Quy Định Pháp Lý Về Đầu Tư Của Một Số Quốc Gia Châu Á

chỉnh theo hướng thông thoáng mở rộng và ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực, vì đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên luật đầu tư của Việt Nam không tránh khỏi những điểm hạn chế.

Theo báo cáo điều tra các nước của tổ chức JETRO, chúng ta thấy rõ hơn mức độ quy định luật của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực Châu Á.

Bảng 5: Quy định pháp lý về đầu tư của một số quốc gia Châu Á


Chỉ tiêu đánh giá

Singapore

Thái Lan

Malaysia

Việt Nam

Lĩnh vực hạn chế và cấm đầu tư

80

40

90

40

Tỷ lệ vốn góp

90

60

60

70

Quy định đất đai

50

80

90

70

Quy định về vốn đầu tư

90

80

80

70

Hình thức khuyến khích đầu tư

80

80

75

70

Thuế thu nhập doanh nghiệp

90

60

70

90

Huy động vốn tại chỗ

100

100

70

75

Quản lý ngoại hối

100

70

70

70

Tổng điểm

680

570

605

555

Xếp hạng

1

3

2

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 6

(Nguồn: Báo cáo điều tra các nước của tổ chức JETRO tháng 5/2005)

Qua bảng xếp hạng trên ta thấy chỉ tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam cùng Singapore có số điểm cao hơn 4 nước so sánh, đây là một lợi thế mà các địa bàn của Việt Nam được hưởng trong việc thu hút đầu tư.

Như vậy, khung chính sách về FDI của Việt Nam khá hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Với một nền chính trị ổn định, hòa bình, Việt Nam xứng đáng dành được sự quan tâm của các nhà đầu tư và trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia nơi điểm đến của các nhà đầu tư. Vĩnh Phúc và Bình Dương nằm ở hai đầu của tổ quốc, nhưng cả hai đều được

hưởng khung chính sách chung của cả nước và đều được đánh giá mức điểm ngang nhau khi xét đến khung chính sách thu hút FDI điều này có nghĩa là sự hấp dẫn của cả hai tỉnh đều ngang nhau với những khung chính sách chung cho cả nước.‌

3. Các nhân tố kinh tế

3.1. FDI định hướng nguồn nguyên liệu và tài sản của hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương

3.1.1. FDI định hướng nguồn nguyên liệu và tài sản của tỉnh Vĩnh Phúc

* Về địa hình: Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: Đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất NN: 17400ha, đất lâm nghiệp 20300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch (25 xã), huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.

Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000ha), chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thành phố Vĩnh Yên (6 phường, xã), một phần huyện Lập Thạch (11 xã), thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc.

Vùng đồng bằng có diện tích 47.000 ha, gồm hai tiểu vùng phù sa cũ và mới, tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, huyện Mê Linh. Đây là

vùng có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp2.

Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.

* Về đất đai, thổ nhưỡng: Theo kết quả phân loại đất của tỉnh năm 2007, có 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu hiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc ven chân đồi Tam Đảo.

Xem xét biến động đất đai của tỉnh từ 1998 đến nay cho thấy, trên địa bàn phát triển nhiều khu cụm công nghiệp nhưng đất nông nghiệp hầu như không giảm; đất lâm nghiệp có rừng và đất chuyên dùng tăng rõ rệt; đất chưa sử dụng đã giảm mạnh, gần 5%/năm (-4,98%). Như vậy, tỉnh đã huy động tối đa quỹ đất cho phát triển kinh tế, diện tích đất nông nghiệp bị lấy cho hoạt động công nghiệp đã được bù đắp từ nguồn đất chưa sử dụng

* Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23, 2-250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400-1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

* Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.


2 .Dẫn theo tài liệu “ Đánh giá tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc” của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai, thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc). Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng. Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

* Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống sông nhỏ và hàng loạt hồ chứa dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm. Một số điểm đang khai thác có trữ lượng 92.450m3/ngày đêm, trong đó cấp A+B là 18.600 m3 /ngày đêm. Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên).

Đất lâm nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng từ 26.007,92 ha năm 1997 lên 32.391,5 ha năm 2005, chiếm 23, 6% tổng diện tích tự nhiên. Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2005 đạt 23, 7%. Trong đó, đất rừng trồng tăng mạnh, đất có rừng tự nhiên đã giảm khoảng 1.000 ha. Mục tiêu quan trọng nhất đối với quỹ rừng ở đây là bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, chống xói mòn đất canh tác, giảm lũ xô cho vùng hạ du và phát triển du lịch.

* Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc chưa được điều tra sâu và kỹ song theo đánh giá sơ bộ có thể phân thành các nhóm sau :

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù - Lập Thạch; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Lập Thạch), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế của tỉnh.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.

- Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3), đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng;

Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về khoáng sản quý hiếm. Khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi).

3.1.2. FDI định hướng nguồn nguyên liệu và tài sản của tỉnh Bình Dương

* Về địa hình: Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5° và độ chịu nén 2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m. Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:

Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m.

Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-120m, cao trung bình từ 10-30m.

Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5- 120m, độ cao phổ biến từ 30-60m.

* Về đất đai, thổ nhưỡng: Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%.

Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.

Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.

* Về khí hậu: Bình Dương cũng mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều ngày trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt.

* Tài nguyên nước: Chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương có ba sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, Sông Bé, có giá trị về thủy lợi trên một số nhánh phụ lưu như suối Giai…và là nguồn bổ sung nước ngầm

cho vùng phía Bắc của tỉnh. Sông Đồng Nai là con sông lớn, tổng lượng cát, bùn mang theo là 3.36 triệu tấn/năm, đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng đang gia tăng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, khoáng sản, cung cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng của tỉnh, sông Sài Gòn có nhiều giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịh sinh thái. Ngoài ba sông chính còn có sông Thị Tinh (chỉ lưu của sông Sài Gòn), rạch Bà Lô, Bà Hiệp, Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ …

* Tài nguyên khoáng sản: Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hóa đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng. Kết quả thăm giò địa chất ở 82 vùng miền lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản gồm: kaolin, sét, các loại đá xây dựng (gồm đá phun trào andezit, đá granit, đá cát kết); cát xây dựng, cuội sỏi, laterit và than bùn.

* Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện còn lại là 18.527 ha, khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với 3.905 ha. Trong những năm qua do tích cực trồng rừng tập chung và trồng cây phân tán trong nhân dân, phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày, độ che phủ của tỉnh đến cuối năm 1999 đạt tỷ lệ 44.5% diện tích.

Như vậy, địa hình giữa hai tỉnh tương đối là khác nhau, và thành phần đất cũng thích hợp với những loại cây trồng khác nhau tạo nên những nét đặc trưng riêng của từng vùng. Thời tiết khí hậu và thủy văn hai tỉnh cũng tương đối giống nhau. Nhưng nhìn chung, Tỉnh Bình Dương được thiên nhiên khá ưu đãi thuận lợi hơn tỉnh Vĩnh Phúc trong nông nghiệp và phát triển các công trình công nghiệp. Tuy nhiên với điều kiện địa hình đa dạng, Vĩnh Phúc có tiềm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022