Cơ Sở Lí Luận Của Du Lịch Và Tác Động Của Du Lịch Đến Môi Trường.


động du lịch bắt đầu có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế- xã hội và môi trường nhân văn. Do đó, trong thời gian gần đây, vấn đề tác động của hoạt động du lịch đến môi trường, phát triển du lịch bền vững rất được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt Ủy ban Châu Âu có tổng kết hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho chuyên ngành du lịch, các tài liệu của Ngân hàng thế giới và một số tài liệu của Tổ chức Du Lịch thế giới cũng đã đề cập đến việc đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch.

Ngành du lịch của Việt Nam bắt đầu phát triển sau thời kỳ đổi mới cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến nhiều nội dung của hoạt động du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998); Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên (năm 2000); Giáo trình Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hòe- Vũ Văn Hiếu (2001); Tổng quan du lịch (2002) và Giáo trình Qui hoạch du lịch của Tiến sỹ Trần Văn Thông; Tài nguyên du lịch (2007) của Bùi Thị hải Yến (chủ biên); Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và tập thể tác giả (2010); Du lịch sinh thái của GS.TSKH Lê Huy Bá và các cộng sự (2005);…

Từ năm 2000, Sở Du lịch của một số tỉnh đã thực hiện quy hoạch và đề ra chiến lược phát triển du lịch như: Quy hoạch du lịch Nha Trang- Khánh Hòa (2000) của Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Khánh Hòa; Quy hoạch du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng (2001) của Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng; Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Viện nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bình Dương;…

Các nghiên cứu về vấn đề môi trường và du lịch cũng được nhiều tác giả nghiên cứu qua các đề tài như: Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường (lấy ví dụ thành phố Vũng Tàu) của Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, năm 1999; Đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh của Nguyễn Ngọc Khanh và Phạm Hồng Hải, năm 2000; Dự thảo hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch của Trần Tý, Lưu Thị Thao, Nguyễn Hạnh Quỳnh, năm 2000; Hiện trạng và một số giải


pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam của PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, năm 2000; Bảo vệ môi trường du lịch vì sự phát triển bền vững của Bi Thanh Thủy, năm 2000; Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng, năm 2002 Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh năm 2004 của PGS.TS Phạm Trung Lương; và gần đây nhất là đề tài khoa học “Điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên giang và xây dựng quy chế bảo vệ môi trường” của Giáo sư- Tiến sỹ khoa học Lê Huy Bá, 2008;…

Du lịch tỉnh Bình Thuận tuy mới phát triển mạnh từ năm 1995, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu đáng kể như: Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kì 2001-2010 (UBND tỉnh Bình Thuận), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận), Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020 (UBND tỉnh Bình Thuận), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận (La Nữ Ánh Vân- 2005), Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững (La Nữ Ánh Vân- 2011)…Vừa qua Tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bình Thuận chủ trì và thực hiện.

Tóm lại Du lịch là ngành được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường mới bắt đầu được quan tâm và hầu như chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường một tỉnh cụ thể nhằm hạn chế tác động tiêu cực, tăng tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế-xã hội và môi trường nhân văn của tỉnh. Vì lẽ đó, tác giả đã mạnh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

dạn chọn đề tài phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tỉnh Bình Thuận.


Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 3

6. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu‌


6.1. Các quan điểm‌

6.1.1. Quan điểm hệ thống

Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch. Phát triển du lịch ở bất kì một vùng lãnh thổ nào cũng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc.

Du lịch tỉnh Bình Thuận là một bộ phận của hệ thống du lịch có qui mô lớn hơn là hệ thống du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và hệ thống du lịch cả nước. Do đó du lịch tỉnh Bình Thuận phải vận động theo qui luật của toàn bộ hệ thống, nếu một thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ hệ thống. Quan điểm này được vận dụng trong việc phân tích thực trạng hoạt động du lịch, tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tỉnh và xây dựng định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Hệ thống du lịch là một hệ thống mở, phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi các yếu tố tự nhiên, văn hóa- lịch sử, con người… và có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận phải được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được kết quả đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

6.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động và biến đổi theo thời gian, nghiên cứu quá khứ để có cơ sở đánh giá đúng hiện tại và dự báo tương lai. Vì vậy, quan điểm lịch sử - viễn cảnh được quán triệt sâu sắc trong quá trình thực hiện luận văn, để thấy được quá trình hình thành, phát triển của du lịch tỉnh Bình thuận theo


thời gian. Qua đó, có cơ sở để phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường của tỉnh trong hiện tại và tương lai.

6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển du lịch phải đi đôi với gìn giữ, phát huy các giá trị của tài nguyên và bảo vệ môi trường là nội dung không thể thiếu của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Thuận nói riêng. Mục tiêu của du lịch bền vững là làm tăng tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường một cách hiệu quả và bền vững. Do đó, quan điểm này được quán triệt sâu sắc trong quá trình thực hiện đề tài.


6.2. Phương pháp nghiên cứu‌

6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí thông tin

Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu rất đa dạng, được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc gia và Trung Ương, tài liệu của các cơ quan, ban ngành tỉnh Bình Thuận và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các tài liệu thu thập luôn được cập nhật và bổ sung. Do đó, đòi hỏi người nghiên cứu phải quán triệt phương pháp này trong trình thực hiện đề tài.

6.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Các tài liệu được thu thập, điều tra, thống kê sẽ được phân tích, tổng hợp, so sánh một cách cẩn thận để chọn lọc ra thông tin cần thiết cho đề tài.

6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý nói chung và Địa lý du lịch nói riêng. Các mối liên hệ về không gian, thời gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lí du lịch thật khó có thể diễn tả một cách khoa học, trực quan nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống bản đồ, biểu đồ. Vì thế, phương pháp bản đồ, biểu đồ rất được quan tâm trong quá trình thực hiện luận văn.

6.2.4. Phương pháp điều tra thực địa

Đây là một trong những phương pháp truyền thống của Địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu Địa lý du lịch, nhằm tích lũy tư liệu thực tế về quá trình hình thành và phát triển của du lịch. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương


pháp này luôn được chú trọng để có cái nhìn thực tế, khách quan về du lịch tỉnh Bình Thuận. Các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế giúp người nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến, quan điểm của du khách, các nhà quản lí du lịch và người dân địa phương một cách khách quan. Trên cơ sở đó, phân tích được những tác động của du lịch đến môi trường tỉnh một cách thực tế và khoa học.

6.2.5. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Đây là một trong những phương pháp đặc thù của Địa lý, được sử dụng trong việc xử lí các dữ liệu và xây dựng các bản đồ phục vụ đề tài nghiên cứu.


7. Cấu trúc của luận văn‌

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của du lịch và tác động của du lịch đến môi trường.

Chương 2: Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường của tỉnh Bình Thuận

Chương 3: Định hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường ở tỉnh Bình Thuận đến năm 2020


PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1.1. Khái niệm chung về du lịch và môi trường‌

1.1.1. Khái niệm du lịch‌

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.

Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.”

Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma- Italia (21/8-5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.

Theo I.I. Pirôgiơnic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức- văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

Luật Du lịch Việt Nam khẳng định “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.


1.1.2. Tài nguyên du lịch‌

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa-lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.

Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.

Theo Pirôgiơnic: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kĩ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.

Luật du lịch Việt Nam khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, được xem là tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch càng cao.

Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển các loại hình du lịch. Qui mô và khả năng phát triển du lịch của một tỉnh hay một quốc gia đều phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.


Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch. Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh đến hoạt động du lịch là địa hình, khí hậu, nước, động - thực vật.

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách.

Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế- xã hội và môi trường.

Tuyến du lịch: là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.

1.1.3. Sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch‌

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch:

Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, Tiến sĩ sử học, Ủy viên đoàn chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí.”

“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch nhằm phục vụ du khách trong quá trình đi du lịch”.

“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023