Fdi Định Hướng Thị Trường Của Hai Tỉnh Vĩnh Phúc Và Bình Dương

năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo, Thác Bản Long, Hồ Bò Lạc, Hồ Đại Lải, Hồ Làng Hà, Đầm Vạc, Đầm Rưng,…nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như Danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu. Đây là một lợi thế để thu hút khách du lịch và đẩy mạnh nền công nghiệp du lịch.

Nói tóm lại, cả hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương đều nằm trong vùng kinh tế năng động của cả nước và nằm trong mạng lưới giao thông quan trọng liên vùng và quốc tế. Cả hai tỉnh đều có nguồn tài nguyên đáng kể, nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng khá phong phú, tuy nhiên với tài nguyên khoáng sản và nước như ở Bình Dương thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiêp hơn ở Vĩnh Phúc.

3.2. FDI định hướng thị trường của hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương

3.2.1. FDI định hướng thị trường của tỉnh Vĩnh Phúc

Dân số trung bình năm 2008 có 1.290 nghìn người, sống trên địa bàn 9 huyện thị, trong đó, tỷ lệ dân nông thôn chiếm 82.77%, mật độ dân số trung bình 867 người/km2. Công tác kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ sinh thô của dân số đã giảm liên tục từ năm 1998 đến

2008, bình quân giảm 0,088%/năm. Kết quả là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm từ 13,23% năm 2000 xuống còn 10,58% năm 2008.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng CNH- HĐH và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh (7, 29%/năm giai đoạn 2001-2008). Tuy vậy, do xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp (trước năm 1998), cho đến nay dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao, 82.77% (năm 2008). Như vậy, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn việc

làm và chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà chủ yếu là FDI, phần lớn có hàm lượng công nghệ cao, cần ít lao động, đòi hỏi lao động có tay nghề, trong khi phần lớn lao động của tỉnh là lao động nông nghiệp và tỷ lệ lao động được qua đào tạo lại thấp. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2008 có 750,1 nghìn người, chiếm 63% tổng dân số. Trong quá trình CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông, lâm, thuỷ sản đã giảm và lao động công nghiệp, dịch vụ đã tăng lên. Tốc độ tăng lao động công nghiệp - xây dựng đạt 7,3%/năm thời kỳ 1998-2000; 2001-2008 tăng khoảng 16,9%/năm; lao động dịch vụ tăng bình quân 3,1%/năm và 18,4%/năm ứng với 2 thời kỳ. Tuy vậy, cơ cấu lao động mà trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 73% và chỉ đem lại khoảng 21% giá trị tổng sản phẩm cho nền kinh tế, đã phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn khá thấp và thu nhập của đại bộ phận lao động nông nghiệp còn nhiều khó khăn.

3.2.1. FDI định hướng thị trường của tỉnh Bình Dương

Theo kết quả điều tra dân số năm 2008 của ban dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình Dương, thì tỉnh có 1122.7 nghìn người, trong đó nam có 589 nghìn người, nữ có 578.7 nghìn người, số dân thành thị có 308.2 nghìn người chiếm 27.45% tổng số dân, nông thôn có 814.5 nghìn người chiếm 72.55 tổng dân số. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Bình Dương là 417 người/km2 . Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 59.9% dân số. Lao động trẻ, có trình độ, lao động truyền thống có tay nghề chiếm tỷ lệ cao: số lao động có trình độ đại học và trên đại học 6.727 người, chiếm 5.58% tổng số lao động, trình độ trung cấp và tương đương có 21.768 người, chiếm 19.38 %. Hàng năm có khoảng 15-20 nghìn lao động trẻ tham gia lực lượng lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lao động của tỉnh Bình Dương phân bố không đồng đều. Lao động trong

ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 30%, lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 50%, còn lại 20% lao động tập chung vào ngành dịch vụ.

Bảng 6: Cơ cấu nguồn nhân lực tại hai tỉnh


Cơ cấu lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu lao động tỉnh Bình Dương


công

dịch vụ nghiệp

12% 25%


nông nghiệp 63%


dịch vụ 20%

công nghiệp

nông 50%

nghiệp 30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Như vậy nguồn nhân lực của cả hai tỉnh đều khá dồi dào nhưng phân bố 1

Như vậy nguồn nhân lực của cả hai tỉnh đều khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều vào các khu vực lao động. VCCI đã điều tra nhận định của các chủ đầu tư nước ngoài về chất lượng đào tạo lao động của cả hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương. Theo đó, VCCI đã tổng hợp và phân tích được số liệu như sau:

Bảng 7: Đào tạo lao động


Chỉ tiêu

Vĩnh phúc

Bình dương

Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất lượng giáo dục đào tạo do các cơ quan của tỉnh

thực hiện


50,77


46,23

Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất

lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện


40,77


36,63

Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất

lượng dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện


35,16


33,01


Vĩnh Phúc

Bình Dương

Nguồn http www pcivietnam org Như vậy với diện tích nhỏ hơn nhưng dân số 2

Nguồn http www pcivietnam org Như vậy với diện tích nhỏ hơn nhưng dân số 3

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org)


Như vậy với diện tích nhỏ hơn nhưng dân số của tỉnh Vĩnh Phúc nhiều hơn tỉnh Bình Dương, thể hiện nguồn lao động dồi dào đáp ứng với những yêu cầu lao động nhiều của các khu công nghiệp. Tuy nhiên dân số của tỉnh Vĩnh Phúc còn tập trung khá nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp, phân bố lao động vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ còn quá ít chưa xứng với tiềm năng của vùng. Dựa vào bảng đào tạo lao động do VCCI điều tra điểm số đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc là: 7,37 cao hơn nhiều so với tỉnh Bình Dương là 6,67. Đồng thời các chỉ tiêu cho thấy chủ doanh nghiệp rất hài lòng với chất lượng giáo dục ở tỉnh Vĩnh Phúc hơn là tỉnh Bình Dương. Và tương lai, với khối lượng lớn lao động, giá thành nhân công rẻ, Vĩnh Phúc sẵn sàng đón các nhà đầu tư nước ngoài.

3.3. FDI định hướng hiệu quả của hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương

* Giao thông

Cả hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương đều có vị trí giao thông thuận lợi với mạng lưới giao thông khá ổn định.

Tỉnh Bình Dương nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương có thuận lợi là sử dụng các công trình hạ tầng của Thành Phố này như sân bay, bến cảng, đường giao thông. Trung tâm tỉnh cách sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn 30km, cách biển Vũng Tàu (Thị Vải, Bến Đình, Sao Mai) 110-115 km đường bộ, cách sân bay mới Long Thành 65-70 km. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, 14, 22, 51, đường cao tốc Biên Hòa- Tân Uyên - Quốc lộ 13. Tuyến đường sắt xuyên Á (trong tương lai): Thành phố Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh - Bangkok xuyên dọc từ nam đến bắc tỉnh, nối vùng công nghiệp - đô thị với vùng nguyên liệu phía bắc tỉnh và Tây Nguyên. Hệ thống đường nội tỉnh: ô tô, xe cơ giới đến được 1005 số xã trong tỉnh và đã được mở rộng và nâng cấp. Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai là 2 tuyến đường sông quan trọng của tỉnh, hiện có cảng sông Bà Lụa, Bình An và Bến Lái Thiêu.

Trong khi đó, tỉnh Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là QL2, QL2b, QL2c và QL23 với tổng chiều dài 129 km. Trên lãnh thổ tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua 4/8 huyện thị (Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường) với 41 km. Đây là tuyến đừơng sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc. Hơn nữa, Vĩnh Phúc lại nằm cách sân bay quốc tế Nội Bài 10km, rất thuận tiện cho quá trình vận chuyển đi lại giữa các quốc gia và các tỉnh trong cả nước. Tỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do TW quản lý là sông Hồng (41km) và sông Lô (34km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải

không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Hệ thống cảng hiện có 3 cảng là Chu Phan và Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô.

Như vậy nhìn tổng quan, tỉnh Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông thuận tiện hơn tỉnh Bình Dương rất nhiều. Các tuyến đường nối với sân bay, cảng biển, đường sắt, đường quốc lộ…đều có khoảng cách ngắn hơn nhiều so với tỉnh Bình Dương và rất thuận tiện cho giao lưu buôn bán cũng như việc đi lại giữa các quốc gia. Nếu chỉ nhìn vào tuyến đường giao thông, rõ ràng tỉnh Vĩnh Phúc có sức hấp dẫn các nhà đầu tư hơn tỉnh Bình Dương. Các chủ đầu tư yêu thích khu vực Vĩnh Phúc hơn vì các chi phí chuyên chở tới cảng biển và sân bay, chi phí đi lại rẻ hơn nhiều so với tỉnh Bình Dương vì khoảng cách ngắn hơn.

* Hệ thống cấp điện:

Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH, Tỉnh Vĩnh Phúc đã cùng Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh lưới điện truyền tải có 64 km đường dây và 2 trạm biến áp 110 kv, lưới trung áp có 1150 km đường dây và 870 trạm biến áp. Đến nay 100% số xã, phường có lưới điện quốc gia, 100% hộ dân có điện sử dụng. Hệ thống các trạm biến áp phân phối đều trên các huyện. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn. Hiện nay tỉnh có một số nhà máy nước: Nhà máy nước Vĩnh Yên, Nhà máy nước Phúc Yên (do Công ty cấp thoát nước môi trường số II Mê Linh quản lý), Ngoài các nhà máy nước nêu trên, tỉnh còn có các dự án nhỏ cấp nước sạch ở thị trấn Tam Đảo, Yên Lạc, Lập Thạch và xã Thổ Tang (Vĩnh Tường). Hết năm 2005 đạt 7/9 huyện lỵ có hệ thống cấp nước sạch. Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp. Cung cấp nước đô thị chưa tốt và chất lượng nước chưa đạt yêu cầu. Hệ thống thoát nước mới được xây

dựng ở các đô thị lớn, song nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân.

Hiện tại, lưới điện truyền tải của tỉnh Bình Dương được cấp điện từ các nguồn chính: Nhà máy Thủy điện Thác Mơ (2X75MW), Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức (291MW), Nhà máy Thủy điện Trị An (400MW). Việc cấp điện được thực hiện qua 3 trạm chính: Sóng Thần, Bến Cát, Gò Đậu với tổng dung lượng là 225 MVA. Lưới điện truyền tải có đường dây 220 kv, các đường dây 110 kv với tổng chiều dài 290,3 km. Lưới điện trung áp có 1.202 km và 2.530 trạm với tổng dung lượng 440 MVA đến khắp các địa bàn trong tỉnh, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp.Tình Bình Dương có nhiều tuyến lưới điện quốc gia xuyên qua từ Nam đến Bắc: tuyến 66kv Thủ Đức - Lái Thiêu - Thủ Dầu Một, tuyến 500kv điện lưới quốc gia Bắc Nam, tuyến 220kv Trị An - Hóc Môn, tuyến 110kv Thác Mơ chạy qua địa bàn tỉnh là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất với chất lượng ổn định. Tỉnh đã đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện tự cung cấp cho các khu công nghiệp như: nhà máy nhiệt điện 150MVA của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, nhà máy nhiệt điện cung cấp khoảng 150-220MVA cho các khu công nghiệp là động lực phát triển công nghiệp dịch vụ và phát triển các đô thị trong tỉnh.

Hệ thống nước Bình Dương cũng khá phong phú và dồi dào. Hiện tại nguồn cung cấp nước chủ yếu của tỉnh vẫn từ các con sông như: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm khoảng 10.000-15.000 m3/ngày. Ngoài ra tỉnh còn đầu tư xây dựng các hồ nước (Phước Hòa) và các kênh chứa nước chính. Tỉnh đáp ứng được nguồn nước cho cả sinh hoạt đời sống hàng ngày và cho sản xuất công nghiệp.

Yếu tố điện nước cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức hấp dẫn đầu tư của các chủ đầu tư. Họ không thể bỏ vốn vào địa bàn sản xuất thường xuyên cắtđiện làm rối loạn quá trình sản xuất. Rõ ràng tỉnh Bình Dương có hệ thống

điện nước khá tốt luôn đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp, trong khi đó hệ thống điện nước tại tỉnh Vĩnh Phúc lại nghèo nàn, mức sinh hoạt hàng ngày cũng không đáp ứng đủ.‌

3. Các nhân tố hỗ trợ kinh doanh

3.1. Hoạt động xúc tiến đầu tư

Các nhân tố của hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm các nhân tố như: chi phí gia nhập thị trường, chi phí tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, chi phí thời gian để thực hiên các quy định của nhà nước, chi phí không chính thức, chỉ số ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước và môi trường cạnh tranh, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chính sách phát triển kinh tế tư nhân…Và sau đây là bảng tổng hợp các nhân tố xúc tiến đầu tư của hai tỉnh với những con số cụ thể:

Bảng 8: Số liệu cho từng chỉ số


Tên chỉ số thành phần

Bình dương

Vĩnh Phúc

1

Chi phí gia nhập thị trường

8,50

8,37

2

Tiếp cận đất đai

7,74

6.47

3

Tính minh bạch và trách nhiệm

7,72

7.39

4

Chi phí về thời gian và việc thực hiện các quy định của nhà nước

6,25

4.99

5

Chi phí không chính thức

6,98

7.94

6

Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước

8,08

8.17

7

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

8,45

8.23

8

Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân

6,14

5.95


Đào tạo lao động

6,76

7.37


Thiết chế pháp lý

6,24

5.50

(Nguồn: Tự tổng hợp từ PCI 2007 và PCI 2008, theo tài liệu sẵn từ VCCI)

* Chi phí gia nhập thị trường:

Thể hiện thứ hạng của từng tỉnh theo điểm của từng chỉ số thành phần trong mối tương quan với các tỉnh khác trong vùng. Trục hoành thể hiện điểm tính theo thang điểm 10 của mỗi chỉ số thành phần.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022