Sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá khá cao về chủng loại, chất
lượng và mẫu mã sản phẩm.
Mức giá các sản phẩm luôn được công bố rò ràng, chính sách giá khá phù hợp với khách hàng.
Các thông tin, thể lệ về chương trình khuyến mãi luôn được nhân viên cung cấp đầy đủ và kịp thời đến khách hàng để giúp khách hàng nắm rò về các chương trình của công ty.
Công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Nhân viên bán hàng luôn giao hàng đúng thời gian, địa điểm và sản phẩm không bị vỡ bể cho khách hàng.
2.4.2. Điểm yếu
Công ty còn chưa khai thác được hết các thị trường trong nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Tiêu Thụ Theo Khối Lượng Từng Loại Sản Phẩm Giai Đoạn 2018-2020
- Doanh Thu Tiêu Thụ Trung Bình Của Các Đại Lý Giai Đoạn 2018-2020
- Kiểm Định One Sample T-Test Về Nhóm Biến Hỗ Trợ Bán Hàng
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế - 13
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế - 14
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế - 15
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm giữa các thị trường vẫn chưa đồng đều, có nơi
thì lượng tiêu thụ cao nhưng cũng có nơi có lượng tiêu thụ thấp.
Hình dáng, màu sắc sản phẩm của công ty còn chưa gây được ấn tượng mạnh cho khách hàng.
Các chính sách chiết khấu của công ty khiến khách hàng cảm thấy chưa thật sự hấp dẫn, điều này đã tác động lớn đến các khách hàng muốn tiếp tục kinh doanh sản phẩm của công ty phải cân nhắc.
Các chính sách hỗ trợ của công ty chưa quan tâm đồng đều đến các khách hàng khi công ty chỉ chú trọng vào các đại lý lớn mà quên đi những trung gian phân phối nhỏ lẻ khác.
2.4.3. Cơ hội
Nền kinh tế trong nước đang ngày càng phát triển và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng tiêu dùng đồ uống có cồn ngày càng tăng.
Có tiềm năng phát triển mạnh ở thị trường miền Trung, được các khách hàng
ở thị trường miền Nam và miền Bắc tin dùng.
Có cơ hội mở rộng tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.
2.4.4. Thách thức
Sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty liên doanh, công ty nước ngoài với các nhãn hiệu rượu nổi tiếng.
Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công
ty.
Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu vẫn còn ở mức cao. Nền kinh tế có nhiều biến động khó có thể lường trước được.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU CỦA CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ
3.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo
Trong điều kiện thị trường đồ uống cạnh tranh gay gắt như hiện nay và sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất kinh doanh rượu nói riêng thì đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và xác định đúng khả năng, bản lĩnh kinh doanh của công ty.
Để tiếp tục phát triển tốt hơn nữa thì trong những năm tiếp theo công ty cần:
- Củng cố duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác truyền thống, các đại lý, nhà bán lẻ của công ty trên khắp cả nước và tìm kiếm thu hút thêm những khách hàng tiềm năng.
- Tiếp tục giữ vững thị trường tiêu thụ rượu trong nước, thị trường nước ngoài
như Nhật Bản, Thái Lan và khai thác thêm những thị trường tiềm năng khác.
- Tăng cường công tác Sales và Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và quảng bá sản phẩm của công ty.
- Không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên, nâng cao trình độ của công nhân kỹ thuật và công nhân phụ trách khâu sản xuất rượu.
- Thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.
- Xây dựng nhãn hiệu rượu Sake, rượu Shochu Nhật Bản trở thành thương
hiệu quen thuộc và thu hút được người tiêu dùng Việt Nam.
- Tổ chức thêm các chương trình hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm của
công ty đến người tiêu dùng.
- Ổn định lại các hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn và huy động vốn một cách hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ để hạn chế bớt gánh nặng của công ty.
3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế
Dựa vào tình hình tiêu thụ thực tế cũng như những đánh giá của khách hàng đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3.2.1. Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Nghiên cứu và dự báo thị trường là một hoạt động quan trọng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Khi nghiên cứu và dự báo thị trường một cách chính xác thì công ty mới có thể đưa ra được những chính sách hợp lý phù hợp với sự biến đổi thường xuyên của thị trường.
Công ty nên thường xuyên thực hiện các cuộc trao đổi giữa các đại lý, nhà bán lẻ của công ty để thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường khai thác.
Nâng cao năng lực, chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu và dự báo thị trường.
Nắm vững hoạt động của các đối thủ cạnh tranh của công ty trong địa bàn để có những điều chỉnh phù hợp để tung ra sản phẩm mới, khuyến mãi và xâm nhập vào thị trường mới.
3.2.2. Về sản phẩm
Thường xuyên đẩy mạnh việc nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng về các đặc tính như mẫu mã, nhãn mác, bao bì để thay đổi nhằm gây ấn tượng với khách hàng.
Nghiên cứu, tìm hiểu để sản xuất ra nhiều loại rượu mới, từ đó cung cấp ra thị trường nhằm làm đa dạng chủng loại sản phẩm.
Chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến sức khỏe người tiêu dùng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rượu không rò nguồn gốc. Vì vậy công ty cần phải cung cấp hàng hóa có chất lượng đảm bảo, có thông tin địa chỉ rò ràng, sản phẩm trước khi xuất kho đưa ra thị trường phải được giám định chất lượng nghiêm ngặt để tránh những sai sót trong sản xuất, củng cố lòng tin của người tiêu dùng.
3.2.3. Về giá bán và chiết khấu
Thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và nắm bắt được chính sách giá của các đối thủ đồng thời thực hiện so sánh với chính sách giá của công ty để có những biện pháp điều chỉnh mức giá phù hợp cho khách hàng cũng như cho công ty.
Đảm bảo mức giá công ty đưa ra đúng như đã thỏa thuận với khách hàng nhằm tránh sự nghi ngờ của khách hàng về giá cả làm giảm mức độ hài lòng, giảm lòng tin đối với công ty.
Kiểm soát giá bán của các nhà bán lẻ trong kênh phân phối nhằm đảm bảo các khách hàng này bán đúng với mức giá mà công ty đưa ra, không bán phá giá khiến người tiêu dùng quay đầu với các sản phẩm của công ty.
Nên duy trì mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm và biến động của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định, không nên thường xuyên thay đổi giá khiến khách hàng lúng túng, không kịp thích nghi với sự biến động của công ty. Nếu có sự thay đổi về giá, chất lượng sản phẩm thì nên cho khách hàng biết trước và báo cáo thông tin cụ thể đến với khách hàng.
Công ty cần điều chỉnh, tăng mức chiết khấu với các trung gian phân phối theo từng khu vực, từng khách hàng khác nhau nhằm thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty.
3.2.4. Về hỗ trợ bán hàng
Tích cực đẩy mạnh các công tác hỗ trợ bán hàng như cung cấp ly quảng cáo, dù, áo mưa, tạp dề… cho các nhà bán lẻ để thu hút thêm nhiều người biết đến sản phẩm của công ty, tin dùng và giới thiệu sản phẩm đến mọi người xung quanh.
Hỗ trợ khách hàng trong việc thu hồi sản phẩm quá hạn, sản phẩm bị hư hỏng, tránh để các sản phẩm này xuất hiện trên thị trường làm giảm uy tín của công ty.
3.2.5. Về xúc tiến sản phẩm
Tăng cường các chương trình khuyến mãi về tần suất lẫn giá trị cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau để kích thích khách hàng mua sản phẩm của công ty.
Các chương trình khuyến mãi phải được công bố rò ràng, đầy đủ, kịp thời cho khách hàng tránh để khách hàng không nắm được các chương trình khuyến mãi hoặc biết quá thời hạn khuyến mãi.
Tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và công ty bằng cách tổ chức các chương trình tri ân vào các dịp lễ tết và bố trí nhân viên thường xuyên thăm hỏi, khảo sát các nhà bán lẻ.
3.2.6. Về hoạt động bán hàng
Nhu cầu của khách hàng ngày càng biến động theo những điều kiện khác nhau, vì vậy công ty phải phân bố nhân viên phụ trách các hoạt động ghi chép số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm giao cho từng khách hàng, địa điểm và thời gian giao nhận chính xác để đảm bảo việc giao hàng được thực hiện đầy đủ, kịp thời và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động bán hàng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến công tác tiêu thụ, vì vậy công ty phải tổ chức đào tạo, nâng cao các kỹ năng bán hàng cho nhân viên để mang lại được hiệu quả hoạt động cao.
Không chỉ riêng nhân viên bán hàng mà tất cả các đội ngũ nhân viên của công ty nên am hiểu về sản phẩm, nắm rò được danh mục sản phẩm, chính sách giá và chương trình khuyến mãi của công ty để có thể tư vấn cho khách hàng trong mọi tình huống.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế cũng như khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động tiêu thụ của công ty, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Đề tài đã đưa ra những vấn đề lý luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và tìm hiểu được hoạt động tiêu thụ rượu của nước ta, từ đó có cơ sở để phân tích tình hình tiêu thụ rượu của công ty trong giai đoạn 2018-2020.
Nhìn chung thì công ty đã thực hiện khá tốt các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020. Trong thời gian này công ty có sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ cũng có lượng tăng đáng kể, doanh thu tiêu thụ có tăng lên ở các thị trường công ty kinh doanh, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế, điều này chứng tỏ khách hàng ngày càng biết đến, chấp nhận và tin dùng sản phẩm của công ty.
Sản phẩm của công ty đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau và phù hợp với nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Công ty có hệ thống đại lý trải đều khắp các tỉnh thành trong nước, vì vậy sản phẩm của công ty cung ứng kịp thời và đầy đủ cho khách hàng. Các thông tin về giá cả, chương trình khuyến mãi luôn được công ty cung cấp cho khách hàng đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên công ty có chính sách xúc tiến chưa thật sự tốt, các chương trình khuyến mãi, và hỗ trợ bán hàng còn cần được nâng cao.
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã hoạt động nhiều năm trên thị trường và đã tạo được uy tín, thương hiệu riêng của mình. Chính vì vậy trong những năm tiếp theo công ty cần giữ vững và duy trì những điểm mạnh và cải thiện được những điểm yếu nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với công ty
Tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng ở các tỉnh để tranh thủ sự đầu tư và trao đổi, phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng.
Nắm bắt kịp thời các chính sách của cơ quan Nhà nước, các chuyển biến của thị trường nhằm có những điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là các quy định về giá cả, các chương trình bình ổn giá của Nhà nước.
Công ty cần có những giải pháp để thay đổi những chính sách mà khách hàng còn chưa hài lòng để từ đó có thể tạo được sự tin tưởng và sự gắn bó của khách hàng.
Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, xây dựng chiến lược quảng bá có hiệu quả và phù hợp với khách hàng tiềm năng mà công ty muốn hướng tới.
Xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ, sáng tạo và nhiệt huyết với công việc. Khuyến khích các nhân viên đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện các chính sách tiêu thụ. Thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu để nhân viên có thể phục vụ tốt cho công việc và đảm bảo mối quan hệ lâu dài với công ty.
Liên kết với các đơn vị kinh doanh khác, tạo mối quan hệ tốt đẹp nhằm bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh khi cần thiết.