ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGUYỄN TRƯƠNG THU HUYỀN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGUYỄN TRƯƠNG THU HUYỀN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Lê Thu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyền Trương Thu Huyền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 5
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Bảo hiểm xã hội 5
1.1.1.Lịch sử ra đời và phát triển của Bảo hiểm xã hội trên thế giới 5
1.1.2.Lịch sử ra đời và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 8
1.2. Khái niệm và phân loại Bảo hiểm xã hội 10
1.2.1.Khái niệm Bảo hiểm xã hội 10
1.2.2.Phân loại Bảo hiểm xã hội 12
1.3. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội 14
1.4. Vai trò bảo hiểm xã hội 16
1.4.1. Đối với người lao động 16
1.4.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động 16
1.4.3. Đối với nền kinh tế - xã hội 17
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI 18
2.1. Khái niệm người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài 18
2.1.1. Pháp luật Quốc tế 18
2.1.2. Pháp luật Việt Nam 24
2.2. Chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài 27
2.2.1. Quyền hưởng Bảo hiểm xã hội cho người lao động di trú 27
2.2.2. Quyền được hưởng Bảo hiểm xã hội của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI VIỆT NAM LAO ĐỘNG Ở NHẬT BẢN 39
3.1. Thực trạng người lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở Nhật Bản. ..39
3.2. Thực trạng Pháp luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng ở Nhật Bản. 44
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng ở Nhật Bản. 52
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC THAM KHẢO 58
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | |
BHXH ILO ICESCR ICRMW NLĐ NSDLĐ TNLĐ-BNN Quỹ BHXH | Bảo hiểm xã hội Tổ chức Lao động quốc tế Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa Công ước quốc tế về các quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ Người lao động Người sử dụng lao động Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp Quỹ Bảo hiểm xã hội |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tại địa bàn Nhật Bản - 2
- Khái Niệm Và Phân Loại Bảo Hiểm Xã Hội
- Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Cho Người Lao Động Việt Nam Làm Việc Ở Nước Ngoài
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng | Tên bảng | Trang | |
1 2 | Bảng 3.1 Bảng 3.2 | Một số nước/vùng lãnh thổ tiếp nhận người lao động Việt Nam nhiều nhất năm 2012-2016 Tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài/vùng lãnh thổ bên ngoài và mức thu nhập trung bình hằng tháng năm 2014 | 40 43 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa không chỉ đặc trưng bời tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư và vốn, mà còn bởi phong trào xuyên quốc gia của người dân để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn và có cơ hội việc làm nhiều hơn. Vì vậy, người lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến, tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ nhưng lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Tuy nhiên, khác với sự di chuyển của lao động tri thức đã có từ trước thì xuất và nhập khẩu lao động giản đơn hay lao động chân tay, lao động phổ thông là hiện tượng không còn mới trong giai đoạn hiện nay.
Trên thế giới hiện tại, có hai loại lao động di cư cơ bản: di cư từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi biên giới của một quốc gia và di cư từ quốc gia này đến quốc gia khác. Trong phạm vi bài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu sâu trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động di cư nhất là đối với lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể là chế độ Bảo hiểm xã hội dành cho người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
BHXH là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hoàn thiện chính sách BHXH đóng vai trò to lớn trong việc góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và NLĐ. Đối với nước ta bảo đảm ngày càng tốt hơn hệ thống an sinh xã hội luôn là chủ trương, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước.
Ở nước ta, pháp luật BHXH đã được Nhà nước ban hành và thực hiện hơn 60 năm nay. Do hoàn cảnh lịch sử đất nước nên pháp luật BHXH được hình thành và phát triển trong cơ chế quản lý hành chính, tập trung bao cấp. Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước nên chúng ta cũng không thể nằm ngoài bối cảnh chung của thế giới được. Trong thực tế hiện nay, hệ thống pháp luật BHXH của chúng ta đã và đang bộc lộ nhiều nhược điểm cả về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn; cả trên mặt pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện. Để có căn cứ cho việc hoàn thiện pháp luật BHXH cũng như hoàn thiện chế độ BHXH cho NLĐ Việt Nam