Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Công Ty


cửa hàng vắng khách. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các đơn vị đổi mới phương

thức kinh doanh, tự giải cứu chính mình bằng các tiện ích của công nghệ 4.0


Hầu hết mọi thứ được kết nối với web nơi mọi dữ liệu tức thời về sở thích của chúng ta về thời trang, máy tính, thể thao,... dữ liệu thị trường có thể được sử dụng để phân tích và điều chỉnh chiến lược tổ chức để đạt được chuyển đổi và doanh số cao hơn.

Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra có diễn biến phức tạp, người dân đang chuyển dịch mua sắm từ các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,… sang mua sắm trực tuyến. So với dữ liệu vào cuối tháng 10/2019 chi phí click tăng lên đáng kể giữa các ngành nghề trên Google search, Google Display Network hay Quảng cáo Youtube.

Hầu như toàn bộ thị trường Việt Nam đều đang phải chịu những tác động tiêu cực. “Chi tiêu cho các ngành thực phẩm đóng gói, giáo dục, chăm sóc cá nhân và chăm sóc sức khỏe giảm nhẹ từ 4% đến 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trái lại, việc mua sắm trực tuyến và giao hàng tại nhà lại cho thấy mức tăng ấn tượng với lần lượt 20% và 12%” . Để bắt kịp xu hướng này, rất nhiều dịch vụ mới đã được thử nghiệm và đưa vào hoạt động nhanh chóng hơn bao giờ hết để đáp ứng cho nhu cầu của người dùng dưới áp lực của bệnh dịch. Dịch COVID-19 đã gây ra vô vàn khó khăn nhưng cũng là động lực để một số doanh nghiệp phát triển và nổ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trong thời gian lệnh cách ly xã hội được ban hành, nhu cầu kết nối, làm việc và học tập online đã khiến lượt tải của ứng dụng giao tiếp qua video gia tăng đáng kể. Trong khi đó, mạng xã hội tiếp tục được ưa chuộng do người người tiêu dùng dần dành nhiều thời gian lên mạng hơn trước đây, đặc biệt là đối với các nền tảng mạnh về định dạng video như TikTok, Youtube, Facebook. Mạng xã hội là công cụ giúp người dân cập nhật thông tin một cách nhanh chóng nhất, mỗi bài đăng Facebook về thông tin dịch covid-19 có thể nhận được hàng ngàn lượt quan tâm theo dõi. Khi người dân hạn chế ra đường, tụ tập tại các nơi đông người, nên thời gian bỏ ra dành cho các thiết bị internet nhiều hơn, chính là thời cơ để các nhãn hàng truyền tải thông điệp của mình và tăng độ phủ thương hiệu. Người dân rất quan tâm tới dịch COVID-19, và kênh cập nhật thông tin nhanh


nhất chính là Internet, ngay cả trang thông tin chính thức của nhà nước về COVID- 19 cũng thông báo trên mạng hàng giờ hàng ngày (thay vì các chương trình thời sự trên TV có khung giờ nhất định). Lượng user hoạt động tăng lên, biến internet trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà khai thác quảng cáo. Một số brand bắt đầu chạy quảng cáo với những thông điệp bắt trend mùa dịch và điều đặc biệt là số đơn chốt của họ vẫn thu về như thường. Bên cạnh đó, influencer marketing cũng được nhắc đến là hình thức quảng cáo online mà các nhãn hàng không thể bỏ lỡ. Vì thời gian lướt internet của khách hàng nhiều hơn, các nhãn hàng tập trung đánh mạnh trên mạng xã hội. Ở Việt Nam dịch Covid-19, mặc dù đã được kiểm soát và bước vào giai đoạn hậu Covid-19, hầu như các công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của Digital marketing và bắt đầu thúc đẩy phát triển các hoạt động digital marketing hiệu quả. Việc tuyển nhân sự mảng digital marketing cũng cho thấy thương mại điện tử đang có ưu thế lớn trong tình hình hiện nay.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Hình 2.3: Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các công ty


(Nguồn: Q&Me)


Tiếp nối một thông điệp mùa dịch chính là sự đầu tư vào kênh đang chiếm sóng trong thời gian nhiều nhất hiện nay là digital. Thời gian dịch bùng phát tại Việt Nam và trong thời gian giãn cách xã hội. Nhằm thực hiện lời kêu gọi của chính phủ mọi người hạn chế ra ngoài, dành nhiều thời gian ở nhà hơn để online, đây là


lúc digital marketing phát huy sức mạnh của mình. Một số công cụ Digital marketing đang rất phát triển và mang lại hiệu quả như: Social Media, Online Banner, SEM - quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, SEO và content marketing.

Các dịch vụ Digital mới ra đời để đối phó với dịch bệnh một cách dài hơi. Trong kỷ nguyên Digital Marketing lên ngôi, những công cụ kỹ thuật số từ đó có vị thế cao chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong công tác truyền thông của nhiều thương hiệu, đặc biệt là công cụ Social Media. Trong thời điểm này, mạng xã hội được coi là các kênh truyền thông hiệu quả tới công chúng, khi ngày càng nhiều người dùng tiếp nhận.

2.2.2 Khái quát về mạng xã hội Facebook


Facebook là một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho người khác cũng như người dùng có thể cập nhật hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Thêm một đặc tính nổi bật của Facebook chính là người dùng có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc điểm trên khiến Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.

Năm 2020, Có 65,00 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Số người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam tăng bởi 5,7 triệu (+ 9,6%) giữa tháng 4 năm 2019 và tháng Giêng năm 2020. Tỷ lệ thâm nhập mạng xã hội ở Việt Nam đạt 67% vào tháng 1 năm 2020. Dự đoán đến năm 2022, ở Việt Nam sẽ có khoảng 40,55 triệu người dùng Facebook. Số lượng tài khoản mạng xã hội đang kích hoạt ở Việt Nam là 65 triệu, tương đương tỷ lệ thâm nhập là 67%. Việt Nam hiện đang xếp thứ 7 trong số các quốc gia có lượng người dùng lớn nhất. Tính chung về mảng mạng xã hội, Việt Nam có khoảng 40% người dùng, phân bổ chủ yếu là ở giới trẻ và ngày càng đa dạng về đối tượng và lượng người sử dụng. Vào tháng 1/2020 Việt Nam có 79% cư dân sử dụng Facebook (Theo báo cáo của Social Media Stats).


Có thể nói, mạng xã hội Facebook ra đời là một trong những bước tiến của các phương tiện truyền thông mới, bởi thực sự nó đã mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu, mục đích vô cùng đa dạng của mỗi cá nhân: từ công việc, học tập, kinh doanh và đặc biệt là khả năng mở rộng và thiết lập các mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn về không gian và thời gian với chi phí rẻ nhất. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng trở thành một kênh giải trí hoàn hảo khi trở thành nơi lý tưởng để giới trẻ giải tỏa áp lực trước những vấn đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Trước hàng loạt tiện ích, mạng xã hội dường như đang trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của thanh thiếu niên.


Hình 2 4 Báo cáo thống kê sử dụng internet của Việt Nam tháng 1 2020 Nguồn We are 1


Hình 2.4: Báo cáo thống kê sử dụng internet của Việt Nam tháng 1/2020


(Nguồn We are social)


Mặc dù sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến bộ phận này đang được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau, song dù thế nào cũng cần thừa nhận những bước tiến khả quan của các trang mạng xã hội ở Việt Nam với số lượng người sử dụng có thể tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Với hàng triệu lượt truy cập trong ngày, mạng xã hội ở Việt Nam có thế mạnh trong truyền dẫn thông tin. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước lập các trang


riêng trên các mạng xã hội để cung cấp thông tin, tương tác với cộng đồng sử dụng. Do khả năng phán tán thông tin nhanh và khó kiểm soát, mạng xã hội cũng là nổi e ngại với các nhà quản lý doanh nghiệp. Do đa số người dùng Internet ở Việt Nam thuộc giới trẻ, nên nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để thực hiện truyền thông, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu. Các công ty Việt Nam hiện nay cũng thường xuyên sử dụng MXH để giao tiếp, liên lạc với khách hàng, sử dụng MXH để tạo event thu hút cộng đồng tham gia.

2.2.3 Thực trạng marketing truyền thông xã hội qua mạng xã hội Facebook


Với lượng người dùng ở mọi lứa tuổi, mọi thế hệ, Facebook được coi là mạng xã hội “quốc dân”. Điều này đã khiến Facebook luôn nắm giữ vị trí là kênh quảng cáo phổ biến nhất Việt Nam với hơn 53% số người được khảo sát cho biết họ thường truy cập vào quảng cáo thông qua nền tảng này. Trong khi đó, Gen Z lại “làm chủ” Instagram và Tiktok khi chiếm lần lượt 66% và 25% lượng người dùng tham gia khảo sát. Chiếm tới 1/7 dân số Việt, Gen Z gắn liền và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền tảng Digital, chính vì vậy các xu hướng quảng cáo trực tuyến, như Influencer Marketing và Video Content đều được tạo ra và dẫn dắt bởi thế hệ này.



Hình 2.5: Số người sử dụng các mạng xã hội theo thế hệ


(Nguồn: Grow Steak)


Nắm được xu hướng đó đã có vài thương hiệu tại Việt Nam mạnh lên nhanh chóng nhờ đến truyền thông qua MXH. Tuy nhiên, đó chỉ là các trường hợp tính đến các doanh nghiệp lớn như CocaCola, Converse,…đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá e dè với hình thức truyền thông này.

Facebook vẫn là kênh người tiêu dùng click vào quảng cáo nhiều nhất với 53% số người được khảo sát cho biết họ thường click vào mẫu quảng cáo trên mạng xã hội. Tiếp đến là các quảng cáo trên Youtube (42%) và Mobile App (20%).

Quảng cáo qua mạng xã hội cho thấy sự hiệu quả của mình vời hơn 64% người dùng click vào quảng cáo Facebook trong 7 ngày. Số người quyết định mua hàng sau khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cũng lên tới 51%.


Hình 2.6: Các kênh quảng cáo phổ biến nhất

(Nguồn: Brands Việt Nam)


Mạng xã hội không phải là công cụ bán hàng mà là công cụ xây dựng thương hiệu. Lợi nhuận mà MXH mang lại cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động truyền thông trên kênh này lâu dài và bền vững. Truyền thông số không phải


là một xu hướng nhất thời nhưng tất nhiên nó vẫn sẽ có sự thay đổi qua từng thời điểm. Vì vậy muốn truyền thông qua mạng xã hội có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải theo kịp xu hướng mới nhằm hoạch định chiến lược truyền thông dài hơi. Truyền thông qua MXH Facebook là một thời cơ cũng như một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp bứt phá, vượt ra khỏi dự ảnh hưởng của tác động khủng hoảng Covid- 19, thực hiện kinh doanh trực tuyến thành công.

2.3 Thực trạng hoạt động marketing truyền thông xã hội qua Facebook của Hệ thống truyền thông online HueS

2.3.1 Tổng quan về hoạt động marketing truyền thông xã hội của HueS

Nắm bắt xu hướng của thị trường và sự phát triển vượt trội của Internet và mạng xã hội, HueS đã đẩy mạnh truyền thông xã hội ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Tính đến nay, gần 10 năm hoạt động HueS đã xây dựng cho mình một hệ thống các kênh đa dạng, bao gồm: 10 Fanpage, 2 website. Trong đó nổi trội là hoạt động Fanpage, khách hàng, đối tác phần lớn biết đến HueS qua Fanpage Facebook. Đem đến cho HueS một lượng khách hàng ở mức ổn định. Điều này khẳng định được lợi ích mà truyền thông mạng xã hội đã mang lại cho HueS.

Hiện tại, việc truyền thông marketing của Hệ thống truyền thông online HueS diễn ra trên 2 công cụ chính là website và Fanpage Facebook.

2.3.1.1 Hoạt động của website


Trang chủ website thường là một trong hệ thống các trang web liên kết với nhau, có thể điều hướng qua nhau: từ Giới thiệu, Sản phẩm, Liên hệ, Fanpage,…là một thành tố quan trọng để chuyển đổi khách truy cập (visitors) thành nhân mối (leads).

Trang chủ của HueS là http://hues.vn/ có nhiệm vụ giới thiệu về công ty và các sản phẩm, dịch vụ của công ty đang cung cấp, bên cạnh đó giới thiệu tổng quan về các lĩnh vực mà HueS đang hoạt động và giới thiệu một số đối tác đã hợp tác với HueS.



Hình 2.7: Website HueS – Huế trong tầm tay


(Nguồn: Website HueS - http://hues.vn/)


Sau một thời gian hoạt động, HueS đã xây dựng thêm website http://tintuc.hues.vn/ để đưa vào hoạt động. Chuyên cung cấp nhanh chóng và tiện lợi toàn bộ các tin tức diễn ra trong ngày tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, chuyên trang cũng giới thiệu những giá trị văn hóa, con người, phong cảnh Huế ra cộng đồng trong và ngoài nước với mong muốn góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp của con người và thiên nhiên xứ Huế.



Hình 2.8: Website Tin tức Huế - Hệ thống truyền thông online HueS


(Nguồn: Website Tin tức Huế - http://tintuc.hues.vn/)

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí