Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HẤP DẪN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HAI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ BÌNH DƯƠNG


Họ và tên sinh viên Lớp

Khoá

Giáo viên hướng dẫn

: NguyÔn ThÞ Hång Ng©n

: Anh 4

: 44 A

: Phan ThÞ V©n

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 1



Hà Nội, tháng 5 năm 2009


1.Tính cấp thiết của đề tài

LỜI MỞ ĐẦU


Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KH-KT, của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, nhu cầu về vốn đầu tư trong xã hội ngày càng tăng. Vốn trong nước, đặc biệt là các nước đang phát triển không đủ đáp ứng trong khi đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài có hạn. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn lựa chọn nơi đầu tư tốt nhất cho mình, đầu tư vào những nơi ít rủi ro, đem lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy trước khi đầu tư các nhà đầu tư luôn xem xét đánh giá môi trường đầu tư ở nước mình định đầu tư để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Nhận thức được điều đó, các địa bàn đầu tư trong một quốc gia luôn tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc đánh giá môi trường đầu tư góp phần giúp các tỉnh điều chỉnh môi trường đầu tư của địa bàn mình cho phù hợp, tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài.

Vĩnh Phúc và Bình Dương là hai tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc, Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Hàng loạt các khu công nghiệp với các nhà máy trong nhiều lĩnh vực mọc lên. Hai tỉnh có môi trường đầu tư khá tốt, luôn đứng trong top 10 các tỉnh trong cả nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên mức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài của 2 tỉnh còn nhiều hạn chế chưa tân dụng được hết thế mạnh, chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài so sánh mức độ hấp dẫn của hai môi trường đầu tư. Từ đó, khóa luận đưa ra một số phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư cho cả hai tỉnh đồng thời qua đây các tỉnh trong cả nước cũng học hỏi thêm nhiều bài học kinh nghiệm.

2. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung.

Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương.

Đề xuất một số giải pháp và phương hướng nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh và đưa ra bài học kinh nghiệm cho các tỉnh bạn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương.

Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Bình Dương.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh….

5. Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Chương II: SO SÁNH MỨC ĐỘ HẤP DẪN FDI TẠI HAI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ BÌNH DƯƠNG

Chương III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

Để hoàn thành khóa luận với kết quả tốt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Phan Thị Vân, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế Ngoại Thương và các thầy cô giáo khác trong trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm học qua. Em xin chân thành cảm ơn các cơ

quan đoàn thể đã giúp đỡ em có được tài liệu và những lời khuyên bổ ích. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên em hoàn thành khóa luận.

Do hoàn thành khóa luận trong thời gian ngắn và gặp một số khó khăn về nguồn tài liệu cũng như nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, cũng như những lời nhận xét đánh giá của gia đình bạn bè và những người quan tâm.

Chương I:‌‌

TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ HẤP DẪN FDI

1. Các khái niệm

1.1. Khái niệm FDI

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment - FDI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. FDI có thể coi là một trong những nguồn vốn chủ yếu để đầu tư sản xuất, kinh doanh… Các tổ chức quốc tế, khu vực và các quốc gia đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về FDI.

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã định nghĩa về FDI như sau: “FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên một lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thật sự doanh nghiệp” (BPM5, fifth edition).

Như vậy theo IMF hoạt động FDI thật sự nổi bật với 2 đặc điểm là: mang lại lợi ích lâu dài và giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Lợi ích lâu dài (hay mối quan tâm lâu dài - lasting interest): khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt những mục tiêu lợi ích dài hạn. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này. Bên cạnh lợi ích lâu dài, quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (effective voice in management) chính là: quyền kiểm soát doanh nghiệp (control). Đây chính là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua và phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hàng ngày của doanh nghiệp

lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên tức là những quyền ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của doanh nghiệp.

Cũng tương tự như IMF, tổ chức OECD cũng đưa ra khái niệm tương tự về FDI, cũng là thiết lập mối quan hệ lâu dài (theo đuổi lợi ích lâu dài) và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nhưng OECD đã cụ thể hơn cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp. OECD đưa ra khái niệm như sau:”Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:

1. Thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp hoặc chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.

2. Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.

3. Tham gia vào một doanh nghiệp mới.

4. Cấp tín dụng dài hạn (nhiều hơn 5 năm).

5. Quyền kiểm soát nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.

Theo khái niệm về FDI của Ủy ban thương mại và phát triển của liên hợp quốc (UNCTAD) nhấn mạnh hơn đến khía cạnh kiểm soát lâu dài của chủ đầu tư đối với hoạt động đầu tư của mình. Theo đó FDI: “Là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích, và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc một thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”

Luật đầu tư năm 2005 mà quốc hội khóa XI Việt Nam đã thông qua các khái niệm về FDI như sau: “Đây là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu

tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

1.2. Đặc điểm của FDI

Mặc dù các tổ chức khác nhau đều đưa ra định nghĩa về FDI theo quan điểm riêng của mình song tất cả đều có những nét tương đồng nhau chỉ ra đặc điểm của FDI. Theo đó, FDI mang một số đặc điểm như sau:

- Hoạt động FDI tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: theo cách phân loại ĐTNN của UNCTAD, IMF và OECD thì FDI là đầu tư tư nhân. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển luôn lưu ý vấn đề này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng bước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, và theo điều 8 luật đầu tư nước ngoài 1996, Việt Nam là 30%, tuy nhiên đến 29/11/2005 thì Việt Nam không quy định vốn tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài nữa. Còn theo quy định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp – mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp.

- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam,

trong doanh nghiệp liên doanh, các bên chỉ định người của mình tham gia vào hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của liên doanh.

- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.

- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài tự lựa chọn lĩnh vực kinh doanh đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.

- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt Nam, hầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo hình thức thâm nhập (quốc tế): hai hình thức chủ yếu là đầu tư mới (Greenfield investerment-GI) và mua lại và sát nhập qua biên giới (Cross-bored merger and acquisition-M&A), ngoài ra còn có hình thức Brownfield investment1.

* Đầu tư mới (Greenfield investerment-GI): đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.


1 Brownfield investment: mua lại một doanh nghiệp nhưng không sử dụng đến các tài sản của doanh nghiệp đó. Bản chất chỉ là mua lại cái tên.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí