Quy Mô Và Tốc Độ Tăng Trưởng Các Dự Án Fdi Của Từng Tỉnh

năm 2007, trong đó xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt khoảng 25 tỉ USD, tăng 24,9% so với năm trước. Nhập khẩu đạt khoảng 29 tỉ USD, tăng 34, 5% so với năm 2007. Nộp ngân sách đạt khoảng 2 tỉ USD, tăng 33% so với năm 2007. Trong năm 2008, khối doanh nghiệp FDI thu hút thêm khoảng 18 nghìn lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực FDI tính đến thời điểm này xấp xỉ 1,5 triệu lao động, tăng 15,7% so với năm trước.

1.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng các dự án FDI của từng tỉnh

Hòa chung cùng làn sóng đầu tư nước ngoài của cả nước, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương cũng có nhiều thăng trầm và đạt được những bước tiến đáng kể với nhiều thành tựu trong công cuộc chạy đua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cùng bước tiến trên một con đường, cả hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương có rất nhiều điểm tương đồng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên mỗi tỉnh lại có một thế mạnh riêng và phương thức khác nhau phù hợp với đặc điểm từng vùng.

Xem xét, nhìn nhận quy mô và tốc độ tăng trưởng các dự án FDI của từng tỉnh là một yếu tố khá quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trước khi đầu tư vào địa bàn nào, họ thường khảo sát xem các dự án đã được triển khai trước đây hoạt động hiệu quả ra sao. Nếu như các dự án đã được triển khai có hiệu quả không cao, làm ăn thua lỗ, mức tăng trưởng giảm dần theo thời gian, thì các chủ đầu tư cũng khá e ngại khi bỏ vốn đầu tư. Ngược lại, nếu như tỉnh có tốc độ tăng trưởng thu hút FDI cao, các dự án hoạt động với hiệu quả cao, các nhà đầu tư luôn có ấn tượng và thiện cảm với địa bàn này và họ dành ưu ái để đầu tư vốn vào đây. Chính vì vậy hiệu quả của các dự án đã triển khai cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hấp dẫn nhà đầu tư.

1.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng các dự án FDI của tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2008 được coi là mốc son quan trọng đối với chặng đường hơn 10 năm trải thảm đỏ thu hút FDI của Vĩnh Phúc. Trong năm, các KCN trên địa

bàn tỉnh thu hút được 67 dự án đầu tư mới và 19 dự án tăng vốn, trong đó có 28 dự án FDI mới và 12 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký 900 triệu USD, 7 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng. Bước ngoặt không chỉ bởi Vĩnh Phúc đã có dự án lớn như dự án 500 triệu USD của Tập đoàn Compal đầu tư sản xuất máy tính xách tay mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp của tỉnh trong tương lai.

Đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có tổng số 500 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.788 triệu USD và 366 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 23.900 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm nay, số dự án giảm tới 18% nhưng số vốn tăng hơn 6 lần so với năm 2007 và bằng cả 9 năm trước đó cộng lại. Không phải ngẫu nhiên Vĩnh Phúc có được kết quả khả quan như vậy, trong hơn 9 năm qua, ngoài các điều kiện thuận lợi do vị trí địa lý sẵn có, Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh quy hoạch các KCN, chuẩn bị quỹ đất, nguồn nhân lực đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng: đường giao thông, điện, nước, viễn thông… và luôn sát cánh cùng các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7 KCN với tổng diện tích 1.809 ha đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và cho phép thành lập, trong đó KCN Quang Minh đã lấp đầy, KCN Khai Quang đạt 67,5%… hạ tầng các KCN đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện. Trong thời gian tới, bên cạnh thu hút các dự án mới ban và các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ phận một cửa liên thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

1.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng các dự án FDI của tỉnh Bình Dương

Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như lạm phát, chứng khoán, ngân hàng... nhưng dòng chảy của vốn FDI vào Bình Dương vẫn mạnh mẽ. Đáng chú ý là thời gian gần đây có nhiều dự án lớn đầu tư vào tỉnh, phần lớn các dự án này chủ yếu thiên về sản xuất sản phẩm bằng công nghệ cao. Nổi bật như dự án của Tập đoàn Teco (Đài Loan) được khởi công ngày 19-7, xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm điện, điện tử kỹ thuật cao tại Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước 3 (Bến Cát). Quy mô nhà máy được xây dựng trên diện tích 50 ha với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD. Dự kiến nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động vào đầu năm 2009. Khi đi vào hoạt động, sản phẩm của nhà máy được cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Công ty TNHH Kubota Việt Nam (liên doanh hợp tác giữa Tập đoàn Kubota Nhật Bản và Công ty Siam Kubota của Thái Lan) chọn Bình Dương để đầu tư nhà máy sản xuất máy móc nông nghiệp là máy cày, máy gặt đập liên hợp và nơi đặt nhà máy là KCN Mỹ Phước. Dự án giai đoạn 1 có vốn đầu tư hơn 11,3 triệu USD, nhà máy có diện tích 5 ha, công suất đạt 5.000 máy cày và 1.000 máy gặt đập liên hợp/năm.. Mới đây nhất, Tập đoàn Mapletree cũng đầu tư hơn 500 triệu USD vào Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị (Khu liên hợp) để phát triển dự án Khu công nghệ sản xuất kinh doanh và xây dựng Khu kho vận Mapletree tại KCN VSIP II.

Bên cạnh các dự án lớn trên, lĩnh vực bất động sản của tỉnh cũng tiếp tục hấp dẫn nguồn FDI. Cụ thể, Tập đoàn Surbana sẽ đầu tư xây dựng khu đô thị An Tây. Đây là tập đoàn chủ chốt trong quy hoạch phát triển đô thị của Singapore với hơn 45 năm kinh nghiệm và là tập đoàn tư vấn lớn nhất Đông Nam Á hiện có nhiều chi nhánh và dự án đang triển khai ở nhiều nước. Phó Chủ tịch Tập đoàn Surbana Lim Buey Shyan cho biết: “Khu đô thị mới do tập

đoàn đầu tư nằm trong KCN & Dịch vụ An Tây (xã An Tây, huyện Bến Cát) sẽ là khu đô thị tổng hợp kiểu mẫu với quy mô khoảng 560 ha. Trong đó bao gồm nhiều hạng mục như khu nhà ở gồm căn hộ, biệt thự, nhà vườn và các công trình khác như trung tâm thương mại, công viên cây xanh, khu giải trí, thể thao, trường tiểu học, trường trung học, trường cao đẳng, trường dạy nghề...”.

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bình Dương, điểm nổi bật trong việc thu hút FDI của Bình Dương trong thời gian gần đây là xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, khả năng cạnh tranh tốt và xu hướng này sẽ tạo được cân bằng trong thu hút đầu tư và phù hợp với quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của Bình Dương trong thời gian tới. Đây là điều đáng mừng trong công tác thu hút FDI vào tỉnh. Hiện tại, Bình Dương đã có 27 khu công nghiệp, diện tích hơn 8.877 ha, trong đó có 23 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Năm 2008, các khu công nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn trên 2.290 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2007, vượt gần 300% kế hoạch, nâng tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đạt hơn 6.484 tỷ đồng. Ngoài việc hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước, các khu công nghiệp còn trồng hơn 180 ha cây xanh. Hiện 10 khu công nghiệp đã xây dựng và đưa công trình xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kế gần 28.000 mét khối/ngày/đêm; 6 khu công nghiệp khác đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, tổng công suất xử lý gần 20.000 mét khối/ngày/đêm, dự kiến đưa vào vận hành trong quý 1/2009. Đến nay, các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương có 956 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 675 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký gần 4 tỷ USD, và 281 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 6.519 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương tính cho đến thời điểm hiện tại bao gồm danh sách chi tiết cụ thể như sau:

Bảng 2: Các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương


STT

Khu công nghiệp

Địa điểm

Tổng diện

tích (ha)

Tỷ lệ diện tích

đã phủ kín

1

Việt Nam –

Xingapo

Xã Bình Hòa, huyện Thuận An

300/500

90% (giai đoạn 1)

2

Tân Đông Hiệp A

Dapark(*)

Xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An

54,7

Thủ tướng CP quyết

định thành lập năm 2002

3

Tân Đông Hiệp B

Tứ Hải(*)

Xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An

164

Thủ tướng CP quyết

định thành lập năm 2002

4

Sóng Thần I

Thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An

180

87%

5

Sóng Thần II

Thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An

318

86%

6

Bình Đường

Xã An Bình, huyện Dĩ An

26

84%

7

Đồng An

Xã Bình Hòa, huyện Thuận An

132,3

93%

8

Việt Hương

Xã Thuận Giao, huyện Thuận

An

46

43%

9

Mỹ Phước(*)

Thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát

377

Thủ tướng CP quyết định

thành lập năm 2002

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 5

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, http://portal.mpi.gov.vn)

Vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi nhuận cao, do vậy nếu các dự án FDI đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời nêu gương có sức thuyết phục các nhà ĐTNN khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn FDI tiếp tục tăng, ngược lại lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Chính vì vậy, các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương đã đạt được kết quả khá tốt trong quá trình kinh doanh, mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn hẳn so với tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Khung chính sách về FDI

2.1. Sự ổn định về chính trị

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình vững chắc. Bất kỳ một nhà đầu tư nước ngoài nào khi muốn đầu tư vốn của mình vào các tỉnh của Việt Nam, họ đều xem xét và đánh giá mức độ ổn định chính trị của

cả nước, so sánh mức độ ấy với các nước khác. Có thể nói ổn định chính trị quốc gia chính là cái nhìn đầu tiên của chủ đầu tư và cũng “nhạy cảm” nhất khi chọn địa bàn đầu tư vào các tỉnh. Hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương nằm ở hai miền Bắc và Nam của tổ quốc nhưng đều được hưởng lợi ích từ sự ổn định chính trị quốc gia. Vì vậy khi xem xét mức độ ổn định chính trị của hai tỉnh ta sẽ đánh giá chung tình hình chính trị của cả nước.

Hiện nay, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, xung đột xã hội chính trị, chiến tranh khủng bố…đang đe dọa nền hòa bình thế giới. Và sự bất ổn về chính trị cũng để lại nhiều tác động đến môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh của mỗi nước nói riêng. Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị xã hội ổn định hơn so với nhiều nước Châu Á cũng như các nước khác trong khu vực ASEAN điều này được thể hiện rõ qua bảng xếp hạng của Việt Nam theo chỉ số KKZ- quản trị nhà nước của Ngân hàng thế giới.

Bảng 3: Chỉ số quản trị nhà nước của Việt Nam năm 1998, 2008


STT

Chỉ tiêu

Năm

Điểm số(0-100)

Số cuộc điều tra


I

Tiếng nói và trách nhiệm nhiệm giải trình

2008

7.9

10

1998

3.4

6


II


Ổn định chính trị

2008

61

9

1998

56.1

6


III


Hiệu quả nhà nước

2008

47

13

1998

48.8

8


IV


Chất lượng điều tiết

2008

27.7

12

1998

23.6

7


V


Quyền của luật pháp

2008

44

16

1998

17.3

11


VI


Kiểm soát tham nhũng

2008

28.6

13

1998

27

10


70

60

50

40

30

20

10

0

Chỉ tiêu Chỉ tiêu


Chỉ


Chỉ tiêu Chỉ tiêu


2008

1998

Chỉ

I II

Tiêu III IV

V Tiêu VI


(Nguồn: hướng đến tầm cao mới)

(Điểm số càng tính cao hiệu quả trong quản lý nhà nước càng tăng)


Theo bảng trên ta nhận thấy rằng trong số sáu chỉ tiêu về quản trị nhà nước trong hai năm 1998 và 2008, nhìn chung xếp hạng của Việt Nam có tăng lên, điều này có nghĩa là chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cố gắng hoàn thiện chất lượng môi trường chính trị, năng lực điều hành và năng lực pháp lý. Trong đó chỉ tiêu về “quyền của luật pháp” đã có sự thay đổi rõ rệt từ 17.3 đến 44 điều này có được là do những cải cách mạnh tay của chính phủ nhằm khẳng định tính nghiêm minh của luật pháp cũng như nâng cao hơn nữa vai trò của pháp luật trong đời sống.

Mức độ ổn định chính trị của Việt Nam được tổ chức UNCTAD đánh giá khá cao trong khu vưc châu Á:

Bảng 4: Mức độ ổn định chính trị của các quốc gia năm 2008


Quốc gia

Việt Nam

Malaysia

Singapore

Thái lan

Mức độ ổn định chính trị

60

60

75

61

(Nguồn: http://compass.Unctad.org)

Đặc biệt sau vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, Tổ chức Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC) đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ nhất về mức độ ổn định chính trị. Theo báo cáo so sánh độ rủi ro các quốc gia năm 2008 (CCRR) vừa được PERC công bố, Việt Nam là một trong những nước châu Á có độ rủi ro về kinh tế, chính trị và xã hội ở mức thấp. Đây là kết quả khảo sát do PERC thực hiện trên gần 1.500 doanh nghiệp tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, cùng với Mỹ và Úc. Tính theo thang điểm từ 0 (độ rủi ro thấp nhất) đến 10 (độ rủi ro cao nhất), Việt Nam được 5,36 điểm, xếp thứ bảy trong số 12 nền kinh tế châu Á, vượt qua Trung Quốc (5,44), Thái Lan (5,49), Philippines (5,74), Ấn Độ (6,24) và Indonesia (6,79). Như vậy có thể nói mức độ rủi ro thấp với nền chính trị ổn định là thế mạnh của Việt Nam cũng như các địa bàn thuộc Việt Nam.

2.2. Các hiệp định quốc tế và các quy định quốc gia

Việc tham gia và ký kết các hiệp định quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho Việt Nam nói chung cũng như hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương nói riêng trong công cuộc thu hút FDI. Hơn nữa các luật điều chỉnh đầu tư nước ngoài cũng góp phần khuyến khích các chủ đầu tư để tâm đến địa bàn đầu tư. Kể từ khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 Việt Nam chính thức bước vào cánh cửa mới đón các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều cam kết ưu đãi hơn ví dụ như: hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và hiệp định thương mại về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIM), các chính sách bảo hộ không hợp lý bị xóa bỏ…

Xét đến các quy định quốc gia về FDI, luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã trải qua nhiều lần bổ sung sửa đổi và hai lần thay đổi vào các năm 1996 và mới đây nhất là Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Qua đó các quy định liên quan đến hoạt động FDI được điều

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí