Nguồn Tài Liệu, Phân Loại Và Yêu Cầu Của Công Tác Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

hóa. Thời gian luân chuyển của tài sản cố định được đo bằng thời gian sử dụng tài sản cố định.

Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và đầu tư tài chính dài hạn.

2.3.2. Nguồn vốn

Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn góp của các cổ đông, lợi nhuận giữ lại. Nợ gồm có nợ ngắn hạn và dài hạn. Việc phân tích nguồn vốn huy động giúp nhà phân tích biết được nguồn tài trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp là từ nội bộ hay từ bên ngoài.

2.3.3. Phân tích các chỉ số tài chính

Khả năng luân chuyển vốn kinh doanh

Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh phản ánh thời gian vốn kinh doanh đưa vào hoạt động kinh được thể hiện bằng 2 chỉ tiêu: số vòng luân chuyển và số ngày luân chuyển. Trong phạm vi đề tài này, các chỉ tiêu trên áp dụng để tính tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển phải thu và tốc độ luân chuyển vốn cố định.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:

Hàng tồn kho là một bộ phần tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm…

Vòng quay hàng tồn kho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

=

Giá vốn hàng bán

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 3

Tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hàng tồn kho được quay vòng nhanh và lượng hàng tồn kho là ít. Khi phân tích cần so sánh với chỉ tiêu

của ngành hoặc các doanh nghiệp trong ngành. Nếu chỉ tiêu quá cao, có thể do công ty không trữ đủ hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, cũng có thể là một dấu hiệu chứng tỏ hàng tồn kho nhiều và trong tương lai doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản giảm.

Thời gian tồn kho bình quân

=

360

Vòng quay tồn kho

Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Tương tự như vòng quay hàng tồn kho, khi phân tích chỉ tiêu này cũng cần so sánh với các doanh nghiệp trong ngành có quy mô tương đương. Chỉ tiêu này cao quá hoặc thấp quá đều không tốt.

Tốc độ luân chuyển phải thu:

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Vòng quay phải thu

=

Doanh thu thuần

Nợ phải thu bình quân

Số vòng quay phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi giữa các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp trong một kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ chuyển đổi phải thu sang tiền của doanh nghiệp là nhanh. Khi phân tích hai chỉ tiêu này cần so sánh với chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Nếu chỉ tiêu này quá thấp, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng nhiều ở phải thu, doanh nghiệp không thu được tiền về từ việc tiêu thụ sản phẩm và trong tương lai có thể doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản giảm do phải thu bị coi là nợ khó đòi. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì doanh nghiệp có thể bỏ lỡ việc tăng doanh thu khi sử dụng

chính sách tín dụng thắt chặt, không cung cấp tín dụng bán hàng cho khách hàng.

Thời gian thu hồi phải thu

=

360

Vòng quay phải thu

Thời gian thu hồi phải thu cho biết số ngày mà doanh nghiệp thu được tiền về từ khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền của doanh nghiệp là nhanh. Khi phân tích chỉ tiêu này cũng so sánh với chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành.

Tốc độ luân chuyển vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của công ty. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Để đánh giá về tình hình luân chuyển vốn cố định, ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

Vòng quay vốn cố định

=

Doanh thu

TSCĐ bình quân

Vòng quay vốn cố định cho biết một đồng chi cho tài sản cố định thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là cao. Tốc độ này càng cao thì doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh.

Khả năng thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được

khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Tỷ trọng phải thu

=

Giá trị phải thu

Tài sản lưu động

Tỷ trọng phải thu cho biết khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trong tổng tài sản lưu động.

Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không.

Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn. Vốn luân chuyển càng lớn càng phản ánh khả năng chi trả cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả.

Vốn luân chuyển = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Ba chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của một doanh nghiệp là hệ số thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền mặt.

Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn phải trả. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Nếu giá trị của hệ số lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trả nợ mà không cần tới khoản vay mượn thêm. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt.

Hệ số thanh toán hiện hành

=

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc phải thu để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.


Hệ số thanh toán nhanh

=

Tài sản lưu đông – Tồn kho

Nợ ngắn hạn

Cuối cùng, chỉ tiêu khắt khe nhất để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là hệ số thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán bằng tiền

=

Tài sản lưu động – Tồn kho – Phải thu

Nợ ngắn hạn

Khả năng sinh lời

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp cho biết một đồng doanh thu tạo ra thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

=

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết cứ mỗi một đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận đem về cho doanh nghiệp. Tỷ suất cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA)

=

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Ngoài các chỉ tiêu trên, các nhà phân tích thường dùng công thức Dupont để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Phân tích lợi nhuận theo công thức Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

ROE = Tỷ suất lợi nhuận x Hệ số quay vòng vốn x Đòn cân nợ Trong đó:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu‌

=

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu


Đòn cân nợ

=

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu


Hệ số quay vòng vốn

=

Doanh thu

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu ROE cho biết cứ mỗi một đồng vốn đầu tư chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả.

III. NGUỒN TÀI LIỆU, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Nguồn tài liệu

Khi thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thu thập những tài liệu như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ,

Các bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động…

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý doanh nghiệp. Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán. Một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống.

Bên tài sản

Tài sản lưu động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các khoản phải thu, dự trữ); tài sản cố định hữu hình và vô hình.

Bên nguồn vốn

Nợ ngắn hạn (nợ phải trả cho nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác); nợ dài hạn (nợ vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu); vốn chủ sở hữu (thường bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu mới, thặng dư vốn).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và

chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: Lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó.

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính có các tác dụng chủ yếu sau :

- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại, từng nhóm; tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp v.v...

Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các qui định, thế lệ, chế độ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đăng ký áp dụng cũng như những kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp.

Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính - gồm các bộ phận cấu thành sau đây :

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.

Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022