Các hoạt động hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư cũng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xúc tiến đầu tư và từ đó ảnh hưởng nhiều đến dòng FDI chảy vào một nước. Các hoạt động hỗ trợ này có thể là hỗ trợ trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư, hỗ trợ trong việc lập hồ sơ dự án và xin phép đầu tư, hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án, hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động của dự án và hỗ trợ khi dự án làm thủ tục để chấm dứt hoạt động. Ngày nay nhiều nước đã áp dụng cơ chế một cửa để giúp các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần thông qua một đầu mối có thể hỗ trợ về mọi mặt và trong suốt quá trình từ khi tìm kiếm cơ hội đầu tư đến khi kết thúc dự án. Cơ chế này đã tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư, giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí. Với chính sách xúc tiến đầu tư tốt, dòng vốn FDI chảy vào một nước có thể tăng lên rất nhiều.
3.3.2. Hoạt động ưu đãi đầu tư
Theo UNCTAD, các biện pháp ưu đãi đầu tư là: “Là các biện pháp ưu đãi mà bất kỳ lợi thế kinh tế có thể đo lường được chính phủ giành cho một số các công ty hoặc một số loại hình công ty nhất định để khuyến khích các công ty này hoạt động theo một cách thức nhất định”. Các ưu đãi đầu tư như ưu đãi về thuế, ưu đãi tài chính, ưu đãi khác cũng là một công cụ được nhà nước sử dụng để tăng cường thu hút FDI. Các ưu đãi này giúp cho các chủ đầu tư tăng tỷ suất lợi nhuận, giảm chi phí hoặc hạn chế rủi ro. Thông thường các chính sách này đuợc áp dụng riêng cho một hoặc một số doanh nghiệp hoạt động trong một ngành một lĩnh vực được nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển như muốn điều chỉnh cơ cấu ngành, lãnh thổ, khuyến khích chuyển giao công nghệ cao…Như vậy, ưu đãi đầu tư có thể giúp các nước tăng cường thu hút FDI có trọng điểm ví dụ như các nhà đầu tư hướng về xuất khẩu thích những chính sách ưu đãi mở cửa còn những nhà đầu tư hướng theo chiến lược thay thế nhập khẩu lại thích hàng rào thuế quan bảo hộ sản phẩm trong nước.
3.3.3. Một số yếu tố khác trong hỗ trợ kinh doanh
Ấn tượng tốt về một môi trường kinh doanh với nhiều thiện cảm như: mức độ minh bạch của một nền kinh tế, hối lộ… cũng góp phần thu hút đầu tư FDI. Điều này tác động trực tiếp đến cảm nhận của các nhà đầu tư và trong dài hạn thì điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thuận lợi trong kinh doanh. Tham nhũng khiến cho chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh tăng lên và các nhà đầu tư không thể dự đoán được chi phí có thể tăng lên đến mức nào. Tham nhũng cũng làm cho các cơ hội đầu tư trở nên không chắc chắn. Dù đã phải chi tiền cho các quan chức chính phủ nhưng các nhà đầu tư không biết chắc chắc rằng mình có được đầu tư hay không vì không có một ràng buộc chặt chẽ nào giữa những quan chức này. Chính vì vậy nhiều khi không cần cân nhắc đến yếu tố nào khác, khi thấy một nước có nạn tham nhũng nặng nề, các chủ đầu tư sẽ không tìm đến nước đó nữa.
Thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng đến chi phí và cơ hội đâu tư. Nhiều trường hợp chỉ vì thủ tục hành chính quá rườm rà, mất nhiều thời gian mà khi hoàn thành xong các thủ tục theo đúng quy định của nước nhận đầu tư thì cơ hội đầu tư cũng đã qua mất. Chính vì vậy khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các chủ đầu tư phải ưu tiên những nơi những nước không đòi hỏi những thủ tục rườm rà. Đặc biệt các chủ đầu tư thích tìm đến những địa điểm đầu tư ở đó các thủ tục hành chính cụ thể, rõ ràng, minh bạch vì nó sẽ giúp các chủ đầu tư biết ngay từ đầu nên làm gì và cũng giúp các chủ đầu tư tự đánh giá xem liệu dự án của họ có được phép tiến hành không.
FDI là một hoạt động lâu dài, vì vậy khi đầu tư ở đâu thông thường chủ đầu tư thường phải sinh sống và làm việc ở đó, nhiều khi họ mang theo cả gia đình nên chính điều này khiến họ phải cân nhắc đến lợi ích xã hội của nước nhận đầu tư xem họ có đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ hay không. Một nước không có các trường học quốc tế dành cho người nước ngoài sinh sống và chất lượng nhà ở thấp, các dịch vụ vui chơi giải trí nghèo nàn sẽ khó thu hút được nhiều FDI.
Các yếu tố về văn hóa con người cũng là một trong những yếu tố tác động đáng kể đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư. Vì mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau, nên hoạt động đầu tư ở một môi trường khác biệt sẽ buộc các nhà đầu tư phải áp dụng những phương thức kinh doanh khác nhau. Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi bật có thể kể đến là tập quán lối sống tôn giáo và ngôn ngữ, các nhân tố này được coi là hàng rào chắn hoạt động đầu tư. Có rất nhiều dân tộc cùng chung sống trong cùng một lãnh thổ với nhiều tập quán sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, lối sống, tôn giáo và ngôn ngữ riêng. Do đó các nhà đầu tư phải biết rõ và có kế hoạch cụ thể và phù hợp với từng môi trường đầu tư.
Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế trên khía cạnh văn hóa đòi hỏi cần phải sắp xếp phân lọai các quốc gia theo những nhóm nước khác nhau về sự tương đồng hay khác biệt về văn hóa. Nếu nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư nằm trên hai vùng tương đồng về văn hóa là thuận lợi cho cả chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Trong trường hợp có sự khác biệt các chủ đầu tư phải cân nhắc và đưa ra những biện pháp tốt nhất để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Chương II:
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 1
- Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 2
- Fdi Định Hướng Nguồn Nguyên Liệu Và Tài Sản (Resourse/ Asset- Seeking)
- Quy Mô Và Tốc Độ Tăng Trưởng Các Dự Án Fdi Của Từng Tỉnh
- Quy Định Pháp Lý Về Đầu Tư Của Một Số Quốc Gia Châu Á
- Fdi Định Hướng Thị Trường Của Hai Tỉnh Vĩnh Phúc Và Bình Dương
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
SO SÁNH MỨC ĐỘ HẤP DẪN FDI
TẠI HAI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ BÌNH DƯƠNG
1. Kết quả thu hút FDI của hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương tính đến năm 2008
1.1. Đánh giá chung về tình hình FDI cả nước trong giai đoạn 1986-2008
Trong đường lối của Đảng và Nhà nước, việc thu hút và sử dụng FDI được coi là công cụ đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với lần đầu tiên ban hành luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987 tại Việt Nam, hoạt động đầu tư nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, vào công cuộc đổi mới đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên trường quốc tế.
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.
Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ
hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Ma-lai-xi-a, Xin-ga- po, Thái-lan…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này.
Trong khoảng thời gian từ năm 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
Trong giai đoạn 2000-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20, 8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14, 3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59, 5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32, 3 tỷ USD) với sự xuất hiện
của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996. Và đến năm 2008, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước... Năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, đạt khoảng 65 tỉ USD - mức cao nhất từ trước tới nay. Điều này khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.
