Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 2

* Mua lại và sát nhập qua biên giới (Cross-bored merger and acquisition-M&A): đây là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.

Các hình thức của sát nhập bao gồm:

- Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh).

- Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có hai dạng sáp nhập theo chiều dọc là: Backward là liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, forward là liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối.

- Sáp nhập hỗn hợp: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền mặt lớn.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam như sau:

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: đây là loại hình doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại.

- Doanh nghiệp liên doanh: đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập do chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cũng tham gia điều hành doanh nghiệp phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

Điều 2 - Luật đầu tư 2005 Việt Nam quy định: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt

Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng ký kết giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh.

- Hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân mới. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt hình thức đầu tư này với hình thức đầu tư khác.

Ngoài ra theo luật đầu tư năm 2005 còn qui định các phương thức đầu tư khác như: BOT, BTO, BT.

BOT (build-operation-transfer): Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao. Đây là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu cơ sở hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam.

BTO (Build-transfer-operation): Hợp đồng xây dựng – chuyển giao và kinh doanh. Đây là văn bản ký kết giữa nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu cơ sở hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyên giao công nghệ đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý.

BT (build-transfer): Hợp đồng xây dựng chuyển giao. Đây là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đâu tư và lợi nhuận hợp lý.

- Bên cạnh đó còn các hình thức đầu tư khác như: đầu tư phát triển kinh doanh, mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, đâù tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp, các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

1.4. Khái niệm môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là một yếu tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (trong ba nhân tố OLI của học thuyết chiết trung-electric của học giả nổi tiếng về FDI trên thế giới-Dunning).

Theo cách hiểu chung nhất, môi trường đầu tư được định nghĩa như sau: “Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường. Lợi thế của một quốc gia có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước”.

Nếu như xét theo góc độ thu hút vốn đầu tư, môi trường đầu tư là “Tổng thể các yếu tố vật chất, kinh tế, luật pháp, chính trị… giúp một quốc gia trở thành điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và là địa điểm mà các doanh nghiệp trong nước dù có quy mô khác nhau hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau đều mong muốn được đầu tư”.

Trong báo cáo “Môi trường đầu tư tốt với mọi người” của Ngân Hàng Thế Giới 2005 (WBR): “Môi trường đầu tư bao gồm các nhân tố địa điểm nhất định cấu thành tạo nên những cơ hội và động cơ để các doanh nghiệp có thể đầu tư một cách có hiệu quả và mở rộng hoạt động của mình”.

2. Tác động của môi trường đầu tư đối với FDI

Một môi trường đầu tư thuận lợi cho phép tìm kiếm lợi nhuận cao đáp ứng được những yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu một quốc gia có môi trường đầu tư như vậy sẽ thu hút được khối lượng FDI cao. Cụ thể tác động của môi trường đầu tư được thể hiện ở những mặt sau:

2.1. Tác động đến cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư

Ngoài việc tuân thủ theo luật đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài luôn nhìn vào môi trường đầu tư để xác định xem hình thức đầu tư nào phù hợp nhất. Nếu như một môi trường đầu tư với những quy định ngoặt nghèo, hệ thống luật rắc rối chưa phát triển, nền chính trị chưa ổn định, thường xuyên xảy ra bạo động thì hình thức liên doanh đầu tư luôn được các nhà đầu tư lựa chọn. Ngược lại nếu như một môi trường đầu tư thông thoáng với những chính sách ưu đãi và thủ tục đơn giản thì các nhà đầu tư luôn luôn chọn hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Tùy theo mỗi nền chính trị khác nhau của nước sở tại mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ quyết định xem nên sử dụng hình thức nào là an toàn và hiệu quả nhất.

2.2. Tác động đến dung lượng thị trường

Nếu một quốc gia có dung lượng thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào, nguyên liệu đầu vào rẻ, kinh tế phát triển sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI với khối lượng và quy mô lớn. Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ e ngại bỏ vốn và như vậy đương nhiên khối lượng đầu tư sẽ giảm. Một môi trường đầu tư thuận lợi tỷ lệ thuận với chất và lượng các dự án có tính nước ngoài. Động cơ hàng đầu mà các nhà đầu tư đặt ra đó là lợi nhuận và tất nhiên các nhà đầu tư luôn luôn chú ý đến cách thức chuyển lợi nhuận đó về nước họ và cách thức sẽ sở hữu cũng như bảo đảm được sự an toàn của lợi nhuận và tài sản đó ra sao. Đó chính là những yếu tố do môi trường đầu tư quyết định. Vì vậy để khai thác hết những thuận lợi của nước tiếp nhận đầu tư, đạt được hiệu ứng hiệu quả theo quy mô, các nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư với dung lượng lớn và nếu thành công có thể họ sẽ mở rộng quy mô.

2.3. Tác động đến cơ cấu ngành nghề lĩnh vực đầu tư

Lĩnh vực đầu tư bị chi phối bởi môi trường đầu tư, thu hút FDI theo nhiều khía cạnh khác nhau. Một trong những yếu tố của môi trường đầu tư là

hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư. Chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư có thể có nhiều chính sách khác nhau về FDI, chẳng hạn như họ sẽ cấm đầu tư vào lĩnh vực nào, cho phép đầu tư hay khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nào tùy theo đặc điểm kinh tế của nước mình, hay chính sách ưu tiên đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, không phân biết đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Một hành lang pháp pháp lý thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến lựa chọn đầu tư FDI về cả lĩnh vực đầu tư. Tùy theo mục đích của mỗi chính phủ mà sẽ tăng hoặc giảm luồng vốn FDI, ảnh hưởng đến FDI theo ngành nghề lĩnh vực. Xét theo góc độ từ nước tiếp nhận đầu tư, hành lang pháp lý phù hợp sẽ tận dụng được thế mạnh quốc gia và lợi thế của chủ đầu tư.

2.4. Tác động đến địa bàn đầu tư

Địa bàn đầu tư là một trong những yếu tố của môi trường đầu tư góp phần vào thu hút FDI bởi không chỉ những chính sách hấp dẫn đầu tư, hệ thống luật pháp minh bạch, chính sách thuế và sử dụng đất ưu tiên mà còn thực hiện mục đích của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào gần thị trường tiêu thụ.

Các chủ đầu tư sẽ chú trọng đến việc chi phí mua sắm các nguồn tài nguyên và tài sản, cân đối với năng suất lao động, các chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc đi đến hoặc trong nước nhận đầu tư, chi phí mua bán thành phẩm… đều chịu tác động từ các yếu tố cơ sở hạ tầng, yếu tố kinh tế, tài nguyên và nguồn nhân lực của môi trường đầu tư. Do vậy, địa bàn đầu tư nào có yếu tố cơ sở hạ tầng, tài nguyên và nguồn nhân lực thuận lợi sẽ thu hút được nhiều FDI hơn.

Hơn nữa, mỗi địa bàn của một quốc gia sẽ có những ưu đãi riêng phù hợp với từng chiến lược cụ thể của các nhà đầu tư dẫn đến việc phân bổ FDI là khác nhau theo địa bàn.

3. Các tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn FDI

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều nhân tố cấu thành với nhiều cách phân loại khác nhau. Cách phân chia theo sự quản lý của chính phủ thì môi trường đầu tư được chia thành hai nhóm chính là các yếu tố điều hành và các yếu tố kinh tế cơ sở hạ tầng. Các nhân tố điều hành bao gồm các nhân tố như chính sách khuyến khích cạnh tranh, hệ thống pháp luật minh bạch, mức độ tham nhũng…Các nhân tố kinh tế, cơ sở hạ tầng bao gồm quy mô thị trường, tính chất của nền kinh tế, hệ thống đường, hệ thống điện cảng, sân bay, hệ thống điện thoại thông tin liên lạc…

Nếu phân chia theo cách truyền thống thì môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố về chính trị xã hội, các yếu tố luật pháp chính sách, các yếu tố kinh tế, các yếu tố cơ sở hạ tầng, các yếu tố nguồn lực tự nhiên và lao động… Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Dựa trên những nhân tố đó theo cách truyền thống cũng đưa ra những tiêu chí để đánh giá mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu không xét đến khả năng và nhu cầu về vốn đầu tư của cả bên nước chủ đầu tư lẫn bên nước nhận đầu tư, và với giả định bối cảnh chung của thế giới ở điều kiện bình thường cả về tự nhiên và nhân tạo, thì có thể nhận thấy dòng FDI chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những nơi có môi trường đầu tư đảm bảo cho dòng vốn sinh sôi nảy nở. Và tiêu chuẩn của môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút FDI trước hết bao gồm 5 tiêu chí:

Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư.

Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích FDI.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học - công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn.

Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai.

Theo tổ chức ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra những tiêu chí thu hút FDI bao gồm bốn yếu tố sau: mức độ ổn định và an toàn, luật định và thuế, tài chính và cơ sở hạ tầng, thị trường lao động.

Bảng 1: những nhân tố của môi trường đầu tư theo World Bank


Mức độ ổn định và

an toàn

Luật định và thuế

Tài chính và cơ sở

hạ tầng

Thị trường lao

động

*Mức độ ổn định

- Đẩy lùi sự bất ổn từ những cuộc nội chiến, xung đột chính trị…

- Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước với mức lạm phát thấp, ổn định cán cân ngân sách, đảm bảo tỷ giá hôi đoái thực

*Sự an toàn

- Giảm tình trạng trộm cướp, gian lận, và xâm hại tài sản

- Chấm dứt tình trạng không được đền bù từ xâm hại tài sản

- Đơn giản thủ tục hợp đồng

*Luật định

- Đảm bảo bộ máy tốt bằng cách cân bằng thị trường và chính phủ

- Cắt giảm các hàng rào để tạo nên sự cạnh tranh công bằng

- Các quy định được trình bày rõ ràng và khả thi

*Thuế

- Mở rộng nền tảng thuế

- Gia tăng hệ thống thuế tự động

- Giảm tham nhũng

- Đơn giản hệ thống thuế

- Cải thiện hệ thống hải quan

*Tài chính

- Khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

- Kiểm soát mức dộ rủi ro ngân hàng và các cơ quan tài chính khác.

- Bảo đảm quyền lợi của người đi vay và cho vay, của các cổ đông

- Bảo mật thông tin thẻ tín dụng, quy định cụ thể về luật tín dụng

*Cơ sỏ hạ tầng

- Bảo vệ quyền tài sản của chủ đầu tư, khuyến khích cạnh tranh và phát triển khu vực đầu tư tư nhân

- Nâng cao quản lý cơ sở hạ tầng công

cộng

- Khuyến khích nguồn lao động có kỹ năng và học thức bằng cách mở rộng hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục

- Cân bằng lực lượng lao động ở nông thôn và thành thị

- Can thiệp vào lực lượng lao động thủ công, khu vực lao động chính thức và không chính thức bằng cách thiết lập hệ thống lương, luật dịnh về thuê nhân công và điều kiện làm việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 2

(Nguồn: World Bank 2004, note: shade areas are those the DB indicators attempt to measure)

Mặc dù có rất nhiều tiêu chí với những quan điểm khác nhau, tuy nhiên trong bài này ta sẽ sử dụng những nhân tố của môi trường đầu tư theo cách phân chia của UNCTAD để đánh giá mức độ hấp dẫn FDI. Như vậy, theo UNCTAD bài khóa luận sẽ dựa theo 3 tiêu chí chính: khung chính sách, các nhân tố kinh tế và các nhân tố hỗ trợ kinh doanh.

3.1. Khung chính sách về FDI

3.1.1. Những điều luật và quy định về hoạt động FDI

Những quốc gia khác nhau có những quy định luật khác nhau về việc thu hút đầu tư nước ngoài có thể theo hướng khuyến khích đầu tư hay hạn chế đầu tư tùy theo đặc điểm của từng quốc gia. Các luật đầu tư nước ngoài bao gồm các chính sách điều chỉnh việc thâm nhập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, những tiêu chuẩn đối xử dành cho những nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách này có thể cấm hoàn toàn FDI thâm nhập vào nước mình cho đến không phân biệt đối xử giữa những nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, thậm chí trong một vài trường hợp còn đối xử ưu đãi hơn với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đạt những mục đích nhất định. Nếu một quốc gia thay đổi đột ngột những chính sách từ đóng cửa sang mở cửa với sự quảng bá rộng lớn và hoành tráng thì chưa chắc đã thu hút được nhiều FDI như mong muốn bởi các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm đi vào những thị trường mới đầy rủi do này. Trong khi đó các chính sách hạn chế như quốc hữu hóa tài sản của các công ty nước ngoài hay hạn chế việc di chuyển tiền hay tài sản ra nước ngoài có thể làm các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ kế hoạch đầu tư và tìm một môi trường khác thông thoáng hơn. Những khung chính sách khác nhau với nhiều hiệp định khác nhau sẽ tạo nên những sắc thái khác nhau về FDI.

Bên cạnh đó, một số các quy định chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như:

- Chính sách thương mại có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ như các

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí