Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản:



Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.

6.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa vào công thức sau:

Chỉ số lợi nhuận hoạt động


=

Lợi nhuận thuần HĐKD

Doanh thu thuần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang - 11

Tình hình thực tế tại công ty như sau:

Bảng 31: Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Lợi nhuận thuần HĐKD

(802)

3.780

2.139

3.543

-571,07%

-43,42%

65,67%

Doanh thu thuần

262.847

296.745

270.804

387.021

12,90%

-8,74%

42,92%

Chỉ số lợi nhuận hoạt động

-0,31%

1,27%

0,79%

0,92%

1,58%

-0,48%

0,13%

Đồ thị 29: Đồ thị chỉ số lợi nhuận hoạt động



450.000

Triệu đồng

1,27%


1,40%

400.000



296.745


262.847




3.780

(802) -0,31%

Năm 2000 Năm 2001

Lợi nhuận thuần HĐKD Chỉ số lợi nhuận hoạt động

387.021

1,20%

350.000

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

-


270.804 0,92%

0,79%


2.139 3.543

1,00%

0,80%

0,60%

0,40%

0,20%

0,00%

-0,20%

(50.000)

Năm 2002 Năm 2003

-0,40%


Doanh thu thuần



Đường hồi qui



Năm 2001, chỉ số lợi nhuận hoạt động là 1,27%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ đem lại 1,27 đồng lợi nhuận thuần trong năm 2001, nếu so với năm 2000 thì đã tăng 1,58 đồng. Vào năm 2002, 100 đồng doanh thu chỉ đem lại 0,79 đồng lợi nhuận thuần (giảm 0,48 đồng so với năm 2001), nguyên nhân là do trong năm 2002 doanh thu của công ty bị giảm, trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý lại tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Sang năm 2003 chỉ số lợi nhuận tăng lên trở lại và đạt 0,92%, tương ứng là tăng 0,13% so với năm 2002. Như



vậy nhìn chung qua 4 năm, chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có chiều hướng tăng nhanh, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng khả quan hơn.

6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:


Tỷ suất lợi nhuận =

/ Doanh thu

Tổng lợi nhuận trước thuế

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.

Theo số liệu thực tế tại công ty ta có

Bảng 32: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Lợi nhuận trước thuế

(2.226)

2.799

2.487

2.726

-225,31%

-11,13%

9,59%

Doanh thu thuần

262.847

296.745

270.804

387.021

12,90%

-8,74%

42,92%

Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu

-0,85%

0,94%

0,92%

0,70%

1,79%

-0,02%

-0,21%

Đồ thị 30: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


450.000 Triệu đồng

400.000

350.000

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

1,50%

387.021

1,00%

296.745

262.847

270.804

0,70%

0,50%

0,00%

2.799

2.487

2.726

-0,50%

-

(50.000)

(2.226)

-0,85%

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

-1,00%

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu

Doanh thu thuần

Đường hồi qui (Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu)

0,92%

0,94%


Năm 2001, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,94%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 0,94 đồng lợi nhuận. So với năm 2000 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2001 đã tăng 1,79 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2001 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn làm cho doanh thu tăng, từ đó lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng, ngoài ra hoạt động tài chính ít bị lỗ hơn, doanh nghiệp giảm bớt các chi phí bất thường và hoạt động bất thường cũng tốt hơn đem lại lợi nhuận góp phần làm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.



Từ sau năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm dần, cụ thể là năm 2002 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 0,92 đồng lợi nhuận (giảm 0,02 đồng so với năm 2001), vào năm 2003 tỷ số này lại tiếp tục giảm chỉ còn 0,70% (tức là 100 đồng doanh thu thuần đem lại 0,70 đồng lợi nhuận trước thuế). Nguyên nhân giảm là do trong năm 2002 doanh thu của doanh nghiệp giảm (tốc độ giảm là 8,74% so với năm 2001), trong khi đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nhanh và thu nhập hoạt động tài chính giảm làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (tốc độ giảm của lợi nhuận là 11,13% so với năm 2001); Năm 2003 doanh thu thuần tăng với tốc độ cao (tăng 42,92% so với năm 2002), nhưng do giá vốn, chi phí quản lý, chi phí lãi vay và các chi phí khác cũng tăng nên làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn (tăng 9,59% so với năm 2002).

Như vậy qua 4 năm từ 2000 – 2003 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hướng tăng dần, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp lại rất thấp, do đó trong những năm tới để giúp nâng dần chỉ tiêu này lên doanh nghiệp cần phải có các biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận.

