Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang - 15


Qua phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của TGC đã cho ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của công ty. Từ đó, phải đưa ra những biện pháp để cân bằng giữa sự gia tăng chi phí sản xuất trong nước và giá thành gia công sản phẩm từ đối tác nước ngoài, điều này đòi hỏi công ty phải luôn có sự thay đổi cho phù hợp, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Hướng tới mục tiêu cuối cùng là doanh thu tối đa với chi phí thấp nhất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2. Kiến nghị


2.1. Đối với Nhà nước


Nhà nước cần có những chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngành kinh doanh may mặc thời trang nói riêng. Cần phải có những chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Cần chú trọng ban hành các chính sách cụ thể hơn để doanh nghiệp dễ tiếp cận, như: chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất; tín dụng, sử dụng kết cấu hạ tầng và các chính sách hỗ trợ về phát triển kết nối thị trường, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Ban hành các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến, khuyến khích chuyển giao, tạo điều kiện cho DN Việt Nam có cơ hội trưởng thành và phát triển.

Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp ngành may mặc thời trang tìm kiếm các cơ hội tiếp xúc với các thị trường nước ngoài để tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới nhằm nâng cao hiệu quả trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

2.2. Đối với Tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Tỉnh cần các giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành dệt may, thu hút đầu tư các nhà máy sợi, dệt nhuộm và sản xuất các loại phụ liệu.

Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang - 15

Quy hoạch và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến để

phục vụ sản xuất công nghiệp hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là cung ứng nguyên liệu


như cây bông vải… Ngành dệt may được coi là một trong những ngành có nhiều lợi thế khi Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, Quảng Nam cần đẩy mạnh việc đầu tư vào địa bàn tỉnh những dự án công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành dệt may với quy mô lớn, hiện đại để chủ động cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành may trong nước.

Quan trọng là hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ CNHT dệt may, các dự án nghiên cứu phát triển, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm CNHT dệt may và kêu gọi các doanh nghiệp FDI có năng lực, công nghệ tốt, đảm bảo môi trường để hợp tác với DN trong nước về CNHT dệt may.

2.3. Đối với Công ty Cổ Phần May Trường Giang


Chú trọng hơn nữa công tác quản lý nguồn nhân lực, coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu, động lực, sự thỏa mãn làm việc của người lao động để có giải pháp đáp ứng hợp lý. Để khắc phục tình trạng lao động nghỉ việc và thu hút thêm nhiều lao động để hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ thưởng phạt và tạo ra cơ hội thăng tiến cho người lao động. Biết lắng nghe ý kiến của các nhân viên để hoàn thiện đồng thời các đội ngũ nhân viên trong công ty phải thường xuyên đề xuất các ý kiến, các phương án kinh doanh mới để công ty có thể cạnh tranh trên thị trường.

Công ty cần có các chiến lược đúng đắn hơn để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.


Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng ở các thị trường khác, tăng cường quảng bá, điều tra thị trường để có thể tăng số lượng đơn hàng xuất khẩu, qua đó làm tăng doanh số bán hàng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Cần tạo mối liên hệ tốt để có thể có sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ vì mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức tín dụng trong thời gian tới.

Cần học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh từ các công ty khác trong

địa bàn thành phố cũng như trên cả nước bởi dù là công ty đã hoạt động lâu hơn các


công ty khác nhưng việc học hỏi các kinh nghiệm từ các công ty khác là điều nên làm vì mỗi công ty đều có những thế mạnh cũng như phương thức quản lý riêng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu của GS.TS Vò Thanh Thu (2011)


[2] https://vcosa.vn/en/tinh-hinh-nganh-det-may-nam-2019-va-trien-vong-2020-co-hoi- va-thach-thuc-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do

[3] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/02/tinh-hinh-san-xuat- va-giai-phap-ung-pho-voi-dich-covid-19-cua-mot-so-nganh-cong-nghiep-thang-01- 2021/

[4] https://sec-warehouse.vn/xuat-khau-la-gi.html#1_1_Khai_niem_xuat_khau_la_gi


[5] http://www.dankinhte.vn/cac-chi-tieu-danh-gia-phat-trien-xuat-khau-mat-hang- may-mac/

[6] Nguyễn Tuấn Dũng (2018) “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận văn Thạc Sĩ Khoa Học Kinh Tế Trường Đại học Kinh Tế Huế.

[7] https://123doc.net/document/288661-mo-rong-thi-truong-xuat-khau-rau-qua-tai- cong-ty-co-phan-cung-ung-dich-vu-hang-khong.htm

[8] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2019) “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sợi của Công ty Sợi

Phú An” Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Huế.


[9] http://baoquangnam.vn/kinh-te/tim-huong-di-ben-vung-cho-det-may-83088.html


Một số tài liệu khác:

1. Tham khảo các khóa luận của khóa trước ở thư viện số và tài nguyên số

2. Các tài liệu, số liệu thu thập được từ Công ty Cổ Phần May Trường Giang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022