Phân Tích Tình Hình Biến Động Của Giá Vốn Hàng Bán, Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý



toàn bộ vốn có xu hướng ngày càng giảm dần. Cụ thể là năm 2002 tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn giảm mạnh, giảm 1,25 vòng, mỗi vòng tăng 46 ngày so với năm 2001; đến năm 2003 tiếp tục giảm 0,03 vòng, mỗi vòng tăng 2 ngày so với năm 2002.

Như vậy trong 4 năm thì năm 2001 doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn cả, ở các năm sau hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích luỹ để tái đầu tư.

Tóm lại, qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, bằng chứng là tốc độ luân chuyển khoản phải thu, tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn, vốn lưu động, vốn cố định và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần qua các năm. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đề ra các giải pháp nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế những tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất, đồng thời tăng doanh thu bán hàng.


5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:

5.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý



Bảng 27: Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn, CPBH, CPQL Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Giá vốn hàng bán

239.361

261.464

221.387

350.034

9,23%

-15,33%

58,11%

Chi phí bán hàng

20.019

25.969

40.231

26.295

29,72%

54,92%

-34,64%

Chi phí quản lý

4.269

5.531

7.046

7.149

29,57%

27,40%

1,45%

Doanh thu thuần

262.847

296.745

270.804

387.021

12,90%

-8,74%

42,92%

Giá vốn/Doanh thu thuần

91,06%

88,11%

81,75%

90,44%

-2,95%

-6,36%

8,69%

CPBH/Doanh thu thuần

7,62%

8,75%

14,86%

6,79%

1,14%

6,10%

-8,06%

CPQL/Doanh thu thuần

1,62%

1,86%

2,60%

1,85%

0,24%

0,74%

-0,75%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang - 10

Giá vốn hàng bán:

Đồ thị 23: Đồ thị tỷ trọng giá vốn trong doanh thu


90,44%

88,11%

450.000

400.000

350.000

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

-

Triệu đồng


91,06%

387.021

350.034

262.847

239.361

296.745

261.464

270.804

221.387

81,75%

92,00%

90,00%

88,00%

86,00%

84,00%

82,00%

80,00%

78,00%

76,00%

Năm 2000

Giá vốn

Giá vốn/Doanh thu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Doanh thu thuần

Đường hồi qui (Giá vốn/Doanh thu)


Xét giai đoạn từ 2000 – 2001: Trong giai đoạn này tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm. Năm 2000 giá vốn hàng bán chiếm 91,06% trong doanh thu thuần. Năm 2001 giá vốn hàng bán chỉ còn chiếm 88,11% trong doanh thu thuần, tức là đã giảm 2,95% so với năm 2000. Nguyên nhân do năm 2001 là năm thứ hai liên tiếp An Giang chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lớn làm cho sản lượng lúa giảm mạnh, do đó giá lúa và giá gạo nguyên liệu cao hơn các tỉnh khác trong khu vực dẫn đến giá vốn của mặt hàng gạo tăng, ngoài ra ở mảng du lịch chi phí tiền lương và chi phí khấu hao tài sản cố định cũng tăng nên làm cho tổng giá vốn trong năm 2001 tăng 9,23% so với năm 2000, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn lại chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (tốc độ tăng của doanh thu là 12,90% so với năm 2000). Doanh thu năm 2001 tăng nhanh là do trong năm Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch đi vào hoạt động mô hình dịch vụ mới đó là dịch vụ Homestay đã thu hút được nhiều lượt khách du lịch nước ngoài, đồng thời đem lại doanh thu cao; về mảng thương mại, mặc dù giá gạo xuất khẩu trong năm 2001 có nhiều biến động nhưng công ty đã phấn đấu tăng sản lượng tiêu thụ, lựa chọn thời điểm bán ra thích hợp góp phần tăng tổng doanh thu của công ty.