Tính chung cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt được 6.3%. Đây là mức thấp hơn kế hoạch đã được đề ra (7%), và giảm 2.2 điểm phần trăm so với năm trước. Tất cả các khu vực đều có tăng trưởng thấp hơn, ngoại trừ khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Đặc biệt, tốc độ tăng tích lũy tài sản cố định đã giảm mạnh từ 24% xuống chỉ còn 4%. Trong khi đó, tỉ trọng hàng tồn kho đã tăng lên 5% so với tổng GDP, cao hơn mức thông thường của các năm trước (khoảng 2%). Tính chung cả năm, nhập siêu của Việt Nam là 17.5 tỷ USD. Con số này thấp hơn mức được dự báo ban đầu, khi nhập siêu đang tăng cao. Tuy nhiên, việc nhập siêu phần nào được kiềm chế chủ yếu là do nhập khẩu của những tháng cuối năm không tăng cao, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Trong khi đó, xuất khẩu mặc dù nhìn chung vẫn tăng và đạt 63 tỷ USD, cho thấy có những dấu hiệu đáng ngại. Nếu xét chung về cán cân thanh toán, thì với việc dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm là 11.5 tỷ đồng và tình hình kiều hối được ước tính vẫn khả quan ở mức 6-8 tỷ USD thì nhìn chung cán cân thanh toán vẫn chưa rơi vào tình trạng thâm hụt.
Xét riêng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian năm 2008, cả nước đã thu hút trên 60 tỉ USD, trong đó cấp mới đạt 59 tỉ USD (1.059 dự án), bằng 82, 5% về số dự án và tăng gấp 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007; số còn lại là vốn đầu tư tăng thêm của một số dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh. Quy mô vốn bình quân đầu tư của một dự án đạt 55, 7 triệu USD/dự án thể hiện số lượng dự án có quy mô vốn lớn tăng hơn nhiều so với năm 2007 (12, 2 triệu USD/dự án). Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư nước ta hiện nay. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với các nhà hoạch định chính sách FDI, là thành quả của Chính phủ trong nỗ lực chỉ đạo, điều hành, của các cơ quan quản lý hoạt động FDI từ Trung ương đến địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở, minh bạch và thông thoáng, phù hợp với cam kết quốc tế về giảm thiểu các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn là sự tích cực, chủ động trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Một điều dễ nhận thấy là dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử như: Intel, Compal, Foxconn, Samsung... Đặc biệt trong năm 2008 còn xuất hiện dự án của các tập đoàn lớn, như Good Choi (Hoa Kỳ), Berjaya (Ma-lai-xi-a) v.v.. Điều này cho thấy, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam các tập đoàn nước ngoài đã quyết định đầu tư quy mô lớn, xem Việt Nam như một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Các dự án lớn nói trên sẽ kéo theo nhiều nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm phụ trợ phục vụ sản xuất.
Vốn đăng ký cấp mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 537 dự án có tổng vốn đăng ký 32, 5 tỉ USD, chiếm 53, 7% về số dự án và 55, 7% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 480 dự án với tổng vốn đăng ký 26, 2 tỉ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch dần sang lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng khu vực dịch vụ, bao gồm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế trong thời gian tới. Hiện nay đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có đăng ký mức vốn đầu tư trên 1 tỉ USD. Ma-lai-xi-a đứng đầu với 49 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỉ USD, chiếm 4,2% về số dự án và 25,5% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 với 127 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỉ USD, chiếm 12,8% về số dự án và 14,8% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 với 95 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỉ USD, chiếm 9,4% về số dự án và 12,89% về vốn đầu tư đăng ký. Bru- nây đứng thứ 4 với 16 dự án, vốn đầu tư 4, 38 tỉ USD, chiếm 7, 5% về vốn đầu tư đăng ký. Ca-na-đa đứng thứ 5 với 8 dự án, vốn đầu tư 4, 23 tỉ USD, chiếm gần 7, 5% về vốn đầu tư đăng ký. Kết quả trên cho thấy, các nhà đầu tư từ quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á vẫn chiếm đa số trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Theo đánh giá tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2008 được tổ chức vào ngày 1-12-2008 tại Hà Nội, khu vực doanh nghiệp FDI hiện đóng góp hơn 40% sản lượng công nghiệp, gần 60% tổng giá trị xuất khẩu, 20% lực lượng sản xuất và hơn 35% nguồn thu thuế. Tình hình hoạt động triển khai sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 cũng đạt kết quả tích cực. Ước tính các doanh nghiệp FDI đã góp vốn đầu tư thực hiện trong năm đạt khoảng 11 tỉ USD, tăng 30,8% so với năm 2007. Doanh thu của khu vực FDI đạt khoảng 50 tỉ USD, tăng 26,3% so với