6.3. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:


Tỷ suất sinh lời vốn lưu động


=

Tổng lợi nhuận trước thuế

Tổng vốn lưu động sử dụng bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Bảng 33: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời vốn lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Lợi nhuận trước thuế

(2.226)

2.799

2.487

2.726

-225,76%

-11,13%

9,59%

VLĐ sử dụng bình quân

54.388

45.176

64.263

93.806

-16,94%

42,25%

45,97%

Tỷ suất sinh lời VLĐ

-4,09%

6,20%

3,87%

2,91%

10,29%

-2,33%

-0,96%


Đồ thị 31: Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn lưu động


3,87%

6,20%

100.000 Triệu đồng

93.806

8,00%

80.000

6,00%

64.263

60.000

4,00%

54.388

45.176

2,91%

2,00%

40.000

0,00%

20.000

-2,00%

(2.226)

2.799

2.487

2.726

-

-4,09%

-4,00%

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

(20.000) -6,00%

Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời VLĐ

VLĐ bình quân

Đường hồi qui (Tỷ suất sinh lời VLĐ)


Trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 6,20 đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn, bằng chứng là tỷ suất sinh lời vốn lưu động tăng 10,29%.

Từ sau năm 2001, tỷ suất sinh lời vốn lưu động có chiều hướng giảm dần. Vào năm 2002 cứ 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 3,87 đồng lợi nhuận, giảm 2,33 đồng so với năm 2001. Năm 2003 tiếp tục giảm 0,96 đồng so với năm 2002 (tức là 100 đồng vốn lưu động chỉ còn tạo ra được 2,91 đồng lợi nhuận). Nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời giảm là do vốn lưu động bình quân liên tục tăng với tốc độ cao (năm 2002 tăng 42,25% so với năm 2001, năm 2003 tăng 45,97% so với năm 2002), trong khi đó lợi nhuận năm 2002 lại giảm 11,13% so với năm 2001, năm 2003 lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (lợi nhuận tăng 9,59% so với năm 2002). Như vậy trong giai đoạn này doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn, kinh doanh hiện nay của công ty chưa tiết kiệm được vốn và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động lại thấp. Do đó trong các năm tiếp theo doanh nghiệp cần phải giảm bớt lượng vốn bị lãng phí bằng cách nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

6.4. Tỷ suất sinh lời vốn cố định:

Tỷ suất sinh lời vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp.


Tỷ suất sinh lời vốn cố định


=

Tổng lợi nhuận trước thuế

Tổng vốn cố định sử dụng bình quân

Dựa vào các tài liệu liên quan ta có bảng sau


Bảng 34: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời vốn cố định Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

Chênh lệch



CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Lợi nhuận trước thuế

(2.226)

2.799

2.487

2.726

-225,76%

-11,13%

9,59%

VCĐ sử dụng bình quân

24.575

32.154

40.565

57.901

30,84%

26,16%

42,74%

Tỷ suất sinh lời VCĐ

-9,06%

8,71%

6,13%

4,71%

17,76%

-2,57%

-1,42%


Đồ thị 32: Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn cố định


8,71%

6,13%

70.000 Triệu đồng

60.000

50.000

10,00%

57.901

5,00%

40.000

30.000

20.000

10.000

- (10.000)

40.565

4,71%

32.154

24.575

0,00%

(2.226)

2.799

2.487

2.726

-5,00%

-9,06%

Năm 2000

Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lợi VCĐ

Năm 2001

Năm 2002

VCĐ bình quân

Năm 2003

-10,00%

Đường hồi qui (Tỷ suất sinh lời VCĐ)


Từ bảng phân tích và đồ thị ta nhận thấy trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn cố định có thể tạo ra 8,71 đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì tăng 17,76 đồng. Như vậy năm 2001 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn so với năm 2000. Kể từ sau năm 2001 tỷ suất sinh lời vốn cố định có xu hướng giảm dần, cụ thể là năm 2002 cứ 100 đồng vốn cố định thì tạo ra 6,13 đồng lợi nhuận (giảm 2,57 đồng so với năm 2001), đến năm 2003 lại tiếp tục giảm 1,42 đồng so với năm 2002, tức là cứ 100 đồng vốn cố định thì chỉ tạo ra 4,71 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ là năm 2002 và năm 2003 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định không hiệu quả bằng năm 2001. Trong các năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất này lên.

6.5. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận

/ Tài sản =

Tổng lợi nhuận trước thuế

Tổng tài sản sử dụng bình quân

Hoặc:


Tỷ suất lợi = Hệ số quay x Tỷ suất lợi nhuận nhuận / Tài sản vòng vốn / Doanh thu

Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau:

Bảng 35: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Đơn vị tính: Triệu đồng



CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Hệ số quay vòng vốn (Vòng)

3,33

3,84

2,58

2,55

0,51

(1,25)

(0,03)

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu

-0,85%

0,94%

0,92%

0,70%

1,79%

-0,02%

-0,21%

Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản

-2,82%

3,62%

2,37%

1,80%

6,44%

-1,25%

-0,58%


Đồ thị 33: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản



4,50

4,00

3,50

3,00

2,50

2,00

1,50

1,00

0,50

-

Vòng

0,94%


3,84

3,33


-0,85%


Năm 2000 Năm 2001


Số vòng quay vốn


0,92%


2,58


Năm 2002


Tỷ suất lợi


1,20%

0,70% 1,00%

0,80%

0,60%

0,40%

0,20%

2,55 0,00%

-0,20%

-0,40%

-0,60%

-0,80%

-1,00%

Năm 2003


nhuận/Doanh thu


4,00%


3,62%


3,00%



2,00%




2,37%


1,00%


1,80%

0,00%



-1,00%

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Năm 2003

-2,00%



-3,00%


-2,82%


-4,00%




Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản



Đường hồi qui


Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2001 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 3,62 đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì đã tăng 6,44 đồng, chứng tỏ năm 2000 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn so với năm 2000. Từ sau năm 2001 trở đi hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giảm dần, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có chiều hướng ngày càng giảm. Năm 2002 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 2,37 đồng lợi nhuận (giảm 1,25 đồng so với năm 2001). Năm 2003 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 1,80 đồng (giảm 0,58 đồng so với năm 2002). Nhìn chung từ sau năm 2000 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, tuy nhiên nếu xét riêng giai đoạn từ 2001 – 2003 thì hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng giảm, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.

6.6. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DUPONT:

Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận

/ Vốn chủ sở hữu =

Tỷ suất lợi nhuận

/ Doanh thu

x

Hệ số quay vòng vốn

x Đòn cân nợ



Trong đó:

Tổng tài sản

Đòn cân nợ =

Vốn chủ sở hữu

Từ các số liệu liên quan ta có bảng sau

Bảng 36: Bảng tính đòn cân nợ Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Tổng tài sản sử dụng bình quân

78.963

77.330

104.828

151.707

VCSH bình quân

16.044

22.591

29.933

38.239

Đòn cân nợ (lần)

4,92

3,42

3,50

3,97


Bảng 37: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu

-0,85%

0,94%

0,92%

0,70%

1,79%

-0,02%

-0,21%

Hệ số quay vòng vốn (vòng)

3,33

3,84

2,58

2,55

50,86%

-125,41%

-3,22%

Đòn cân nợ (lần)

4,92

3,42

3,50

3,97

-149,84%

7,90%

46,53%

Tỷ suất lợi nhuận/VCSH

-13,87%

12,39%

8,31%

7,13%

26,26%

-4,08%

-1,18%

Đồ thị 34: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


12,39%

Vòng

4,50

4,00

3,50

3,00

2,50

2,00

1,50

1,00

0,50

-

Lần

6,00

4,92

3,84

5,00

3,97

3,33

3,50

4,00

3,42

2,58

2,55

3,00

2,00


1,00


-

Năm 2000

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số vòng quay tài sản

Đòn cân nợ

1,50%

0,94%

15,00%

0,92%

1,00%

0,70% 10,00%


5,00%

8,31%

0,50%

7,13% 0,00%

0,00%

-5,00%


Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 -10,00%

-0,50%

-0,85%

-15,00%

-1,00%

-13,87%


Tỷ suất lợi nhuận/VCSH Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu

Đường hồi qui (Tỷ suất lợi nhuận/VCSH)

-20,00%

Trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 12,39 đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì đã tăng 26,26 đồng. Nguyên nhân tăng là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng, doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn và giảm sử dụng nợ.

Giai đoạn từ 2001 – 2003 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm, cụ thể là năm 2002 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 8,31 đồng lợi nhuận (giảm 4,08 đồng so với năm 2001), năm 2003 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 7,13 đồng lợi nhuận (giảm 1,18 đồng so với năm 2002). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, đồng thời hệ số quay vòng vốn cũng giảm.


Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy các năm 2001, 2002, 2003 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt hơn nhiều so với năm 2000 và tốt nhất là vào năm 2001. Tuy nhiên từ sau năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng số vòng quay vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí