1.2.2. Mục đích của phân tích tác động môi trường
Nhằm xác định những ảnh hưởng đến môi trường là tốt hay xấu, có lợi hay có hại của một dự án và giúp cho những người làm quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế - kỹ thuật trong bất cứ một dự án phát triển kinh tế- xã hội nào. Ngoài ra còn cho phép chúng ta đưa ra một quyết định mang tính môi trường hơn.
1.2.3. Tính hữu ích của phân tích tác động môi trường
Phân tích tác động môi trường được xem như công cụ quản lý nhằm đảm bảo rằng phát triển kinh tế có thể thấy trong một cung cách xã hội và sinh thái. Nó là một cơ chế cho phép hòa hợp những cân nhắc về môi trường và kinh tế trong việc ra quyết định.
Phân tích tác động môi trường phải tính đến các lợi ích và chi phí kinh tế, tìm cách giảm thiểu những tác động tiêu cực và làm tăng tác động tích cực đối với môi trường của vùng và khu vực.
1.2.4. Tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch đến môi trường
1.2.4.1. Tác động tích cực
Phát triển du lịch tác động tích cực tới việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, duy trì tính đa dạng sinh học, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia.
Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác.
Phát triển du lịch tác động tích cực vào việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật ở địa phương, tỉnh và quốc gia.
Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải phát triển theo. Ngoài ra, còn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương.
Phát triển du lịch góp phần bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch.
Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội.
Phát triển du lịch góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương về việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển du lịch góp phần nâng cao trình độ dân trí và tạo mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới.
1.2.4.2. Tác động tiêu cực
Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên,... từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường.
Du lịch phát triển, lượng khách du lịch đông, nhu cầu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải càng lớn. Và nếu không có hệ thống xử lý nước thải hợp lý và rác thải vứt bừa bãi, nước thải sẽ ngấm xuống bể nước ngầm hoặc chảy ra sông, hồ, biển làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, gây mất vẻ mĩ quan môi trường, lan truyền nhiều loại dịch bệnh và nảy sinh các xung đột xã hội.
Phát triển du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua khí thải của động cơ ô tô, xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm, trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã, sức khỏe người dân... Ngoài ra còn gây ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho dân cư địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dã.
Phát triển du lịch có thể làm suy giảm tính đa dạng sinh học, do đáp ứng nhu cầu của nhu khách mà nhiều loài động thực vật sẽ bị khai thác trái phép, quá mức.
Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động làm xói mòn đất, làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dã.
Nếu phát triển du lịch không theo quy hoạch sẽ có các khách sạn, nhà hàng không đủ tiêu chuẩn về kiến trúc, dịch vụ bố trí thiếu khoa học sẽ mọc lên ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng tới cảnh quan và chất lượng môi trường.
Phát triển du lịch nếu không được quản lí chặt chẽ thì các tệ nạn xã hội, tội phạm sẽ gia tăng đồng thời vì lợi nhuận những người kinh doanh du lịch dễ đánh mất phẩm giá, đạo đức nhân cách của mình, tạo ấn tượng không tốt trong mắt du khách đặc biệt là khách quốc tế.
Tóm lại sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Do đó, hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với môi trường, nếu khai thác tiềm năng du lịch không hợp lý sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường và ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch và ngược lại. Vì vậy, việc phân tích được các tác động của du lịch đến môi trường để từ đó đề ra định hướng và giải pháp hợp lí nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch là vấn đề vô cùng cấp thiết.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Thuận
2.1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với diện tích đất liền 7830 km2, diện tích vùng biển 52000 km2 và có chiều dài bờ biển là 192 km.
Bình Thuận nằm ở vị trí bản lề giữa Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, có tọa độ địa lý 10033'42" đến 11033'18" vĩ độ Bắc; 107023'41" đến 108052'42" kinh độ Ðông. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và giáp biển Đông ở phía đông và đông nam.
Hiện nay tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Phan Thiết, Thị xã La Gi và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh và Huyện đảo Phú Quý.
Với vị trí nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km, cách Nha Trang khoảng 250 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 270 km và thành phố Đà Lạt khoảng 130 km tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bình Thuận phát triển du lịch và giao lưu với các vùng khác trong cả nước.
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Phần lớn là đồi núi thấp và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Địa hình phân hoá thành 4 dạng chính:
Vùng đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, gồm đồng bằng phù sa ven biển nhỏ hẹp ở các lưu vực sông từ sông Lòng Sông đến sông Dinh và đồng bằng thung lũng sông La Ngà.
Vùng núi thấp và trung bình chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh.
Vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, là dạng chuyển tiếp của vùng núi thấp, kéo dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.
Vùng đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là các đồi cát đỏ, trắng, vàng, lượn sóng, phân bố dọc theo bờ biển từ huyện Tuy Phong đến Hàm Tân.
Nhìn chung, địa hình tỉnh Bình Thuận khá đa dạng, phong phú tạo nên nhiều cảnh quan đẹp hấp dẫn du khách như đồi cát Mũi Né, đồi cát Hòa Thắng, đồi Hồng…đặc biệt có nhiều bãi biển trong xanh, phong cảnh hữu tình như bãi biển Mũi Né- Hòn Rơm, Đồi Dương, Cổ Thạch…thích hợp cho du khách tắm biển, nghỉ dưỡng, lướt ván và thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận.
Bảng 2.1 Danh mục các tài nguyên du lịch biển của tỉnh Bình Thuận
Tên tài nguyên | Địa chỉ | |
1 | Bãi biển Bình Thạnh | Xã Bình Thạnh |
2 | Bãi biển Cà Ná | Xã Vĩnh Tân |
3 | Bãi biển Cam Bình | Xã Tân Phước |
4 | Bãi biển Đồi Dương | Xã Hòa Minh |
5 | Bãi biển Thương Chánh | Xã Hưng Long |
6 | Bãi biển Gành- Hòn Lao | Mũi Né |
7 | Bãi biển Hà Lãng | Xã Tân Thắng |
8 | Bãi biển Hòn Lan | Xã Tân Thành |
9 | Bãi biển Hòn Rơm | Mũi Né |
10 | Bãi biển Hòn Tranh | Xã Tam Thanh |
11 | Bãi biển Long Sơn- Suối Nước | Long Sơn |
12 | Bãi biển Lạch Vũng Môn | Xã Hòa Thắng |
13 | Bãi biển Mỹ Sơn | Xã Sơn Mỹ |
14 | Bãi biển Rạng | Hàm Tiến |
15 | Bãi biển Thuận Quý- Khe Gà | Xã Thuận Quý |
16 | Bãi biển Tiến Thành | Tiến Thành |
17 | Bãi biển Hố Lỡ | Tiến Thành |
18 | Bãi biển Cổ Thạch | Huyện Tuy Phong |
19 | Bãi Doi Dừa | Xã Ngũ Phụng |
20 | Bãi Đá con đa màu | Xã Bình Thạnh |
21 | Bãi Chùa | Xã Hòa Thắng |
22 | Bãi Hòn Nghề | Xã Hòa Thắng |
23 | Bãi Nhỏ Gành Hang | Xã Tam Thanh |
24 | Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Cau | Xã Phước Thề |
25 | Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Phú Quý | Phú Quý |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 2
- Cơ Sở Lí Luận Của Du Lịch Và Tác Động Của Du Lịch Đến Môi Trường.
- Khái Niệm Chung Về Phân Tích Tác Động Môi Trường
- Danh Mục Các Hồ Ở Bình Thuận Có Khả Năng Khai Thác Du Lịch
- Thống Kê Số Cơ Sở Y Tế Và Giường Bệnh Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Thuận Năm 2010
- Thời Gian Lưu Trú Trung Bình Của Khách Du Lịch Quốc Tế Ở Bình Thuận Giai Đoạn 2005- 2010
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận
2.1.2.2. Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho du lịch hoạt động quanh năm. Với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm 26,50C – 27,50C. Tổng số giờ nắng trung bình khá lớn 2.459 giờ, vùng ven biển lên đến 2900-3000 giờ/năm.
Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.024 mm, thấp hơn lượng mưa trung bình cả nước (1.900 mm/năm), mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, độ ẩm trung bình 75- 85%.
Bình Thuận ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng trong thời gian gần đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng. Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào tháng 10-12 trong năm, kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.
2.1.2.3. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà.
Hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc- Đông Nam. Đa số sông ngắn, dốc, diện tích lưu vực hẹp, sông La Ngà dài nhất 272 km, các sông khác có chiều dài từ 50-98 km. Tổng diện tích lưu vực 9.880 km2 với tổng chiều dài sông suối 663 km.
Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 nước, trong đó lượng dòng
chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3.
Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian: lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh) thiếu nước trầm trọng và có những nơi có dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá (vùng Tuy Phong, Bắc Bình).