Định Hướng Và Giải Pháp Giải Quyết Mối Quan Hệ Giữa Phát Triển Du Lịch Và Môi Trường Ở Tỉnh Bình Thuận Đến Năm 2020


2.4.3.2. Tác động tiêu cực

+ Tăng giá cả sinh hoạt: du lịch phát triển góp phần tăng thu nhập, cải thiện mức sống của người dân, sức mua tăng nhưng đồng thời cũng làm giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu và thực phẩm tăng cao gây khó khăn cho cộng đồng dân cư có thu nhập thấp sống xung quanh khu vực phát triển du lịch.

+ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đặc biệt là khách quốc tế đến từ những khu vực có mức chi tiêu cao thì cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật của tỉnh Bình Thuận phải ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Vì vậy Nhà nước phải gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương. Ngoài ra du lịch phát triển cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường đòi hỏi tỉnh phải tăng cường đầu tư cho công tác qui hoạch du lịch và thực hiện nhiều dự án như: bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên; tu bổ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh; phân tích chất lượng môi trường; đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao… gây khó khăn cho việc cân đối ngân sách chung.

+ Du lịch có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải.... Do đó các ngành kinh tế này sẽ bị phụ thuộc vào ngành du lịch. Nếu du lịch phát triển thì các ngành kinh tế này sẽ phát triển theo và ngược lại.

+ Cư dân địa phương ở các khu du lịch và khu nghỉ mát thường phải chịu đựng tình trạng quá tải vào mùa du lịch và sẽ phải thay đổi lối sống để phù hợp với sinh hoạt của du khách chủ yếu đến từ các vùng đô thị.

Tóm lại, hoạt động du lịch tạo ra nhiều tác động đến môi trường tự nhiên, nhân văn và môi trường kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Du lịch phát triển mang lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế tỉnh Bình Thuận, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần bảo tồn, các cảnh quan tự nhiên, các di tích lịch sử- văn hóa, làm hồi sinh các loại hình nghệ thuật, các làng nghề truyền thống…

Bên cạnh đó, du lịch cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; suy giảm đa dạng sinh học; gia tăng các tệ nạn xã hội, suy giảm đạo đức; thay đổi lối sống của cộng đồng địa phương…Nguyên nhân chủ


yếu là do nước thải, rác thải từ các hoạt động của nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí và từ du khách cũng như cộng đồng địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


2.5. Tóm tắt chương 2‌

Bình thuận có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nằm giữa các trung tâm du lịch như Nha Trang, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu. Tài nguyên du lịch phong phú đa dạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan hồ, thác, suối khoáng… mang nét đặc trưng riêng. Đặc biệt Bình Thuận nổi tiếng là vùng “Biển xanh- cát Trắng- Nắng vàng” tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch.

Nhìn chung vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận ngày càng nâng lên, thị trường du khách ngày càng mở rộng, thời gian lưu trú của du khách ngày càng tăng, mức tăng trưởng doanh thu du lịch không ngừng phát triển và phần lớn du khách có ấn tượng tốt và cảnh quan và con người Bình Thuận. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa đặc trưng của tỉnh chưa được khai thác và phát huy đúng mức, dịch vụ du lịch phát triển chưa mạnh, chất lượng chưa cao, tính chuyên nghiệp chưa cao, các hoạt động vui chơi, giải trí còn kém hấp dẫn nên thời gian lưu trú của du khách tương đối ngắn và công tác đào tạo đội ngũ phục vụ du lịch chưa mạnh, chưa sâu, chưa theo kịp yêu cầu đa dạng, phong phú của phát triển du lịch nên chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.

Hoạt động du lịch đã và đang tạo ra nhiều tác động tích cực và tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Do đó, cần đề ra giải pháp kịp thời nhằm phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên, nhân văn và môi trường kinh tế tỉnh Bình Thuận.



CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN 1



CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN 2


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng‌


3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‌

3.1.1.1. Quan điểm

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.


b. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011- 2020 đạt 11,5 - 12%/năm.

Về khách du lịch

- Năm 2015: Việt Nam đón 7- 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp 5,5 - 6% vào tổng GDP cả nước.

- Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp 6,5 - 7% vào tổng GDP cả nước.

- Năm 2025: Việt Nam đón được 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 58-60 triệu lượt khách du lịch nội địa.

- Năm 2030: Việt Nam đón được 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 70-72 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Về tổng doanh thu từ khách du lịch

Năm 2015: tổng doanh thu từ khách du lịch của nước ta đạt 10 - 11 tỷ USD. Năm 2020: tổng doanh thu từ khách du lịch của nước ta đạt 18 - 19 tỷ USD. Năm 2025: tổng doanh thu từ khách du lịch của nước ta đạt 27 tỉ USD.

Phấn đấu năm 2030: Tổng doanh thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần so với năm 2020.

Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất du lịch

Đến năm 2015 cần có 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao. Năm 2020 cần có 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao và đến năm 2030 là 900.000 buồng lưu trú. Nhu cầu vốn đầu tư cho năm 2015 là 18,5 tỉ USD, đến năm 2020 khoảng 24 tỉ USD.

Mục tiêu xã hội

Phát triển du lịch nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Đến năm 2015: tạo ra 2,2 triệu việc làm trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 620.000 lao động trực tiếp và đến năm 2020: tạo 3 triệu việc làm, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp.


Mục tiêu môi trường

Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khẳng định môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo qui định của pháp luật và môi trường.


3.1.1. 3. Giải pháp

Những giải pháp chủ yếu bao gồm: phát triển sản phẩm du lịch, phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch.


3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận‌

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ định hướng phát triển du lịch của tỉnh:

- Phát triển du lịch Bình Thuận theo hướng bền vững, thu hút khách quốc tế và trong nước trong đó lấy việc thu hút khách quốc tế là định hướng chính. Phát triển du lịch nhưng không gây suy thoái môi trường, giữ gìn và phát huy các tài nguyên du lịch cả về tài nguyên tự nhiên lẫn nhân văn.

- Hình thành liên kết các vùng, tuyến du lịch quốc gia, quốc tế.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế.

- Nâng cao vị thế của du lịch Bình Thuận mang tầm cỡ quốc gia và khu vực để ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch.


- Kết nối cân bằng du lịch biển, rừng, lễ hội, du lịch cảnh quan rừng và bảo tồn thiên nhiên.

- Tập trung thu hút thị trường khách du lịch quốc tế cao cấp có khả năng chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài ngày như: các quốc gia ở Tây Âu (Đức, Anh, Pháp, Hà Lan…); Đông Âu (Nga, Ucraina…); Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy…). Ngoài ra còn thu hút du khách ở các quốc gia thuộc Bắc Mỹ, ASEAN. Hiện nay Nga là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Bình Thuận. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển khá nhanh.

- Phát triển và giữ vững thị trường du lịch nội địa nhằm tăng doanh thu du lịch. Khai thác tối đa thị trường du khách trong tỉnh và các khu vực lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long…

3.2. Các chỉ tiêu dự báo‌


3.2.1. Dự báo về thị trường du khách quốc tế và nội địa‌


3.2.1.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng khách du lịch

Dự báo năm 2015 tổng số lượt khách đến Bình Thuận là 4.500.000 lượt, trong đó khách quốc tế là 500.000 lượt, khách nội địa là 4000.000 lượt và đến năm 2030 Bình Thuận sẽ đón được khoảng 17.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 3500.000 lượt và khách nội địa là 14.000.000 lượt khách.

Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2010-2015 là 12,47%, 2015-2020 là 10,76%, 2020-2025 là 8,73% và giai đoạn 2025-2030 là

8,95%. Trong đó:

Tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế: giai đoạn 2010-2015 là 15%, 2015- 2020 là 14,87%, 2020-2025 là 13,7%, 2025-2030 là 13%.

Tốc độ tăng trưởng của khách nội địa: giai đoạn 2010-2015 là 12,2%, 2015- 2020 là 10,2%, 2020-2025 là 7,88%, 2025-2030 là 8,06%.


3.2.1.2. Dự báo thời gian lưu trú của du khách

Dự báo thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế vào năm 2015 là 3,3 ngày và đến năm 2030 là 4 ngày; thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa là

Ngày đăng: 23/04/2023