Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Xuất Khẩu Theo Chiều Rộng 23860


2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu theo chiều rộng


2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu


Bảng 2. 7 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty giai đoạn 2018 - 2020


ĐVT: Nghìn USD



Thị trường


2018


2019


2020

2019/2018

2020/2019

+/-

+/-

Mỹ

2.251,6

2.333,6

0

82,1

-2.333,6

EU

5.253,8

5.445,2

5.516,1

191,4

70,9

Tổng kim ngạch

7.505,4

7.778,8

5.516,1

273,4

-2.262,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang - 12

(Nguồn Phòng Kế hoạch – Vật tư)


Qua bảng 2.7 ta thấy EU đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong lượng hàng xuất của công ty sang các thị trường thế giới. Năm 2019 là năm có khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất (7.778,9 Nghìn USD), so sánh sản lượng hàng xuất năm 2019 so với 2018, sản lượng từ thị trường Mỹ và EU đều tăng, tăng tương ứng 274,4 nghìn USD. Đột phá năm 2019 với sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Động lực đến từ các hiệp định thương mại đã và đang được ký kết và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung là đòn bẩy giúp xuất khẩu hàng may mặc tăng lên. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không là nguyên nhân trực tiếp nhưng sẽ hỗ trợ cho xu hướng dịch chuyển ngành sản xuất dệt may từ Trung Quốc sang nước ta. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt nhóm hàng may mặc từ Trung Quốc sang Mỹ đã liên tục giảm kể từ năm 2016 đến nay. Việt Nam là ưu tiên tiếp theo của các doanh nghiệp Mỹ (theo khảo sát trong US Fashion Industry Study, 2017). Điều này giúp cho doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu như Công Ty Cổ Phần May Trường Giang có cơ hội xuất khẩu được một lượng hàng lớn và mang lại lợi nhuận cao cho công ty trong năm 2019.

Bảng so sánh năm 2020/2019, tổng sản lượng xuất khẩu so với năm 2019 âm ( - 2.262,7 nghìn USD). Trong đó, chỉ xuất khẩu được sang thị trường EU còn thị trường


Mỹ lại không có đơn hàng nào. Lượng hàng xuất khẩu trong năm 2020 của công ty so với năm 2018 thấp hơn lên đến 1,989.3 nghìn USD. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần May Trường Giang nói riêng sang thị trường Mỹ phải đối mặt với không ít thách thức, xuất khẩu chịu tác động giảm, do dịch Covid-19 tại Mỹ vẫn diễn biến khó lường. Nhu cầu về hàng may mặc có nhiều khả năng sẽ hồi phục sau khi đại dịch giảm đi. Hàng hoá dệt may chưa nằm ở mức thiết yếu cao như thực phẩm, thuốc men, các thiết bị bảo vệ con người… nhưng cũng thuộc nhóm các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu. Chính vì vậy, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua cũng sẽ là một trong các nhóm hàng hoá có thể phục hồi sớm. Với đà phục hồi mạnh trong xuất khẩu sang Mỹ như hiện nay, kỳ vọng xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục bứt phá trong thời gian tới.

Một năm 2020 gặp nhiều biến cố, nỗ lực hơn nữa trong những năm tiếp theo, công ty nên có những chính sách tốt để tìm kiếm thêm nhiều đơn hàng mới hoặc liên hệ lại các đối tác cũ tại các thị trường xuất khẩu truyền thống để phát triển và mở rộng nguồn cung cho công ty.

2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu theo chiều sâu


2.2.2.1. Cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu


Bảng 2. 8 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020


Đơn vị: Nghìn USD



Mặt hàng

2018

2019

2020

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Áo Jacket

3,891.5

51.8

4,012.4

51.6

3,236.7

58.7

Áo choàng

806.1

10.7

882.5

11.3

690.0

12.5

Áo khoác

248.7

3.3

405.0

5.2

551.4

10.0

Áo Ghile

186.6

2.5

162.5

2.1

205.9

3.7

Áo liền quần

378.8

5.0

404.4

5.2

8.5

0.2

Quần áo thể thao

71.3

0.9

49.5

0.6

0.0

0.0

Quần yếm

715.1

9.5

737.9

9.5

180.1

3.3

Quần

1,207.4

16.1

1,124.7

14.5

643.5

11.7

Tổng

7,505.4

100

7,778.9

100

5,516.1

100

(Nguồn Phòng Kế hoạch – Vật tư)


Qua bảng 2.4, thấy được cơ cấu mặt hàng gia công của công ty chủ yếu là áo jacket, áo choàng, áo ghile, áo khoác, áo liền quần, quần (yếm, thể thao). Ta thấy, các mặt hàng chưa có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2020, sản lượng xuất khẩu có sự giảm sút so với hai năm còn lại. Do chịu sự tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid gây ra. Làm cho sản lượng xuất khẩu ở hầu hết các sản phẩm chủ lực của công ty đều bị giảm đi đáng kể.

Ngoài ra có thể thấy sản phẩm xuất khẩu của công ty là áo Jaket luôn chiếm tỷ trọng lớn, đều chiếm trên 50% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở giai đoạn này. Đây cũng là mặt hàng chủ lực của công ty và luôn được chú trọng, tiếp tục đầu tư phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng này. Cụ thể là năm 2018, giá trị mặt hàng này đạt 3,891.5 nghìn USD chiếm tỷ trọng 51.8% so với tổng mặt hàng xuất khẩu. Đến năm 2019, giá trị tăng lên 4,012.4 nghìn USD chiếm 51.6% tức là tăng 120.9 nghìn USD và tăng 17,94%. Qua năm 2020, giá trị của mặt hàng có giảm đi chỉ còn 3,236.7


nghìn USD nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu lên

đến 58,7%.


Mặt hàng chủ lực tiếp theo là quần (nam, nữ) các loại. Trong giai đoạn 2018 – 2020, quần có sự biến động theo chiều giảm đi, vào năm 2018 sản lượng XK quần lên đến 1,207.4 nghìn USD chiếm 16.1% trong tỷ trọng hàng XK sang năm 2019 thì giảm nhẹ còn 1,124.7 nghìn USD nhưng đến năm 2020 giảm mạnh chỉ còn 643.5 nghìn USD chiếm 11.7% nguyên nhân do ngân sách cho việc chi tiêu của người tiêu dùng giảm đi dẫn đến nhu cầu cho những loại hàng hóa này giảm.

Các mặt hàng khác có tỉ trọng biến động không đều nhau. Riêng áo khoác đang có xu hướng tăng lên từ 248.7 nghìn USD năm 2018 nhưng đến 2020 có phần khởi sắc hơn đối với mặt hàng này với giá trị 551.4 nghìn USD. Còn lại các mặt hàng áo choàng, áo liền quần, quần yếm trong năm 2019 so với 2018 có phần vượt trội hơn về giá trị XK nhưng sang năm 2020 lại có tốc độ giảm khá mạnh.

Ngoài các mặt hàng chủ yếu trên công ty cũng sản xuất nón, chăn (mền),… nhưng các mặt hàng này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty. Từ đó có thể mở rộng, tạo ra sự đa dạng chủng loại trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Song song với đó, công ty vẫn tập trung chủ yếu vào mặt hàng chủ lực là áo Jacket để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc tìm kiếm các thị trường mới, khách hàng mới.

2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu


Qua phân tích kim nghạch xuất khẩu theo thị trường ở mục 2.2.2.1 ta thấy được EU là thị trường lớn nhất của công ty. Tiếp theo sau đó là thị trường Mỹ. Điểm chung của hai thị trường này là:

- Đòi hỏi sự khắt khe trên từng sản phẩm;

- Không chấp nhận sản phẩm lỗi, đơn hàng thường lớn;

- Thị hiếu người tiêu dùng hết sức đa dạng.;


- Vị trí địa lý tương đối xa so với Việt Nam nên chi phí vận chuyển hàng hóa lớn, dẫn đến giá thành sản phẩm nếu xuất khẩu vào hai thị trường này bị đội lên khá nhiều.

Tuy vậy, một số trở ngại mà công ty gặp phải đó là đảm bảo đúng ngày giao hàng, đúng số lượng, đúng chủng loại và quy định về quy cách phẩm chất.

Hầu hết các sản phẩm của công ty được sản xuất theo phương thức gia công, ký kết các hợp đồng theo điều kiện FOB. Tùy theo từng thị trường mà các hợp đồng sẽ được áp dụng những điều kiện khác nhau.

Để tiếp cận được với nhiều khách hàng mới, công ty nên tăng cường thúc đẩy hoạt động tìm kiếm đối tác khách hàng để có nhiều đơn đặt hàng cho công ty nhiều hơn nữa. Công ty nên thường xuyên tham gia các Hội chợ, triển lãm dệt may quốc tế (Texword USA-Mỹ, Frankfurt Textile-Đức, Texword Paris- Pháp) cũng như trong nước (Saigon Tex) và các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường EU và Mỹ, công ty cần đẩy mạnh phát triển thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada.

2.2.2.3. Phương thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty


Hiện nay, Công ty Cổ phần May Trường Giang tiến hành xuất khẩu theo phương

thức gia công là chủ yếu.


Phương thức gia công: theo phương thức này công ty sẽ ký kết hợp với các đối tác tại thị trường Mỹ và EU và không phải chia sẻ lợi nhuận cho bên thứ ba. Đối tượng khách hàng là những đối tác lâu năm, là những khách hàng lớn đáng tin cậy của công ty. Công ty đặt gia công họ sẽ cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, tài liệu, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. TGC chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Sau khi hoàn thành xong bộ phận KCS của công ty sẽ giám định chất lượng, hàng đạt yêu cầu mới được đóng gói, vận chuyển hàng ra cảng xuất. Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công, chi phí bao bì), đồng thời công ty bị phụ thuộc


vào đối tác, nhưng nó giúp công ty không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động.

2.2.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh


Bảng 2. 8 Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020


ĐVT: Nghìn đồng



Chỉ tiêu


2018


2019


2020

2019/2018

2020/2019

+/-

%

+/-

%

Tổng doanh thu (Nghìn đồng)

64.385.506

63.824.103

57.697.725

-561.403

-0,87

-6.126.378

-9,60

Tổng chi phí (Nghìn đồng)

61.281.290

60.647.284

55.660.200

-634.007

-1,03

-4.987.084

-8,22

LNST (Nghìn đồng)

2.381.839

2.512.236

1.675.722

130.396

5,47

-836.514

-33,30

VCSH (Nghìn đồng)

22.903.539

23.250.196

22.268.940

346.658

1,51

-981.256

-4,22

Tổng tài sản (Nghìn đồng)

31.960.835

32.934.908

31.650.051

974.073

3,05

-1.284.857

-3,90

Tỷ suất LN/DT (%)

3,70

3,94

2,90

0,24

6,40

-1,03

-26,22

Tỷ suất LN/CP (%)

3,89

4,14

3,01

0,26

6,58

-1,13

-27,32

Tỷ suất LN/VCSH (%)

10,40

10,81

7,52

0,41

3,90

-3,28

-30,36

Tỷ suất LN/ tổng TS (%)

7,45

7,63

5,29

0,18

2,36

-2,33

-30,59

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính và tính toán của sinh viên thực hiện)



Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu


Dựa vào bảng 2.9, ta thấy tỷ suất LN/DT có sự thay đổi qua 3 năm. Năm 2018, tỷ suất LN/DT là 3,70%, nếu 100 đồng doanh thu xuất khẩu có thể tạo ra 3,7 đồng lợi nhuận. Năm 2019 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đạt cao nhất trong 3 năm hoạt động, 100 đồng doanh thu có thể thu được 3,94 đồng lợi nhuận tăng 0,24 đồng LN so với năm 2018 tương ứng tăng 6,40%. Đến năm 2020, tỷ suất LN/DT giảm còn 2,90%, 100 đồng doanh thu chỉ thu về 2,90 đồng lợi nhuận. Qua 3 năm, tỷ suất LN/DT có sự biến động lên xuống khá cụ thể. Công ty nên có những cách khắc phục cụ thể nhằm nâng cao chỉ tiêu này lên, giữ cho nó tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới.

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí


Qua bảng 2.9, ta thấy tỷ suất LN/CP của công ty biến động phức tạp qua 3 năm. Năm 2018 nếu 100 đồng chi phí có thể tạo ra 3,89 đồng lợi nhuận. Đến năm 2019 tỷ suất sinh lợi trên chi phí đạt đỉnh cao nhất trong 3 năm hoạt động, 100 đồng chi phí thu về 4,14 đồng lợi nhuận, tăng lên 0,26 đồng LN tương ứng tăng 6,58% so với năm 2018. Nhưng qua năm 2020, 100 đồng chi phí chỉ thu về 3,01 đồng lợi nhuận. Có thể nói việc kiểm soát chi phí của công ty trong năm 2020 không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động kinh doanh còn quá lớn, công ty quản lý nguồn chi phí chưa đạt được hiệu quả cao làm giảm phần lợi nhuận. Chính vì vậy công ty cần có các chính sách để khắc phục tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận về cho công ty trong thời gian tới.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu


Chỉ số này là thước đo tốt về khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ở công ty và là mối quan tâm của các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư quan trọng.

Qua bảng số liệu 2.9, ta thấy tỷ suất LN/VCSH tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2018, tỷ suất LN/VCSH là 10,40% nghĩa là với 100 đồng VCSH được đầu tư sẽ mang lại 10,40 đồng LN. Năm 2019, con số này tăng 0,41 đồng LN tương ứng tăng 3,90% so với năm 2018, cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sỡ hữu thu về 10,81 đồng. Đến năm 2020, tỷ suất LN/VCSH giảm xuống 3,28 đồng giảm tương ứng 30,36% so với năm 2019. Qua

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022