Giai đoạn 2001 – 2002: Trong năm 2002 tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu lại tiếp tục giảm 6,36% so với năm 2001. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của giá vốn nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (tốc độ giảm của giá vốn là 15,33%, trong khi đó tốc độ giảm của doanh thu là 8,74%). Giá vốn trong giai đoạn này giảm vì công ty không còn kinh doanh mặt hàng hạt điều xuất khẩu, ngoài ra công ty đã xác định được thời điểm thu mua gạo thích hợp giảm bớt thiệt hại do biến động về giá cả, đồng thời với việc trang bị thêm các máy móc hiện đại cho các nhà máy chế biến đã góp phần giảm bớt chi phí sản xuất gạo. Về doanh thu, mặc dù trong năm 2002 doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường xuất khẩu gạo, ký thêm nhiều hợp đồng tuy nhiên chủ yếu chỉ là các hợp đồng nhỏ, sản lượng gạo xuất khẩu ít hơn so với năm 2001; Các đơn vị như Đông Xuyên, Khu Du Lịch Bến Đá Núi Sam mới đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn, nên doanh thu mang lại chưa cao; Con đường lên núi Cấm đang thi công làm cho lượng khách tham quan giảm gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của Khu Du Lịch Lâm Viên Núi Cấm. Chính những nguyên nhân trên đã góp phần làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2002 – 2003: Năm 2003 tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu là 90,44%, so với năm 2002 thì đã tăng 8,69%. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn trong giai đoạn này tăng do giá mua lúa và gạo nguyên liệu tăng liên tục và do chi phí khấu hao tài sản cố định lớn ở mảng du lịch làm cho tổng giá vốn của doanh nghiệp tăng 58,11% so với năm 2002. Doanh thu trong năm 2003 tăng chủ yếu là do sản lượng gạo xuất khẩu tăng, các đơn vị Đông Xuyên, Khu Du Lịch Bến Đá Núi Sam đã đi vào hoạt động ổn định và góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Tóm lại đánh giá chung qua 4 năm ta nhận thấy tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp có chiều hướng giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc giảm chi phí. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng còn cao, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu giảm giá vốn nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận.


Chi phí bán hàng:

Đồ thị 24: Đồ thị tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu


14,86%

7,62%

Triệu đồng

450.000

400.000

350.000

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

-

387.021

296.745

262.847

270.804

8,75%

6,79%

20.019

25.969

40.231

26.295

16,00%

14,00%

12,00%

10,00%

8,00%

6,00%

4,00%

2,00%

0,00%

Năm 2000

CPBH

CPBH/Doanh thu

Năm 2001

Năm 2002 Năm 2003

Doanh thu thuần

Đường hồi qui (CPBH/Doanh thu)


Giai đoạn 2000 – 2002: Trong giai đoạn này tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng doanh thu tăng liên tục. Năm 2001 chiếm 8,75% doanh thu (tăng 1,14% so với năm 2000), năm 2002 chiếm 14,86% doanh thu (tăng 6,10% so với năm 2001). Nguyên nhân tăng là do trong các năm 2001 và 2002 chi phí bán hàng liên tục tăng vối tốc độ tương đối cao, trong khi đó doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn, năm 2002 doanh thu lại giảm. Chi phí bán hàng trong năm 2001 tăng phần lớn là dùng chi trả tiền điện, nước cho các nhà hàng, khách sạn do thiết bị cũ kỹ dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, hệ thống điện tải quá cũ nên thất thoát trên đường dây, chi phí sữa chữa trang thiết bị cao, chi phí tiền lương cho số lượng nhân viên thừa chưa bố trí được công việc, ngoài ra còn do tăng chi phí bốc xếp, vận chuyển. Sang năm 2002 doanh nghiệp đã tiến hành sữa chữa hệ thống điện cho các nhà hàng, khách sạn, bố trí lại nhân sự, tuy nhiên chi phí bán hàng vẫn tăng do tăng đầu tư quảng cáo cho các nhà hàng, khách sạn và cho loại hình du lịch mới đưa vào hoạt động, bên cạnh đó còn do tăng chi phí trang bị đồng phục và phí uỷ thác xuất khẩu.

Giai đoạn 2002 – 2003: Năm 2003 tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng doanh thu là 6,79%, tức là giảm 8,06% so với năm 2002 và thấp nhất trong 4 năm. Nguyên nhân giảm là do doanh nghiệp cố gắng giảm bớt các khoản chi phí hao hụt hàng hoá, bao bì dự phòng, chi phí hội nghị, chi phí sữa chữa tài sản cố định, chi phí làm hàng làm cho chi phí bán hàng trong kỳ giảm 34,64%, trong khi đó doanh thu năm 2003 lại tăng 42,92% so với năm 2002.

Nhìn chung chi phí bán hàng qua các năm có xu hướng tăng, cao nhất là vào năm 2002 chủ yếu do công ty đầu tư cho quảng cáo, đây là sự gia tăng hợp lý góp phần quảng bá cho doanh nghiệp. Đến năm 2003 công ty đã rất cố gắng trong việc giảm bớt chi phí, chứng tỏ công ty đã quản lý chi phí tốt hơn góp phần làm tăng lợi nhuận, trong các năm tiếp theo doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tình hình này.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Đồ thị 25: Đồ thị tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu


2,60%

1,62%

450.000 Triệu đồng

400.000

3,00%

387.021

350.000

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

-

2,50%

296.745

262.847

270.804

2,00%

1,86%

1,85%

1,50%


1,00%


0,50%

4.269

5.531

7.046

7.149

0,00%

Năm 2000

Doanh thu thuần CPQL/Doanh thu

Năm 2001

Năm 2002

CPQL

Năm 2003

Đường hồi qui (CPQL/Doanh thu)


Giai đoạn 2000 – 2002: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu ở giai đoạn này có chiều hướng tăng, năm 2001 chiếm 1,86% (tăng 0,24% so với năm 2000), năm 2002 chiếm 2,60% (tăng 0,74% so với năm 2001). Nguyên nhân tăng là do chi phí quản lý liên tục tăng với tốc độ cao, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn, ngoài ra năm 2002 doanh thu thuần lại bị giảm. Chi phí quản lý tăng chủ yếu là do doanh nghiệp tăng chi phí cho công tác đào tạo nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn hoá du lịch, tăng quỹ đầu tư phát triển du lịch, chi phí cho việc thiết kế trang web, tăng chi phí đăng ký nhãn hiệu và logo công ty, tăng chi phí khảo sát tour và chào tour và công tác phí.

Giai đoạn 2002 – 2003: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu giảm 0,75% so với năm 2002 , tức là chiếm 1,85% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2003 chi phí quản lý có tăng, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tốc độ tăng của chi phí quản lý là 1,45% so với năm 2002 do trong năm doanh nghiệp tăng chi phí đào tạo, chi phí quảng cáo và in các Bruchure, chi phí tham dự hội chợ ẩm thực.

Qua 4 năm ta thấy chi phí quản lý có chiều hướng tăng dần, tuy nhiên các khoản gia tăng này chủ yếu giúp công ty hoạt động tốt hơn và nhằm nâng cao uy tín của công ty, do đó đây là các khoản chi hợp lý và không nên hạn chế.

5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:

Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu.


Hiệu suất sử dụng chi phí


Doanh thu thuần

=

Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau:



Bảng 28: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Tống chi phí SXKD trong kỳ

263.650

292.965

268.665

383.477

11,12%

-8,29%

42,73%

Doanh thu thuần

262.847

296.745

270.804

387.021

12,90%

-8,74%

42,92%

Hiệu suất sử dụng chi phí

0,997

1,013

1,008

1,009

0,016

(0,005)

0,001


Đồ thị 26: Đồ thị hiệu suất sử dụng chi phí


1,013

450.000

400.000

350.000

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

-

Triệu đồng

Lần

387.021

1,015

1,008

383.477

296.745

1,010

263.650

262.847

292.965

270.804

268.665

1,009

1,005


1,000

0,997

0,995

0,990

0,985

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Tổng chi phí SXKD Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng chi phí Đường hồi qui


Năm 2001 cứ 1đồng chi phí mang lại 1,013 đồng doanh thu, so với năm 2000 thì đã tăng 0,016 đồng. Năm 2002 cứ 1 đồng chi phí thì đem lại 1,008 đồng doanh thu, tức là giảm 0,005 đồng so với năm 2001. Đến năm 2003 hiệu suất sử dụng chi phí tăng 0,001 đồng, nghĩa là 1 đồng chi phí trong năm 2003 có thể đem lại 1,009 đồng doanh thu. Từ kết quả phân tích và đồ thị ta thấy qua 4 năm từ 2000 – 2003 hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí hiệu quả hơn góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.

5.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận của công ty:

Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo chức năng, công ty còn có những hoạt động tài chính với những chi phí và thu nhập có liên quan. Việc phân tích hoạt động này sẽ giúp ta đánh giá được sử ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.


Bảng 29: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Thu nhập hoạt động tài chính

1.997

2.318

1.261

4.708

16,07%

-45,61%

273,33%

Chi phí hoạt động tài chính

6.213

6.384

5.253

6.322

2,75%

-17,72%

20,35%

Lợi nhuận HĐTC

(4.215)

(4.065)

(3.992)

(1.614)

-3,56%

-1,81%

-59,57%



Lợi nhuận thuần từ HĐKD

(802)

3.780

2.139

3.543

-571,07%

-43,42%

65,67%

Lợi nhuận HĐKD & HĐTC

(5.018)

(286)

(1.853)

1.930

-94,31%

548,93%

-204,13%


Đồ thị 27: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hượng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận


1.930

(286)

6.000

4.000

2.000

- (2.000)

(4.000)

(6.000)

Triệu đồng

Triệu đồng

4.000

3.780

3.543

2.139


(1.853)

2.000


-

Năm 2000

(802)

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

(1.614)

(2.000)

(5.018)

(4.215)

(4.065)

(3.992)

(4.000)

(6.000)

Lợi nhuận thuần HĐKD Lợi nhuận HĐTC

Tổng lợi nhuận HĐKD và HĐTC Đường hồi qui


Dựa vào bảng phân tích ta thấy hoạt động tài chính luôn bị lỗ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho hoạt động tài chính lỗ là do thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp ít nên không bù đắp nổi chi phí tài chính. Từ năm 2000 – 2002 thu nhập hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là thu lãi tiền gửi, thu lãi do chênh lệch tỷ giá, riêng năm 2003 còn có thêm khoản thu do cho Công Ty Bảo Hiểm Manulife thuê vị trí để đặt văn phòng làm thu nhập hoạt động tài chính đạt 4.708 triệu đồng, tức là tăng 273,33% so với năm 2002, trong khi đó chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà chủ yếu là chi phí lãi vay thì lại cao. Tuy nhiên, khoản lỗ từ hoạt động tài chính qua 4 năm có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ thu nhập hoạt động tài chính đã dần bù đắp chi phí tài chính và ít gây ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp hơn.

5.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận của doanh nghiệp:

Bảng 30: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Thu nhập khác

4.354

4.014

4.340

1.363

-7,82%

8,14%

-68,61%

Chi phí khác

1.562

929

-

566

-40,52%

-100,00%

Lợi nhuận khác

2.792

3.085

4.340

796

10,48%

40,71%

-81,65%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

(802

3.780

2.139

3.54

-571,07%

-43,42%

65,67%

Lợi nhuận HĐKD & HĐ khác

1.990

6.864

6.479

4.340

245,02%

-5,61%

-33,02%

Đồ thị 28: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận


6.864

6.479

5.000

Triệu đồng

4.340

Triệu đồng 8.000

4.000

3.780

3.543

3.000

2.792

3.085

2.139

2.000

7.000

6.000

5.000

1.000

796

4.340

-

(1.000)

1.990

Năm 2000

(802)

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

(2.000)

4.000

3.000

2.000

1.000

-

Lợi nhuận khác Lợi nhuận HĐKD

Lợi nhuận HĐKD và hoạt động khác Đường hồi qui


Thu nhập khác của doanh nghiệp chủ yếu là thu từ việc bán phế phẩm, phế liệu, thu nhập do thanh lý tài sản, thu hoa hồng bảo hiểm khách du lịch, năm 2002 doanh nghiệp còn thu được các khoản nợ khó đòi, năm 2003 thu tiền thưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2002. Các khoản chi phí khác bao gồm: chi phí đăng báo đấu giá tài sản cố định, chi phí do thanh lý tài sản cố định bị lỗ và kết chuyển lãi tạm trữ của Công Ty Lương Thực An Giang.

Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí khác, nghĩa là hoạt động khác của doanh nghiệp luôn có lời. Như vậy hoạt động khác có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh, bằng chứng là tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác luôn dương và có chiều hướng ngày càng tăng dần góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.


6. Phân tích khả năng sinh lời:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022