Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành chứng khoán đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


TTCK: Thị trường chứng khoán NHTM: Ngân hàng thương mại ROA: Khả năng sinh lợi của tài sản

ROE: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROS: Khả năng sinh lợi của doanh thu

CR: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn TNDN: Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố đã được mã hóa 23

Bảng 4.1: Bảng thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc 27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

Bảng 4.2: Bảng mô tả sự tương quan giữa các biến 32

Bảng 4.3: Bảng thống kê hệ số R2 và hệ số VIF 45

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành chứng khoán đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thống kê mô tả biến phụ thuộc 28

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thống kê mô tả các biến độc lập 29

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Lý do chọn đề tài


Cấu trúc vốn tối ưu luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Để thành công và có khả năng cạnh tranh cao với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì nhà quản trị tài chính cần đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nguồn tài trợ vốn cho công ty. Cụ thể nhà quản trị cần quyết định doanh nghiệp nên sử dụng vốn vay bao nhiêu, vốn chủ sở hữu bao nhiêu để tối thiểu hóa rủi ro và chi phí sử dụng vốn. Một cấu trúc vốn phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được những lợi ích từ lá chắn thuế, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đồng thời nâng cao lợi ích của các cổ đông trong công ty.

Với tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới trong những năm trở lại đây đã phần nào ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn và một số tiến hành giải thể. Vì vậy, các nhà quản trị cần xem xét, tìm ra những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ra sao để cân nhắc, đi đến những quyết định đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải phát huy tối đa sức mạnh nội tại của mình. Việc xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý cũng là một cách để phát huy sức mạnh đó. Cấu trúc vốn ưu tiên sử dụng nợ hoặc nghiêng hẳn về sử dụng vốn chủ sở hữu có thể phù hợp ở giai đoạn này nhưng lại không phù hợp ở giai đoạn khác.

Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp là một việc làm quan trọng và cần thiết, giúp các nhà quản trị tổ chức sắp xếp nguồn vốn kinh doanh thông qua việc lựa chọn, thực hiện các quyết định tài trợ của mình nhằm mục tiêu xây dựng được một cấu trúc tài chính hợp lý, thích ứng với từng giai đoạn phát triển đồng thời đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Với những lý do nêu trên, nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng chính sách tài trợ hợp lý, tận dụng tích cực hiệu quả đòn bẩy nợ để nâng cao giá trị doanh nghiệp, đề tài này thực hiện nghiên cứu: “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành chứng khoán đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành ngành chứng khoán đang được niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành ngành chứng khoán đang được niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó và các chỉ tiêu tài chính đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa cấu trúc vốn của doanh nghiệp.


1.3. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu này là:

- Những nhân tố nào tác động, ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Phân tích các nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào, mức độ nào đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Những giải pháp nào cần đề xuất để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Chứng khoán

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc vốn của các công ty chứng khoán đang được niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được giới hạn trong thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2015.

- Phạm vi về không gian: BCTC của 16 doanh nghiệp ngành chứng khoán được niêm yết trên TTCK Việt Nam, xử lý và phân tích số liệu từ năm 2011 đến năm 2015.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, thu thập số liệu BCTC năm 2011 2015 của 16 công ty ngành chứng khoán. Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Qua việc phân tích thống kê mô tả, chạy mô hình hồi quy với phần mềm Eviews 6. Trên cơ sở đó xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính. Từ đó thực hiện kiểm định, phân tích kết quả và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng của ngành chứng khoán.

Tài liệu sử dụng trong bài nghiên cứu gồm nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của 16 công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.6. Ý nghĩa nghiên cứu


Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp tổng quan về cấu trúc tài chính của các công ty ngành chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này giúp ích cho các nhà điều hành doanh nghiệp trong việc phân tích và đánh giá lợi ích, sự tương quan giữa các yếu tố trên. Từ đó lựa chọn một cấu trúc vốn hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

1.7. Kết cấu đề tài


Bài nghiên cứu gồm 5 chương:

- Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày một cách tổng quát toàn bộ nghiên cứu, đưa ra lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nội dung chương này trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này xây dựng mô hình nghiên cứu và mô tả nguồn dữ liệu nghiên cứu, lựa chọn phương pháp hồi quy, mô hình ước lượng phù hợp cho nghiên cứu.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến, kết quả kiểm định mô hình, ước lượng hồi quy cho mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu.

- Chương 5: Kết luận và giải pháp. Đưa ra các kết luận dựa trên kết quả có được sau khi áp dụng các phương pháp phân tích và đưa ra những giải pháp.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH

NGHIỆP


2.1. Tổng quan về cấu trúc vốn


2.1.1. Khái niệm


Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Hoặc có thể được định nghĩa là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án mà theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất.

Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Mặt khác, gánh nặng nợ tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.

2.1.2. Đặc điểm


Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một phương thức và hình thức kinh doanh khác nhau nhưng mục tiêu của họ vẫn là tạo ra được lợi nhuận. Và điều đó chỉ đạt được khi nguồn vốn của doanh nghiệp được quản lý, sử dụng một cách

Xem tất cả 71 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí