,thực ra không phải là ủng hộ cái gì và cấm cái gì, mà là quản lý từng loại khác nhau như thế nào. Không thể áp dụng quy trình kiểm tra dịch bệnh với chiếc máy cày, cũng như kiểm định độ bền của con trâu mỗi năm [37]. Một Nhà nước kiến tạo thì cần kiến tạo cả luật lệ nếu cần thiết, chứ không phải “bình mới rượu cũ” bám vào những quy định cũ buộc xã hội phải tuân theo. Chúng ta tận dụng tối đa tài nguyên và lợi thế công nghệ của nền kinh tế chia sẻ nhưng cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh vận tải và nhà phân phối dịch vụ vận tải liên đới với nhà cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp về trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn được đề ra để bảo vệ người tiêu dùng. Bổ sung các chính sách theo hướng nới lỏng các điều kiện kinh doanh vận tải truyền thống, đồng thời nâng cao kiểm soát quản lý đối với mô hình taxi công nghệ trong việc cung ứng dịch vụ để bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hướng tới mục tiêu kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Mối quan hệ giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ nổi bật là đối đầu nhưng đâu đó trên thế giới và cả ở Việt Nam người ta nhìn thấy cả sự tốt lên, sự phát triển và đôi khi là cả sự hợp tác. Thực tế ghi nhận là chưa có một thành phố hay đất nước nào mà loại hình taxi truyền thống hoàn toàn “chết” vì taxi công nghệ như Uber, Grab. Các doanh nghiệp vận tải truyền thống cần coi những khó khăn trong điều kiện kinh doanh mới không chỉ là thách thức

mà còn là cơ hội để thay đổi phương thức kinh doanh, tự cải tiến và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ở nước ta các hãng taxi truyền thống thay đổi rõ rệt cung cách quản lý, chất lượng dịch vụ và đều đi theo xu thế thời đại bằng cách phát triển dịch vụ gọi xe qua ứng dụng của riêng mình. Có nhiều hơn những công ty vận tải truyền thống hợp tác với các hãng taxi công nghệ tại Việt Nam. Một cái bắt tay của cả hai phía là vô cùng khả thi.

* Thứ ba: Bảo vệ các quyền và tăng cường bảo đảm thực hiện trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trực tiếp trong kinh doanh taxi công nghệ Đơn vị kinh doanh vận tải là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình

được cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Theo định nghĩa kinh doanh vận tải mới thì các doanh nghiệp như Grab cũng là đơn vị kinh doanh vận tải. Nhưng bản chất hoạt động của các công ty cung cấp nền tảng không sở hữu xe, không trực tiếp quản lí lái xe, chỉ cung cấp dịch vụ vận tải qua phân phối trên nền tảng công nghệ nên hoạt động kinh doanh vận tải của các hãng taxi công nghệ như Grab rất khác so với những đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống

– cũng là nhà cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp đến cho khách hàng.

Chỉ trong vài năm hoạt động, các nền tảng Uber, Grab đã tập hợp được rất nhiều những doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ, hợp tác xã kinh doanh vận tải trở thành những đối thủ đáng gờm với các ông lớn taxi truyền thống đã xây dựng và phát triển thương hiệu qua hàng chục năm. Qua đây để thấy được sức mạnh lớn như thế nào của kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ khi hợp tác, tập hợp các đơn vị kinh doanh vận tải nhỏ lẻ.

Quy định tại nghị định 10/2020/NĐ-CP cho biết sắp tới đây khi hai công ty vận tải trở lên hợp tác thì một công ty phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của người lao động (lái xe), hành khách. Quy định này mang tính thủ công, hành chính mà chưa phù hợp với thực tế và mối quan hệ hợp tác của các nên tảng công nghệ với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp. Quy

định này cũng tạo nên sự chồng chéo, không công bằng trong quyền, nghĩa vụ các bên khi đơn vị cung cấp phần mềm hợp tác với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Xét thấy trách nhiệm với hành khách và với tài xế phải là trách nhiệm liên đới của cả nền tảng số và bên cung cấp dịch vụ trực tiếp; bởi cả hai đơn vị đều đang tham gia vào quá trình kinh doanh vận tải, một bên cung cấp dịch vụ, một bên phân phối dịch vụ; nguồn thu đều là từ tiền của khách hàng, tiền từ sự lao động của các tài xế nên hai đơn vị đều phải có trách nhiệm với hai chủ thể trên. Giả sử khi có một vấn đề phát sinh trong quá trình vận tải, các công ty cung cấp ứng dụng cần ngay lập tức giải quyết cho tài xế, khách hàng bởi họ là người trực tiếp quản lí quá trình vận tải, trực tiếp kết nối chuyến di giữa tài xế và hành khách. Qúa trình chia sẻ trách nhiệm và chi phí lại là câu chuyện nội bộ của đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải và đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm gọi xe; cần quy định rõ mức độ và tỉ lệ phần trăm trách nhiệm trong hợp đồng hợp tác của các đơn vị từ ban đầu.

Theo quyết định 999 /QĐ-TTg, nhà nước khuyến khích tạo thị trường cho mọi công dân tham gia vào các hoạt động kinh tế chia sẻ (bao gồm không gian, hàng hóa và kĩ năng) nhưng người cung cấp dịch vụ trực tiếp cần có cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh vận tải trong nền kinh tế chia sẻ như tránh đầu tư tiền mua xe tràn lan, nhận số tài xế không kiểm soát… Bởi trong thực tế chúng ta đã nhìn thấy sự bùng nổ số lượng xe taxi công nghệ và những hợp tác xã kinh doanh vận tải rồi chính những chủ thể cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp này lại lao đao vì không hiểu rõ bản chất hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ, ngoài ra còn kéo theo hàng loạt các hệ lụy cho xã hội như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, phá vỡ q uy hoạch vận tải đô thị… Kiểm soát rủi ro từ ban đầu là những đơn vị cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế chia sẻ đang bảo vệ chính mình, bảo vệ cho cả những tài xế là người lao động của mình.

Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 13

* Thứ tư: Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và tài xế xe công nghệ

Trong nền kinh tế chia sẻ, mỗi một cá nhân đều có cơ hội để đóng cả hai vai: vừa là người tiêu dùng lại vừa là người làm kinh tế một cách tự chủ và tự quản; lợi thế sẽ được tạo ra cho cả người có năng lực chia sẻ và tiếp cận các nguồn lực bằng sử dụng hạ tầng công nghệ số. Kinh doanh taxi công nghệ cũng không là ngoại lệ của kinh tế chia sẻ khi mọi người dùng phương tiện, thời gian nhàn rỗi, chuyến xe chưa hết công năng để chia sẻ. Nên hai vị trí người tiêu dùng và tài xế cũng có thể dễ dàng hoán đổi cho nhau. Và một điểm chung nữa, đây đều là hai chủ thể yếu thế cần đặc biệt bảo vệ trong thị trường vận tải điện tử trên nền tảng số.

Lái xe và người tiêu dùng đều phải tạo tài khoản trên các ứng dụng kết nối vận tải, cung cấp đầy đủ những thông tin cá nhân theo yêu cầu và tuân thủ những quy định riêng do chính những công ty cung cấp phần mềm ứng dụng vận tải đặt ra. Khách hàng và tài xế được kết nối qua hạ tầng internet và công nghệ nên chính họ trở thành những mắt xích trong mạng lưới vận tải hoạt động rộng khắp thậm chí là xuyên quốc gia của các hãng taxi công nghệ. Trong những năm qua, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh về số người sử dụng internet cũng như phát triển công nghệ. Mặc dù vậy vấn đề bảo mật đối với thông tin, dữ liệu cá nhân vẫn chưa được người Việt Nam quan tâm đúng mức. Người dân vẫn còn thờ ơ, không quan tâm hay bỏ qua những điều khoản về thu thập hay bảo mật thông tin khi đăng ký sử dụng dịch vụ trên ứng dụng, nền tảng số.

Do vậy cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và lái xe, nâng cao tính bảo mật thông tin cá nhân. Cùng với đó cần sớm thông qua được Luật An ninh mạng để các cơ quan chức năng có điều kiện thanh tra, kiểm tra và bảo đảm an toàn trên môi trường mạng cho người dân; cùng với đó là để có những

biện pháp răn đe, xử lý vi phạm pháp luật về những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân bất hợp pháp. Công ty cung cấp ứng dụng phần mềm nắm trong tay số lượng lớn thông tin cá nhân của các khách hàng và tài xế nên cần có cơ chế kiểm soát việc quản lý, sử dụng, khai thác thông tin của người dùng qua ứng dụng cùng với chế tài nghiêm khắc cho hành vi xâm phạm đến quyền bảo mật thông tin của các tài xế và hành khách.

Cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao năng lực hiểu biết pháp luật cho người tiêu dùng và tài xế, cảnh báo giảm thiểu rủi ro cho hai chủ thể trên, cần tập trung vào các vấn đề trong lĩnh vực dịch vụ kinh tế số, pháp luật về hợp đồng số, an toàn giao dịch điện tử. Đặc biệt là quyền khiếu nại tố cáo và quyền bồi thường trong trường hợp gặp tai nạn với cả lái xe và khách hàng; cần được cả công ty cung cấp phần mềm ứng dụng và đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm liên đới, cam kết xử lý với cơ chế nhanh chóng và kịp thời; để tránh trường hợp trốn tránh, đùn đẩy như trong thời gian vừa qua.

Riêng với các lái xe vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội mà cụ thể là quyền được tập huấn nghiệp vụ vận tải, được ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm cần có chính sách rõ ràng chứ không thể trôi nổi như thời gian thực hiện thí điểm taxi công nghệ bốn năm qua.

Tham gia các ứng dụng phần mềm kết nối, hỗ trợ vận tải, trở thành tài xế taxi công nghệ có cả những cá nhân cung cấp dịch vụ không thường xuyên với những lái xe chuyên nghiệp nên pháp luật không nên đánh đồng hai loại chủ thể này. Quy định về điều kiện trở thành tài xế, điều kiện huấn luyện nghiệp vụ vận tải có thể phải giống nhau để đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải đồng đều giữa những nhà cung cấp. Nhưng chế độ quản lý, phúc lợi, nghĩa vụ thuế của mỗi loại chủ thể cần phân loại rõ ràng bảo đảm mục đích vừa để động viên việc sử dụng nguồn lực kinh tế nhàn rỗi trong nhân dân để tăng

thêm thu nhập vừa đặc biệt công bằng với những đơn vị kinh doanh vận tải chuyên nghiệp khác trong cùng thị trường [20].

* Thứ năm: Các bộ, ban, ngành chuyên trách cùng với các cơ quan hữu quan tăng cường, hợp tác, nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ

Chính phủ cần phải có những kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm thực hiện rõ ràng cho các cơ quan chức năng như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an… để các quy định quản lý của pháp luật, để tất cả những biện pháp kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ có thể đi vào thực tiễn.

Hiện nay là thời điểm cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, chúng ta cần đẩy nhanh thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử để đáp ứng nhu cầu quản lý thời đại 4.0. Các cơ quan quản lý cần phải dùng chính công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động của taxi công nghệ như kết nối với phần mềm cung cấp ứng dụng đặt xe, kiểm soát giao dịch điện tử, thu thuế qua kết nối hóa đơn điện tử của đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ trực tiếp…

Kinh tế chia sẻ được cung cấp dựa trên nền tảng công nghệ số nên có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia. Như Grab có mạng lưới rộng khắp Đông Nam Á, Uber hoạt động ở cả châu Mỹ và châu Âu. Bởi vậy rất cần phải có luật bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia cả kể với không gian mạng [20]. Các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao năng lực bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo đảm quyền riêng tư của công dân, tổ chức, bảo đảm chủ quyền trên không gian mạng. Cần có chế độ kiểm soát, thanh tra, kiểm tra để bảo đảm các hoạt động kinh doanh trong mô hình taxi công nghệ trung thực, thực hiện đúng thỏa thuận giữa các bên; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ và về thương mại điện tử [19].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở các vấn đề chung ở chương 1, kết quả đánh giá thực trạng về những hợp lý và bất cập của các quy định pháp luật rút ra từ quá trình nghiên cứu chương 2, chương 3 của luận văn xác định các phương hướng hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh hoạt động của taxi công nghệ, từ đó kiến nghị bổ sung một số quy định của pháp luật về vấn đề này. Qua quá trình nghiên cứu, chương 3 của luận văn rút ra những kết luận sau đây

Do chưa có cơ chế pháp lý điều chỉnh triệt để hoạt động của taxi công nghệ nên việc xây dựng dự thảo luật hay ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này là điều tất yếu. Điểm quan trọng nhất cần khắc phục được là cần phải xác định rõ taxi công nghệ hoạt động ở Việt Nam với vai trò là doanh nghiệp cung cấp, phân phối dịch vụ vận tải kiểu mới dựa trên nền tảng số, không phải là một trong những loại hình doanh nghiệp kinh doanh vận tải truyền thống. Khi đã xác định được bản chất của loại hình dịch vụ này, ta có thể dễ dàng xác định được cơ chế pháp lý áp dụng với chúng. Bên cạnh đó cần sửa đổi và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới để tạo thành một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ và đây cũng là hành lang pháp lý tạo sự bình đẳng với các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống và bảo vệ cho cả những chủ thể yếu thế như người tiêu dùng và tài xế trên thị trường vận tải công nghệ mới này.

Lợi ích mà taxi công nghệ đem lại cho người tiêu dùng và thị trường vận tải là không thể phủ nhận. Song, điều này cũng đang gây ra những hệ lụy về cả mặt kinh tế và xã hội cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống nói riêng. Điều quan trọng nhất mà Nhà nước cũng như các doanh nghiệp vận tải Việt Nam cần làm lúc này là: một khung khổ pháp lý văn minh, đảm bảo yếu tố hội nhập; tiếp thu những

tiến bộ khoa học - kĩ thuật, những kinh nghiệm từ mô hình của các hãng taxi công nghệ trên thế giới, để triển khai xây dựng một hình thức tương tự hoặc có tính đột phá, nhằm tạo ra những đổi mới cần thiết và đem lại lợi nhuận cao hơn cho nước nhà.

Bên cạnh đó, cần thực hiện kết hợp giữa việc ban hành các quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động của taxi công nghệ và các biện pháp thực tế quản lý hoạt động của taxi công nghệ và quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia mô hình taxi công nghệ được đảm bảo như nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của lái xe taxi công nghệ và người tiêu dùng, khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp phần mềm ứng dụng và các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp nghiêm túc, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và Nhà nước nâng cao hiệu quả công tác hậu kiểm, đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ quản lý để đảm bảo pháp luật được thực thi hiệu quả.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí