Phân tích lợi ích - chi phí dự án cầu Vàm Cống - 2


1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ NHU CẦU VẬN TẢI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội Đồng Bằng Sông Cửu Long


Đồng bằng sông Cửu Long là vựa gạo lớn nhất nước chiếm 95% tỷ lệ sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước1 góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng. Trong đó một số địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì mức cao từ 9% - 14% (Phụ lục 1). Kinh tế phát triển đã làm cải thiện đáng kể đời sống của người dân và tạo ra bước nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng lưu lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách trung bình

hàng năm của các tỉnh này giai đoạn 2000 – 2007 đạt trên 10% (Phụ lục 3 và 5). Dự báo giai đoạn từ năm 2010 – 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL sẽ tiếp tục được duy trì trên 5%/năm nhờ chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và từng bước chuyển dịch sang phát triển các ngành sản xuất chế biến nông sản.

1.3.2 Thực trạng giao thông tại bến phà Vàm Cống


Theo số liệu thu thập giai đoạn 2005 – 2009, tốc độ tăng trưởng lưu lượng phương tiện vận tải bình quân hàng năm của phà Vàm Cống là 6,16%/năm (Phụ lục 8). Các phương tiện vận tải qua phà chủ yếu bao gồm xe 2-3 bánh, xe tải và xe buýt. Trong đó, lưu lương vận chuyển bằng xe ô tô chiếm 73,74%; xe 2-3 bánh chiếm 26,26% tính theo tỷ lệ qui đổi sang PCU tương đương với lưu lượng hành khách trung bình hàng năm đạt 7 triệu lượt khách và 3 triệu tấn hàng hóa (Phụ lục 8).

Trong những năm gần đây, giao thông tại bến phà Vàm Cống thường xảy ra tình trạng kẹt phà vào các giờ cao điểm như ban đêm, ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật. Qua các cuộc khảo sát thực tế cho thấy vào giờ cao điểm mỗi phương tiện vận tải qua phà mất 1 giờ 30 phút. Thêm vào đó, hệ thống đường nông thôn khu vực ĐBSCL được cải thiện giúp việc đi lại thuận tiện nên dự báo tương lai tình trạng kẹt phà sẽ thường xuyên xảy ra và kéo dài hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.


1 Nguồn:http://dautumekong.vn/index.php/vi/joomla-licensetruy cập 05/2010

Phân tích lợi ích - chi phí dự án cầu Vàm Cống - 2


1.3.3 Phân tích nhu cầu lưu lượng vận tải dự án


Căn cứ vào hệ số co giãn cầu vận tải theo GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực lân cận của dự án có thể dự báo tốc độ tăng trưởng qua cầu Vàm Cống bình quân hàng năm từ năm 2010-2044 là 5,04%/năm (Phụ lục 10). Tuy nhiên, dự án ra đời giúp tiết kiệm chi phí vượt sông cho các phương tiện vận tải nên căn cứ vào khung phân tích lợi ích và chi phí có thể dự báo tốc độ tăng trưởng lưu lượng vận tải trung bình qua cầu Vàm Cống là 6,14%/năm (Phụ lục 10). Cơ sở dự báo về tốc độ tăng trưởng lưu lượng vận tải qua cầu Vàm Cống căn cứ vào tốc độ tăng trưởng lưu lương vận tải thay thế giữa phà và cầu và lưu lượng vận tải phát sinh.

Dự báo tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế căn cứ vào tốc độ tăng trưởng lưu lượng vận tải hàng năm qua phà Vàm Cống. Theo dự báo của tốc độ tăng trưởng lưu lượng vận tải theo hệ số co giãn cầu vận tải theo GDP, tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế từ 2010 đến 2015 tiếp tục được duy trì là 6,16%/năm. Nhưng từ năm 2016 trở đi, tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế dự báo giảm do tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực lân cận dự án giảm. Khi đó, tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế bằng tốc độ tăng trưởng lưu lượng vận tải theo hệ số co giãn cầu vận tải GDP (Phụ lục 10).

Dự báo tốc độ tăng trưởng lưu lượng phát sinh vào năm 2014 là 8%/năm giả định dự án hoàn thành vào năm 2013. Tốc độ dự báo này tính trên cơ sơ tổng mức chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng lưu lượng theo hệ số co giãn cầu vận tải theo GDP và tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế từ năm 2010 – 2013 cộng thêm 40% tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế năm 2014 (theo thực trạng về tốc độ tăng trưởng lưu lượng qua phà năm 2009 tăng đột biến lên mức 48%/năm (Phụ lục 8)). Giai đoạn từ 2014 trở về sau, tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế bằng 40% tốc độ tăng trưởng lưu lượng thay thế (Phụ lục 10).

Như vậy, dự án ra đời giải quyết tình trạng quá tải năng lực vận chuyển phà Vàm Cống và góp phần rút ngắn thời gian vận tải cho toàn tuyến từ TPHCM đến An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ tạo sức hút khách du lịch đến với các địa danh nổi tiếng của các địa phương này.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH DỰ ÁN‌

2.1. PHÂN TÍCH KINH TẾ


Mục đích phân tích kinh tế là đánh giá lợi ích và thiệt hại dự án tạo ra trong tổng thể nền kinh tế. Nếu lợi ích xã hội vượt qua chi phí hoạt động và đầu tư thì dự án chấp nhận về mặt kinh tế xứng đáng được lựa chọn đầu tư xây dựng.

2.1.1. LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN


Lợi ích kinh tế của dự án phân tích trên cơ sở lợi ích kinh tế chịu tác động thay thế và tác động phát sinh.

2.1.1.1. Lợi ích tác động thay thế


2.1.1.1.1. Tiết kiệm thời gian


Trước khi có dự án các phương tiện vận tải dùng phương tiện phà để vượt sông và thời gian bình quân mỗi chiếc phà vượt sông mất khoảng 20 phút. Đối với các phương tiện ô tô thời gian vượt sông phát sinh thêm thời gian chờ đợi nên thời gian vượt sông bình quân của mỗi phương tiện ô tô mất khoảng 40 phút vào những giờ không cao điểm2. Khi có dự án thời gian vượt sông của các phương tiện vận tải chỉ mất 1 phút dừng tại trạm soát vé và thời gian đi hết quãng đường 2,753km. Căn

cứ theo quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT và tốc độ thiết kế đường dẫn dự án, các phương tiện qua cầu giả định được điều khiển với vận tốc 40km/h nên kết quả tổng thời gian vượt sông mỗi phương tiện vận tải mất 5 phút. Như vậy, dự án ra đời tiết kiệm thời gian cho mỗi phương tiện vượt sông bằng ô tô là 35 phút. Đối với phương tiện xe 2-3 bánh dễ dàng di chuyển thời gian tiết kiệm là 15 phút.

2.1.1.1.2. Tiết kiệm giá trị thời gian của phương tiện vận tải


Trong điều kiện hoạt động vận tải hiệu quả, nếu thời gian đi lại trên cùng quãng đường càng được rút ngắn thì các phương tiện vận tải sẽ hoạt động nhiều



2 Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201008/20100221002821.aspxtruy cập ngày 18/03/2010.


chuyến trong ngày. Vì vậy, dự án ra đời làm tiết kiệm thời gian nên tạo ra tiết kiệm giá trị thời gian của phương tiện vận tải.

Cách ước lượng tiết kiệm giá trị thời gian phương tiện vận tải: theo nguyên tắc kế toán thời gian hoàn vốn của phương tiện vận tải căn cứ vào thời gian khấu hao và giá trị đầu tư của phương tiện vận tải. Theo qui định của Bộ Tài Chính (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC), thời gian khấu hao đối với phương tiện vận tải tối đa 6 năm tương đương 16.140 giờ với giả định bình quân số ngày hoạt động hàng năm là 269 ngày/năm (một tháng mỗi phương tiện vận tải nghỉ 8 ngày để duy tu bảo dưỡng) và số giờ hoạt động của các phương tiện vận tải là 10 giờ/ngày. Tuy nhiên, theo khảo sát số chuyến hoạt động trong ngày của xe khách Mai Linh dưới 25 chỗ cho thấy số giờ hoạt động là 20 giờ/ngày nên giá trị kinh tế của phương tiện vận tải này sẽ được nhân đôi. Kết quả tiết kiệm giá trị thời gian tính theo giá năm 2010 đối với xe buýt là 20.964 VNĐ/chiếc, xe tải dưới 5 tấn 6.262 VNĐ/chiếc, xe tải trên 5 tấn 10.767 VNĐ/chiếc và được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát VNĐ (Phụ lục 11). Đối với phương tiện xe 2-3 bánh do bao gồm nhiều loại xe mô tô, xe công nông và nhiều loại xe ba bánh khác nên giả định lưu lượng xe 2-3 bánh không phải xe mô tô chiếm 50% tổng lưu lượng xe 2-3 bánh và có giá trị thời gian của phương tiện này bằng giá trị thời gian của xe tải dưới 5 tấn.

2.1.1.1.3. Tiết kiệm giá trị thời gian của hành khách


Theo khảo sát thực tế hành khách qua phà Vàm Cống bao gồm hành khách đi xe ô tô, xe buýt và xe môtô. Giả định số lượng người đi xe ô tô dưới 7 chỗ ngồi là 2 người, xe buýt dưới 25 chỗ là 11 người, xe buýt dưới 31 chỗ là 20 người và xe buýt dưới 50 chỗ là 40 người. Trong đó, đối với hành khách đi xe buýt thường là khách du lịch ngắn ngày hay hành khách đi với mục đích kinh doanh, thăm viếng nên thời gian đối với lượng hành khách này rất quan trọng. Với lượng hành khách xe 2-3 bánh thường là công nhân viên hay công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản lận cận bến phà nên thời gian đối với họ rất quan trọng. Vì vậy, tất cả hành khách yếu tố thời gian rất quan trọng để phục vụ nhu cầu khác nhau cho từng đối tượng và họ có thể sẵn lòng chi trả bằng tiền để rút ngắn thời gian chờ đợi.


Cho nên, dự án ra đời rút ngắn thời gian đã tạo ra giá trị thời gian tiết kiệm cho hành khách.

Cách ước lượng giá trị tiết kiệm thời gian của hành khách: mức độ sẵn lòng chi trả để rút ngắn thời gian chờ của hành khách căn cứ theo thu nhập hành khách. Đối với hành khách là công nhân viên thu nhập bình quân được tính trên cơ sở thu nhập bình quân tối thiểu công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến. Theo khảo sát thực tế một số đối tượng công nhân viên làm việc tại Cty CP chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Nam Việt cho thấy thu nhập bình quân của họ là 2.500.000 đồng người/tháng. Thu nhập bình quân của mỗi hành khách đi xe buýt tính theo thu nhập trung bình của Việt Nam do EIU dự báo từ năm 2010 đến 2014. Riêng đối với hành khách đi xe ô tô thường có thu nhập cao nhất nước và có thu nhập bằng nhau nên sẽ căn cứ vào giá trị thời gian được tính toán của MVA và Nguyễn Xuân Thành (Nguyễn Xuân Thành (2009) [10], phụ lục 10). Nếu hành khách được xem là người lao động làm việc 8 giờ/ngày và bình quân một tháng có 22 ngày thì giá trị thời gian hành khách vào năm 2010 đối với xe 2-3 bánh là 237 đồng/phút, hành khách xe ô tô là 280 đồng/phút và hành khách xe buýt năm 2014 là 237 đồng/phút (Phụ lục 17, tr.2). Tiết kiệm giá trị thời gian hành khách được tính căn cứ vào thời gian tiết kiệm của từng đối tượng và điều chỉnh theo chỉ số giá VNĐ 3 năm 1 lần (Phụ lục 18). Thông qua các công trình nghiên cứu trên thế giới giá trị tiết kiệm thời gian chờ đợi của hành khách được mặc định cao hơn 50% so với giá trị thời gian hành khách tiết kiệm (Pedro Belli, Jock R.Anderson, Howard N.Barnum, John A.Dixon & Jee-Peng Tan (2002) [5], tr. 176-177).

2.1.1.1.4. Tiết kiệm giá trị thời gian tiền lương tài xế


Dự án ra đời tiết kiệm thời gian vượt sông làm tăng số chuyến hoạt động trong ngày (tháng) dẫn đến thu nhập của tài xế tăng. Đặc biệt, đối với các tài xế hoạt động trên những tuyến đường dài hàng trăm km phải mất hơn 10 giờ cho cả chuyến đi và về thì thời gian được rút ngắn sẽ giúp họ sớm được nghỉ ngơi hay làm công


việc khác. Dự án ra đời tiết kiệm thời gian nên giúp rút ngắn thời gian hoạt động cho tài xế làm tăng lợi ích cho họ.

Cách ước lượng tiết kiệm giá trị thời gian tiền lương tài xế: theo khảo sát thực tế tại bến phà các phương tiện vận tải qua phà Vàm Cống chủ yếu là những chuyến xe vận chuyển liên tỉnh chuyên chở hành khách và hàng hóa nên thu nhập của tài xế được tính theo chuyến hoạt động. Trên cơ sở đó, mô hình giả định thu nhập các tài xế xe tải và xe buýt là bằng nhau. Theo thông tin được cung cấp từ tài xế xe Mai Linh (12/2009), bình quân các tài xế xe buýt chạy trung bình 18 chuyến/tháng với thu nhập mỗi chuyến 177.000 đồng cho toàn tuyến từ Long Xuyên – TPHCM cộng thêm khoảng lương cố định 1.320.000 đồng/tháng. Tổng thu nhập bình quân hàng tháng của tài xế là 4.506.000 đồng/tháng. Kết quả tính toán giá trị thời gian tiền lương tài xế là 25.033 đồng/giờ tương đương tiết kiệm giá trị thời gian tiền lương tài xế năm 2009 là 14.549 đồng/người. Ngoài ra, tiết kiệm giá trị thời gian đối với số lượng người điều khiển phương tiện xe 2-3 bánh (tính theo lưu lương được qui đổi sang PCU) giả định bằng tiết kiệm giá trị thời gian tiền lương tài xế. Mỗi phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa giả định chỉ có một tài xế không có phụ xế và tiền lương tài xế được điều chỉnh 3 năm 1 lần.

2.1.1.1.5. Tiết kiệm giá trị thời gian hàng hóa


Giá trị hàng hóa chịu tác động bởi hai yếu tố hạn sử dụng và việc thu hồi chi phí vốn sản xuất sản phẩm đó. Cho nên, nếu hàng hóa được sớm tiếp cận với thị trường tiêu thụ sẽ giúp thu hồi nhanh nguồn vốn đầu tư sản xuất và giảm rủi ro về thời hạn sử dụng. Vậy dự án ra đời tạo điều kiện hàng hóa sớm tiếp cận với thị trường nên tạo ra giá trị tiết kiệm thời gian hàng hóa và góp phần làm tăng lợi ích cho cả nền kinh tế.

Cách ước lượng tiết kiệm giá trị thời gian hàng hóa: căn cứ trên cơ sở chi phí cơ hội của vốn lưu động đầu tư và thời gian sử dụng của hàng hóa sản xuất công nghiệp (do thông thường các hàng hóa công nghiệp ĐBSCL vận chuyển bằng đường bộ. Đối với hàng nông sản như gạo và lúa chuyên chở chủ yếu bằng đường thủy). Giả định thời gian sử dụng hàng hóa công nghiệp tối đa 12 tháng (8.640 giờ)


và mức lãi suất cho nhu cầu vốn lưu động giả định 12%/năm. Giá trị mỗi tấn hàng hóa sản xuất công nghiệp theo số liệu thống kê năm 2007 là 6,1 triệu đồng. Kết quả tính toán được giá trị thời gian cho 1 tấn hàng hóa theo giá năm 2009 là 1.007 đồng/giờ tương đương tiết kiệm giá trị thời gian hàng hóa dự án là 585 đồng/tấn và được điều chỉnh theo chỉ số giá VNĐ (Phụ lục 13 và Phụ lục 17, tr.1).

2.1.1.1.6. Chi phí vận hành


Trong khoảng thời gian chờ đợi qua phà giả định các loại phương tiện ô tô vẫn hoạt động để vận hành máy điều hòa phục vụ hành khách và bảo quản hàng hóa đông lạnh. Khi dự án ra đời rút ngắn thời gian vượt sông nên các phương tiện vận tải không tiêu tốn nhiên liệu cho thời gian chờ đợi qua phà làm giải phóng nguồn nhiên liệu hoạt động dẫn đến giảm chi phí vận hành cho chủ phương tiện. Khi không sử dụng phà làm phương tiện vượt sông, các phương tiện vận tải phải tiêu tốn chi phí vận hành cho quãng đường 2,753km. Cho nên, tiết kiệm chi phí vận hành bằng hiệu số giữa tiết kiệm thời gian chi phí vận hành và chi phí vận hành 2,753km.

Cách ước lượng chi phí vận hành (tính trên cơ sở tiêu hao nhiên liệu theo lưu lượng vận tải là PCU): căn cứ vào chi phí vận hành của xe ô tô dưới 7 chỗ ngồi. Theo thông số kỹ thuật của xe ô tô, số lít nguyên liệu tiêu thụ bình quân là 8 lít cho quãng đường 100Km nhưng trong điều kiện nội ô thì số nguyên liệu này có thể tăng lên 14 lít (www.dantri.com.vn). Giả định vận tốc trung bình xe chạy trong nội ô là 40Km/h. Kết quả tính toán tiết kiệm chi phí vận hành tính theo giá nhiên liệu tháng 03 năm 2010 là 18.323VNĐ/PCU và điều chỉnh theo chỉ số giá VNĐ (Phụ lục 12 và Phụ lục 17, tr.1).

2.1.1.7. Giải phóng nguồn lực


Khi dự án cầu Vàm Cống đi vào hoạt động thay thế bến phà Vàm Cống sẽ tiết kiệm được nguồn nhiên liệu sử dụng để hoạt động phà. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu vận tải không vượt quá 40 phút khi lưu lượng vận tải tăng thì đòi hỏi phải đầu tư thêm phà và cầu phao. Cho nên, nguồn nhiên liệu được giải phóng và chi phí đầu tư thêm phà đã giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên khai thác cho xã hội góp phần


làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, dự án ra đời còn giải phóng nguồn lực con người và nguyên nhiên liệu sửa chữa thường xuyên của phà.

Theo số liệu thu thập tại bến phà Vàm Cống hoạt động phà sử dụng dầu deisel và nhớt 40, bình quân hoạt động của mỗi chuyến phà chuyên chở tối đa là 22 PCU và số lượng nhiên liệu sử dụng cho mỗi chuyến bao gồm dầu deisel 5,45lít/chuyến, nhớt là 0,05lít/chuyến (Phụ lục 14). Đối với phà hoạt động vào ban đêm cần phải sử dụng hệ thống máy điện nên tổng mức tiêu tốn nhiên liệu dầu phục vụ cho máy đèn hàng năm chiếm 9,69% tổng số nhiên liệu dầu sử dụng cho hoạt động vận chuyển tính theo năm 2009. Chi phí quản lý và sửa chữa thường xuyên

chiếm khoảng 18% doanh thu từ vé3. Nhưng với mức phí qua phà được điều chỉnh

vào năm 2006 là 12.000 đồng/ô tô và được điều chỉnh 5 năm 1 lần nên giả định mức phí qua cầu và phà khi đi vào hoạt động bằng nhau. Giá nhiên liệu tiêu thụ hoạt động phà sử dụng theo giá thực tế tháng 03 năm 2010 và được điều chỉnh theo lạm phát VNĐ. Bên cạnh đó, kinh phí hoạt động phà không nhận trợ cấp của chính phủ nên giá trị nguồn lực tính theo giá tài chính cũng chính là giá trị nguồn lực kinh tế.

Cách ước lượng số lượng phà cần đầu tư mới hàng năm căn cứ vào lưu lượng vận tải và số chuyến hoạt động phà hoạt động tại bến phà Vàm Cống năm 2009. Kết quả tính toán được cứ mỗi chuyến phà chuyên chở tối đa 22 PCU và mất 20 phút vượt sông. Điều đó có nghĩa là một giờ một chiếc phà vận chuyển được 66 PCU nên với lưu lượng năm 2009 số chiếc phà phải hoạt động cùng lúc là 7 chiếc. Với lưu lượng dự báo từ năm 2010 đến năm 2044, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cần phải đầu tư thêm 1 chiếc phà hàng năm với chi phí đầu tư kinh tế là 5,4 triệu Rupees (Hans A.Adler, Economics of Transport Projects A manual with case studies [16], pp 111) tương đương 115.394 USD (tỷ giá USD/Rupees=0,021USD). Bên cạnh đó, khi đầu tư mới 2 chiếc phà cần đầu tư nâng cấp mở rộng cầu phao với chi phí đầu tư kinh tế là 1,5 triệu Repees (Hans A.Adler, Economics of Transport Projects A manual with case studies [16], pp 111) tương đương 32.064 USD.


3 Nguồn : http://www.itd.com.vn/news/vn/10/78/.htmltruy cập ngày 13/04/2010.

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí